Giải bài tập SBT Lịch Sử 9 Bài 19: Phong trào cách mạng trong những năm 1930 - 1935
Dựa theo nội dung SBT Lịch Sử 9 eLib xin giới thiệu đến các em học sinh nội dung bài giải Phong trào cách mạng trong những năm 1930 - 1935. Bài này sẽ giúp các em nắm vững được lý thuyết cũng như cách giải các bài tập đầy đủ, chi tiết và rõ ràng. Hy vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích với các em học sinh.
Mục lục nội dung
1. Giải bài 1 trang 67 SBT Lịch sử 9
Hãy khoanh tròn vào chữ in hoa trước ý trả lời đúng
1. Nền kinh tế ở Việt Nam chịu ảnh hưởng như thế nào bởi tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 ?
A. Nông nghiệp có điều kiện phát triển vì bị tư sản Pháp lập nhiều đồn điền để trồng chè, cà phê, cao su …
B. Công nghiệp phát triển mạnh vì chính sách tập trung vốn đầu tư của chính quyền thực dân
C. Tất cả các ngành kinh tế đều có bước phát triển
D. Nông nghiệp và công nghiệp đều bị suy sụp, xuất nhập khẩu đình đốn, hàng hoá khan hiếm, giá cả đắt đỏ.
2. Mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam những năm khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 là
A. Mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và giữa nông dân với địa chủ phong kiến
B. Mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và tầng lớp tư sản mại bản
C. Mâu thuẫn nông dân với địa chủ phong kiến và giữa công nhân với tư bản
D. Mâu thuẫn giữa công nhân với thực dân pháp tay sai.
3. Nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến sự bùng nổ phong trào cách mạng 1930-1931 là
A. Đời sống nhân dân cực khổ, mâu thuẫn xã hội gay gắt
B. Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời và lãnh đạo đấu tranh
C. Thực dân Pháp tăng cường chính sách đàn áp khủng bố
D. Chủ nghĩa Mác- Lê nin được truyền bá rộng rãi.
4. Cuộc đấu tranh ngày Quốc Tế Lao Động 1-5-1930 là bước ngoặt của phong trào đấu tranh giai đoạn 1930- 1931 vì
A. diễn ra mạnh mẽ trên phạm vi cả nước, đây là lần đầu tiên giai cấp công nhân, nhân dân lao động biểu dương lực lượng của mình và thể hiện tình thần quốc tế vô sản
B. quần chúng đấu tranh vũ trang lật đổ chính quyền thực dân phong kiến.
C. diễn ra mạnh mẽ ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia
D. diễn ra ở các thành phố lớn, quần chúng đã lật đổ được chính quyền thực dân, phong kiến
5. Đỉnh cao của phong trào Cách Mạng 1930-1931 là
A. tháng 2- 1930, từ phong trào đấu tranh của quần chúng, cờ đỏ búa liềm được treo ở một số đường phố tại Hà Nội.
B. cuộc đấu tranh nhân ngày Quốc tế lao động 1-5-1930 diễn ra trên phạm vi cả nước, thể hiện rõ tinh thần quốc tế vô sản.
C. cuộc đấu tranh của công nhân Vinh - Bến Thủy hưởng ứng ngày Quốc tế chống chiến tranh 1-8-1930.
D. cuộc đấu tranh của nhân dân Nghệ Tĩnh trong tháng 9 năm 1930 dẫn đến sự ra đời của các Xô viết.
6. Nơi diễn ra các cuộc đấu tranh quyết liệt nhất trong phong trào cách mạng 1930-1931 là
A. Các thành phố, đô thị lớn
B. Các khu công nghiệp và đồn điền
C. Nghệ - Tĩnh
D. Hà Nội
Phương pháp giải
Xem lại mục 2. Phong trào cách mạng 1930-1931 với đỉnh cao Xô viết Nghệ Tĩnh được trình bày ở bài 19 SGK Lịch Sử 9 để phân tích và giải thích.
Gợi ý trả lời
1.D 2.A 3.C
4.A 5.D 6.C
2. Giải bài 2 trang 68 SBT Lịch sử 9
Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc chữ S (sai) vào ô ☐ trước câu trả lời sau
1. ☐ Cuộc đại khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) tác động mạnh mẽ đến Việt Nam, làm cho công nhân bị rơi vào tình trạng thất nghiệp, nông dân bị bần cùng hóa và rơi vào tình trạng phá sản hàng loạt.
2. ☐ Do chính sách đàn áp, khủng bố khốc liệt của thực dân Pháp, phong trào cách mạng 1930-1931 đã diễn ra mạnh mẽ trên phạm vi cả nước.
3. ☐ Trong phong trào cách mạng 1930-1931, Hà Nội, Hải Phòng và Sài Gòn Chợ Lớn là phong trào phát triển mạnh mẽ nhất.
4. ☐ Trong phong trào cách mạng 1930-1931, cờ đỏ búa liềm của Đảng Cộng sản Việt Nam đã xuất hiện trên các đường phố Hà Nội và một số địa phương khác.
5. ☐ Sau khi bộ máy chính quyền của thực dân phong kiến và tay sai tê liệt, tan rã, chính quyền thực dân theo hình thức Xô viết được thành lập một số huyện thuộc hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.
Phương pháp giải
Từ các kiến thức đã học và nội dung mục 2. Phong trào cách mạng 1930-1931 với đỉnh cao Xô viết Nghệ Tĩnh trình bày ở bài 19 SGK Lịch Sử 9 để phân tích và giải thích.
Gợi ý trả lời
* Câu đúng là:
1. ☒ Cuộc đại khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) tác động mạnh mẽ đến Việt Nam, làm cho công nhân bị rơi vào tình trạng thất nghiệp, nông dân bị bần cùng hóa và rơi vào tình trạng phá sản hàng loạt.
2. ☒ Do chính sách đàn áp, khủng bố khốc liệt của thực dân Pháp, phong trào cách mạng 1930-1931 đã diễn ra mạnh mẽ trên phạm vi cả nước.
4. ☒ Trong phong trào cách mạng 1930-1931, cờ đỏ búa liềm của Đảng Cộng sản Việt Nam đã xuất hiện trên các đường phố Hà Nội và một số địa phương khác.
* Câu sai là:
3. ☒ trong phong trào cách mạng 1930-1931, Hà Nội, Hải Phòng và Sài Gòn Chợ Lớn là phong trào phát triển mạnh mẽ nhất.
5. ☒ Sau khi bộ máy chính quyền của thực dân phong kiến và tay sai tê liệt, tan rã, chính quyền thực dân theo hình thức Xô viết được thành lập một số huyện thuộc hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.
3. Giải bài 3 trang 68 SBT Lịch sử 9
Hãy hoàn thành bảng về cuộc sống của các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933.
Phương pháp giải
Xem lại mục 1. Việt Nam trong thời kì khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) trình bày ở bài 19 SGK Lịch Sử 9 để phân tích và giải thích.
Gợi ý trả lời
- Công nhân: Đời sống của các tầng lớp nhân dân vô cùng cực khổ, công nghiệp bị suy sụp, xuất nhập khẩu bị đình đốn, hàng hóa khan hiếm, công nhân không có việc làm, người thất nghiệp ngày một đông, người đi làm thì tiền lương giảm.
- Nông dân: Đời sống của các tầng lớp nhân dân vô cùng cực khổ, nông dân bị bần cùng hoá, phải gánh chịu nhiều tác hại nhất. Nông dân tiếp tục bị bần cùng hóa và phá sản trên quy mô lớn, ruộng đất nhanh chóng bị thâu tóm vào tay địa chủ Pháp - Việt.
- Tư sản dân tộc: Một số đông tư sản dân tộc cũng lâm vào cảnh gieo neo, sập tiệm, buộc phải đóng cửa hiệu.
- Tiểu tư sản: Các tầng lớp tiểu tư sản thành thị bị điêu đứng; các nghề thủ công bị sa sút nặng nề, nhà buôn nhỏ phải đóng cửa; viên chức bị sa thải, học sinh ra trường không có việc làm.
4. Giải bài 4 trang 69 SBT Lịch sử 9
Hãy điền các mốc thời gian cho phù hợp với những nội dung lịch sử của phong trào cách mạng 1930-1931?
1....Cuộc bãi công của 3000 công nhân đồn điền cao su Phú Riềng.
2....Cuộc bãi công của 4000 công nhân nhà máy sợi Nam Định, của hơn 400 công nhân nhà máy diêm và nhà máy cưa Bến Thuỷ (Vinh), nhà máy xi măng Hải Phòng.
3....Lần đầu tiên, công nhân và các tâng lớp nhân dân Đông Dương tỏ rõ dấu hiệu đoàn kết với vô sản thế giới và biểu dương lực lượng của mình.
4....Phong trào Công- Nồng phát triển đến đỉnh cao
5....Cuộc biểu tình khổng lồ của nông dân huyện Hưng Nguyên (Nghệ An)
Phương pháp giải
Dựa vào nội dung mục 2. Phong trào cách mạng 1930-1931 với đỉnh cao Xô viết Nghệ Tĩnh trình bày ở bài 19 SGK Lịch Sử 9 để phân tích và trả lời.
Gợi ý trả lời
1. Tháng 2/1930: Cuộc bãi công của 3000 công nhân đồn điền cao su Phú Riềng.
2. Tháng 4.1930: Cuộc bãi công của 4000 công nhân nhà máy sợi Nam Định, của hơn 400 công nhân nhà máy diêm và nhà máy cưa Bến Thuỷ (Vinh), nhà máy xi măng Hải Phòng.
3. Ngày 1-5-1930: Lần đầu tiên, công nhân và các tâng lớp nhân dân Đông Dương tỏ rõ dấu hiệu đoàn kết với vô sản thế giới và biểu dương lực lượng của mình.
4. Tháng 5/1930: Phong trào Công- Nồng phát triển đến đỉnh cao
5. Ngày 12 tháng 9 năm 1930: Cuộc biểu tình khổng lồ của nông dân huyện Hưng Nguyên (Nghệ An)
5. Giải bài 5 trang 69 SBT Lịch sử 9
Vai trò lãnh đạo của Đảng đã được thể hiện như thế nào qua phong trào cách mạng 1930 - 1931?
Phương pháp giải
Xem lại mục 2. Phong trào cách mạng 1930-1931 với đỉnh cao Xô viết Nghệ Tĩnh trình bày ở bài 19 SGK Lịch Sử 9 để phân tích và trả lời.
Gợi ý trả lời
Vai trò lãnh đạo của Đảng trong phong trào cách mạng 1930 - 1931:
- Từ sau cuộc khởi nghĩa Yên Bái của Việt Nam Quốc dân Đảng thất bại, thực dân Pháp ra sức đẩy mạnh khủng bố trắng càng làm cho dân thêm căm thù và quyết tâm đấu tranh giành quyền sống.
- Trong bối cảnh đó, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời ngày 3-2-1930, với Cương lĩnh đúng đắn đã biến sự căm thù của quần chúng thành hành động cách mạng, Đảng đã kịp thời nắm quyền lãnh đạo phong trào đấu tranh của quần chúng công - nông.
- Ngay sau khi thành lập, trên cơ sở Chính cương và Sách lược vắn tắt cũng như điều kiện cụ thể của cách mạng đầu năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam đã chủ trương phát động một số phong trào đấu tranh trong toàn quốc chống đế quốc và phong kiến. Trước mắt là đòi cải thiện đời sống nhân dân.
- Đảng đã nêu ra những vấn đề cơ bản đối với giai cấp nông dân "Đảng phải đoàn kết được đại đa số nông dân, phải dựa vững vào nông dân nghèo làm cách mạng thổ địa đánh đổ bọn đại địa chủ và phong kiến”; đồng thời Đảng nhấn mạnh “Nông dân là lực lượng to lớn của cách mạng’’, vì vậy phải tập hợp nông dân vào một tổ chức dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân, đấu tranh giành độc lập tự do và thực hiện cách mạng ruộng đất.
- Cao trào cách mạng 1930 - 1931, đỉnh cao là Xô viết - Nghệ Tĩnh. Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo và dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Nông hội, nông dân cả nước đã vùng lên đấu tranh cùng với công nhân giành thắng lợi từng bước.
6. Giải bài 6 trang 70 SBT Lịch sử 9
Tại sao nói: “Xô viết Nghệ - Tĩnh thật sự là chính quyền của dân, vì dân"?
Phương pháp giải
Xem lại 2. Phong trào cách mạng 1930 - 1931 với đỉnh cao Xô viết Nghệ - Tĩnh được trình bày ở bài 19 SGK Lịch Sử 9 để phân tích và giải thích.
Gợi ý trả lời
Nói: “Xô viết Nghệ - Tĩnh thật sự là chính quyền của dân, vì dân, vì:
- Tháng 9 - 1930, phong trào dâng cao ở một số nơi ở 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Hệ thống chính quyền thực dân, phong kiến bị tê liệt, tan rã ở nhiều thôn, xã. Nhiều cấp ủy Đảng ở thôn xã lãnh đạo nhân dân tự quản lý đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội ở địa phương, làm chức năng của chính quyền, gọi là Xô viết.
- Sau khi nắm chính quyền, Xô viết đã thực hiện quyền làm chủ, điều hành mọi mặt đời sống xã hội, đưa ra những chính sách tiến bộ trên các mặt:
+ Chính trị: Quần chúng tự do tham gia các đoàn thể cách mạng; Các đội tự vệ đỏ và tòa án nhân dân thành lập.
+ Kinh tế: Chia ruộng đất công cho dân cày nghèo; Bãi bỏ thuế thân, thuế chợ, thuế đò, thuế muối, xóa nợ cho người nghèo; Đắp đê, phòng lụt, sửa chữa cầu đường; Lập các tổ chức sản xuất để nông dân giúp đỡ nhau.
+ Văn hóa, xã hội: Xóa bỏ tệ nạn mê tín, dị đoan, rượu chè, cờ bạc, trộm cắp; Trật tự trị an giữ vững, tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau được xây dựng.
→ Những chính sách này đã mang lại quyền tự do, dân chủ cho nhân dân. Xô viết Nghệ - Tĩnh trở thành nhà nước của dân, do dân, vì dân đầu tiên của nước ta