Giải bài tập SGK Tin học 10 Bài tập và thực hành 1: Làm quen với thông tin và mã hóa thông tin
Mời các em học sinh cùng tham khảo nội dung giải bài tập SGK Tin học 10 trang 17 được eLib biên soạn và tổng hợp dưới đây sẽ giúp các em ôn tập và củng cố kiến thức về thông tin và dữ liệu. Chúc các em học tập thật tốt!
Mục lục nội dung
1. Giải bài 1 trang 17 SGK Tin học 10
Hãy nêu một vài ví dụ về thông tin. Với mỗi thông tin đó hãy cho biết dạng của nó.
Phương pháp giải
Dựa vào hiểu biết của bản thân và nội dung ở mục 1 trang 7 SGK Tin học 10 để phân tích và đưa ra câu trả lời phù hợp.
Hướng dẫn giải
- 2.4, 34.342, 324, 3234.43234 là thông tin dạng số.
- Là thông tin dạng phi số, hay cụ thể là hình ảnh.
2. Giải bài 2 trang 17 SGK Tin học 10
Hãy phân biệt bộ mã ASCII và bộ mã Unicode.
Phương pháp giải
Từ hiểu biết của bản thân và nội dung ở mục 4 trang 10 SGK Tin học 10 để phân tích và đưa ra câu trả lời.
Hướng dẫn giải
- Bộ mã ASCII (mã chuẩn của MT dùng để trao đổi thông tin) sử dụng 8 bit để mã hoá kí tự. Nó chỉ mã hoá được 256 kí tự (từ 0 đến 255) gọi là mà ASCII thập phân của kí tự
- Còn bộ mã Unicode sử dụng 16 bit để mã hoá, nó có thể mã hoá được 65536 kí tự khác nhau, cho phép thể hiện trong máy tính văn bản của hầu hết các ngôn ngữ trên thế giới bằng một bộ mã này.
3. Giải bài 3 trang 17 SGK Tin học 10
Hệ đếm cơ số 16 sử dụng các ký hiệu nào?
Phương pháp giải
Dựa nội dung được trình bày ở mục 5 trang 11,12 SGK Tin học 10 để phân tích và trả lời.
Hướng dẫn giải
Hệ đếm cơ số 16 sử dụng các kí hiệu: các chữ số 0, 1,2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, A, B, C, D, E, F trong đó A, B, C, D, E, F có giá trị tương ứng là 10, 11, 12, 13, 14, 15 trong hệ thập phân.
4. Giải bài 4 trang 17 SGK Tin học 10
Hãy nêu cách biểu diễn số nguyên, số thực trong máy tính.
Phương pháp giải
Dựa vào các kiến thức đã được học và nội dung được trình bày ở mục 5 trang 11, 12 SGK Tin học 10 để trả lời.
Hướng dẫn giải
- Biểu diễn số nguyên
- Biểu diễn số thực: Một byte biểu diễn được số nguyên trong phạm vi -127 đến 127.
Dùng dấu chấm (.) để ngăn cách giữa phần nguyên và phần phân. Mọi số thực đều có thể biểu diễn dưới dạng ±M x10±K (dạng dấu phẩy động).
Ví dụ, số nguvên 1105 = 0.1105x104
5. Giải bài 5 trang 17 SGK Tin học 10
Phát biểu “Ngôn ngữ máy tính là ngôn ngữ nhị phân (chỉ dùng hai kí hiệu là 0 và 1)” là đúng hay sai? Hãy giải thích.
Phương pháp giải
Từ hiểu biết của bản thân và nội dung bài 2 SGK Tin học 10 để phân tích và đưa ra lý giải phù hợp.
Hướng dẫn giải
- Ngôn ngữ máy tính là ngôn ngữ nhị phân là đúng. Bởi vì:
- Ta nhập vào máy những thông tin mã hoá từ hệ nhị phân
- Nhị phân chỉ có 2 chữ số dư là 1 và 0 nên rất dễ để nhớ và biến đổi
- Vì máy tính được biểu diễn dưới dạng tụ điện ở hai trạng thái tụ điện (1) và không tích điện (0)
Tham khảo thêm
- doc Giải bài tập SGK Tin học 10 Bài 1: Tin học là một ngành khoa học
- doc Giải bài tập SGK Tin học 10 Bài 3: Giới thiệu về máy tính
- doc Giải bài tập SGK Tin học 10 Bài 4: Bài toán và thuật toán
- doc Giải bài tập SGK Tin học 10 Bài 5: Ngôn ngữ lập trình
- doc Giải bài tập SGK Tin học 10 Bài 6: Giải bài toán trên máy tính
- doc Giải bài tập SGK Tin học 10 Bài 7: Phần mềm máy tính
- doc Giải bài tập SGK Tin học 10 Bài 8: Những ứng dụng của tin học
- doc Giải bài tập SGK Tin học 10 Bài 9: Tin học và xã hội