Bài văn kể tóm tắt truyền thuyết Sự tích hồ Gươm
Bài văn mẫu dưới đây nhằm giúp các em hiểu hơn về Sự tích hồ Gươm từ đâu mà có. Đồng thời, bài văn mẫu này còn giúp các em biết cách viết một bài văn kể tóm tắt về một tác phẩm. Mời các em cùng tham khảo nhé!
Mục lục nội dung
1. Dàn ý kể tóm tắt truyện Sự tích hồ Gươm
a. Mở bài: Giới thiệu câu chuyện:
- Sau khi lên làm vua và trả gươm báu cho Long Quân qua Rùa Vàng, ta nhớ lại toàn bộ sự việc diễn ra kể từ khi giặc Minh xâm lược nước ta cho đến khi ta dấy binh khởi nghĩa ở đất Lam Sơn và chiến thắng quân Minh.
- Ta sẽ kể lại toàn bộ câu chuyện xảy ra cho các tướng sĩ nghe vì sao ta có thanh gươm báu và thanh gươm báu đã giúp ta đánh giặc như thê nào. Câu chuyện như sau...
b. Thân bài:
- Giặc Minh xâm lược nước ta:
+ Giặc Minh sang xâm lược nước ta. Chúng coi dân ta như cỏ rác, làm nhiều điều bạo ngược. Tội ác của chúng chồng chất không sao kế hết.
+ Lòng dân căm giận chúng đến tận xương tủy.
+ Ta sinh ra và lớn lên ở Thanh Hóa. Căm thù giặc quyết không đội trời chung, ta dấy binh khơi nghĩa tại đất Lam Sơn.
+ Trong buổi đầu khới nghĩa, thế lực còn non yếu nên nhiều lần nghĩa quân của ta bị thua. Ta đang tìm mọi kế sách để đánh giặc Minh.
- Diễn biến sự việc:
+ Trong đoàn quân khởi nghĩa của ta cổ một người tên là Lê Thận. Người lính này luôn hăng hái, gan dạ, không nề nguy hiểm.
+ Một hôm, ta cùng mấy người tùy tòng đến nhà Lê Thận. Trong xó nhà tối om bồng nhiên có một thanh sắt sáng rực lên. Ta liền cầm lên xem mới biết đổ là một lưỡi gươm chứ không phải thanh sắt. Trên lười gươm có hai chữ “Thuận Thiên”. Lúc đó, ta chưa biết đấy là một báu vật.
+ Ta hỏi Lê Thận vì sao có lưỡi gươm đó. Lê Thận kế cho ta và những tùy tòng của ta nghe vì sao mình có được lười gươm đó.
+ Một hôm, bị giặc đuổi, ta và các tướng rút lui mỗi người một ngả. Lúc đi qua một khu rừng, ta bỗng thấy có ánh sáng lạ trên ngọn cây đa. Ta trèo len mới biết đó là một cái chuôi gươm nạm ngọc. Nhớ tới lưỡi gươm ở nhà Lê Thận, ta liền lấy chuôi gươm giắt vào lưng.
+ Ba ngày sau, ta gặp lại mọi người trong đó có Lê Thận. Ta đem chuyện bắt dược chuôi gươm kế lại cho mọi người, trong đó có Lê Thận nghe. Mọi người nói chắc có điềm lành nên Lê Thận đã về lấy lưỡi gươm cho ta. Khi ta lấy lưỡi gươm tra vào chuôi thì vừa như in.
+ Lê Thận nâng thanh gươm lên và nói với ta: “Đây là Trời có ý phó thác cho minh công làm việc lớn. Chúng lôi nguyện đem xương thịt của mình theo minh công, cùng với thanh gươm thần này để báo đền Tổ quốc”.
- Kết quả:
+ Từ khi có thanh gươm báu, khí thế của nghĩa quân ngày một tăng.
+ Từ thế bị động, có lúc phái trốn tránh, bây giờ nghĩa quân chủ động tìm giặc đánh. Nghĩa quân không còn phải khổ cực nữa mà đã có những kho lương của giặc ta chiếm được.
+ Gươm thần mở đường cho nghĩa quân ta đánh tràn ra mãi. Cho đến lúc không còn một tên giặc nào trên đất nước ta.
+ Chiến thắng giặc Minh, ta lên làm vua.
c. Kết bài:
- Ta đổi tên hồ Tả Vọng thành Hồ Gươm.
- Cảm nghĩ của nhân vật (nếu có).
2. Bài văn kể tóm tắt truyền thuyết Sự tích hồ Gươm - Số 1
Vào thời giặc Minh đặt ách đô hộ ở nước Nam, chúng coi dân ta như cỏ rác, làm nhiều điều bạo ngược.
Nghĩa quân Lam Sơn nhiều lần chống giặc nhưng đều bị thua. Thấy vậy Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn Gươm thần để đánh giặc.
Lê Thận làm nghề đánh cá ở Thanh Hoá. Một đêm, Thận thả lưới trên bến vắng, ba lần kéo lưới lên đều thấy một thanh sắt, nhận ra đó là lưỡi gươm liền đem về cất ở xó nhà. Sau đó Lê Thận đã hăng hái gia nhập nghĩa quân Lam Sơn. Một hôm, chủ tướng Lê Lợi cùng tuỳ tùng đến nhà Thuận, hôm đó thanh gươm tự nhiên sáng rực lên. Lê Lợi cầm lên xem thấy có hai chữ “Thuận Thiên”.
Một lần đi qua khu rừng, thấy chuôi gươm nạm ngọc trên ngọn cây đa, Lê Lợi giắt vào lưng đem về. Ba ngày sau, Lê Lợi gặp lại mọi người đã kể lại chuyện bắt được chuôi gươm. Lê Thận đem gươm ra tra vào chuôi thì vừa như in. Lê Thận nâng gươm trao cho Lê Lợi và nói rằng đây là Trời có ý phó thác cho minh công làm việc lớn. Lê Lợi với gươm báu trong tay, cùng nghĩa quân nhuệ khí ngày một lớn mạnh. Trên các trận địa, quân Minh kinh hồn bạt vía. Uy danh của nghĩa quân vang khắp nơi. Chiến lợi phẩm thu về ngày càng nhiều. Đời sống của nghĩa quân khá hơn. Thê chủ động tấn công ngày một cao, chẳng mấy chốc đất nước ta quân thù sạch bóng. Một năm sau khi đuổi giặc Minh, vua Lê Lợi cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng. Nhân đó Long Quân sai rùa vàng lên đòi lại thanh gươm thần. Thuyền rồng tiên ra giữa hồ, thấy con rùa lớn xuất hiện, vua ban lệnh cho thuyền chậm lại. Rùa vàng tiến về phía vua và nói: “Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân”. Nghe Rùa vàng nói vua hiểu ý, rút gươm trả cho rùa vàng. Rùa vàng lập tức há miệng đớp lấy thanh gươm và lặn xuống nước.
Gươm và rùa đã chìm xuống nước, người ta thấy vật gì sáng loáng dưới mặt hồ xanh. Từ đó hồ Tả Vọng bắt đầu mang tên là hồ Gươm hay là hồ Hoàn Kiếm.
3. Bài văn kể tóm tắt truyền thuyết Sự tích hồ Gươm - Số 2
Đất nước ta lúc mà có giặc Minh đô hộ, giặc Minh cũng làm nhiều điều bạo ngược khiến cho dân chúng rơi vào cảnh lầm than.
Lúc bấy giờ thì Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa tại Lam Sơn nhưng thực sự lúc ban đầu thế yếu hơn so với giặc và thất bại là điều khó tránh. Thế rồi chính Đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân Lam Sơn của Lê Lợi được mượn thanh gươm thần để giết giặc mang lại thái bình cho đất nước ta.
Lê Thận làm nghề đánh cá ở Thanh Hoá. Một đêm, Thận thả lưới trên bến vắng, ba lần kéo lưới lên đều thấy một thanh sắt, nhận ra đó là lưỡi gươm liền đem về cất ở xó nhà. Sau đó Lê Thận đã hăng hái gia nhập nghĩa quân Lam Sơn. Một hôm, chủ tướng Lê Lợi cùng tuỳ tùng đến nhà Thuận, hôm đó thanh gươm tự nhiên sáng rực lên. Lê Lợi cầm lên xem thấy có hai chữ “Thuận Thiên”.
Một lần đi qua khu rừng, thấy chuôi gươm nạm ngọc trên ngọn cây đa, Lê Lợi giắt vào lưng đem về. Ba ngày sau, Lê Lợi gặp lại mọi người đã kể lại chuyện bắt được chuôi gươm. Lê Thận đem gươm ra tra vào chuôi thì vừa như in. Lê Thận nâng gươm trao cho Lê Lợi và nói rằng đây là Trời có ý phó thác cho minh công làm việc lớn. Lê Lợi với gươm báu trong tay, cùng nghĩa quân nhuệ khí ngày một lớn mạnh. Trên các trận địa, quân Minh kinh hồn bạt vía. Uy danh của nghĩa quân vang khắp nơi. Chiến lợi phẩm thu về ngày càng nhiều. Đời sống của nghĩa quân khá hơn. Thê chủ động tấn công ngày một cao, chẳng mấy chốc đất nước ta quân thù sạch bóng. Một năm sau khi đuổi giặc Minh, vua Lê Lợi cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng. Nhân đó Long Quân sai rùa vàng lên đòi lại thanh gươm thần. Thuyền rồng tiên ra giữa hồ, thấy con rùa lớn xuất hiện, vua ban lệnh cho thuyền chậm lại. Rùa vàng tiến về phía vua và nói: “Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân”. Nghe Rùa vàng nói vua hiểu ý, rút gươm trả cho rùa vàng. Rùa vàng lập tức há miệng đớp lấy thanh gươm và lặn xuống nước.
Thời ấy, giặc Minh sang xâm lược nước ta. Chúng giết người, cướp của không bỏ sót một ai. Lê Lợi lúc ấy là chủ tướng của nghĩa quân Lam Sơn, đã mạnh dạn đem quân nhiều lần đánh đuổi giặc Minh nhưng chưa thành. Tôi căm phẫn tội ác của giặc và muốn đồng lòng, giúp sức cho chủ tướng Lê Lợi làm nên việc lớn. Vì thế, tôi đã đầu quân cho đội quân của Lê Lợi. Tôi đem chuyện kéo lưới được lưỡi gươm cho chủ tướng nghe. Lê Lợi tò mò muốn xem thử thanh gươm. Lúc ấy, thanh gươm đặt vào tay Lê Lợi bỗng sáng chói, tỏa sáng, rõ ràng khắc hai chữ Thuận Thiên. Một lần, khi đi ngang qua một khu rừng, Lê Lợi bỗng thấy có một thứ ánh sáng lạ kì trên ngọn cây. Khi quan sát lấy xuống mới biết đó là chuôi của một thanh gươm. Nhớ tới lưỡi gươm khi nọ, Lê Lợi bèn lấy xuống mang về. Kì lạ thay, thanh gươm tra vào chuôi vừa y như đúc. Biết đây là báu vật trời ban để đánh đuổi giặc Minh, Lê Lợi trân quý và đồng lòng hợp sức quân dân lại để làm một trận đánh lớn. Thanh gươm như có uy quyền, có sức mạnh phi thường, đi đến đâu nghĩa quân diệt trừ giặc tận gốc đến đó.
Thế rồi ngay từ khi có gươm thần, nghĩa quân đánh đâu thắng đấy, cuối cùng đánh tan quân xâm lược khiến cho quân Minh lúc đó phải rút lui.
Một năm sau khi thắng giặc, đất nước ta lại được hưởng cuộc sống thái bình và cũng thật ấm no. Lúc đó thì Lê Lợi đi thuyền chơi hồ Tả Vọng thì Long Quân mới sai Rùa Vàng lên đòi lại gươm thần. Và cũng chính từ đó, hồ Tả Vọng được đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm hay hồ Gươm. Câu chuyện Sự tích hồ Gươm được ra đời từ đó.
Tham khảo thêm
- docx Bài văn kể tóm tắt truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên
- docx Kể tóm tắt tác phẩm Buổi học cuối cùng của An-phông-xơ Đô- đê
- docx Kể tóm tắt tác phẩm Sông nước Cà Mau của Đoàn Giỏi
- docx Kể tóm tắt tác phẩm Vượt thác của Đoàn Giỏi
- docx Kể tóm tắt tác phẩm Lao xao của Duy Khán
- docx Bài văn kể tóm tắt truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy
- docx Bài văn kể tóm tắt truyền thuyết Thánh Gióng
- docx Bài văn kể tóm tắt truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh
- docx Bài văn kể tóm tắt truyện cổ tích Sọ Dừa
- docx Bài văn kể tóm tắt truyện cổ tích Thạch Sanh
- docx Bài văn kể tóm tắt truyện cổ tích Em bé thông minh
- docx Kể tóm tắt truyện cổ tích Cây bút thần
- docx Kể tóm tắt truyện cổ tích Ông lão đánh cá và con cá vàng
- docx Bài văn kể tóm tắt truyện Ếch ngồi đáy giếng
- docx Bài văn kể tóm tắt truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi
- docx Bài văn kể tóm tắt truyện ngụ ngôn Đeo nhạc cho mèo
- docx Bài văn kể tóm tắt truyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng
- docx Bài văn kể tóm tắt truyện cười Treo biển
- docx Bài văn kể tóm tắt truyện cười Lợn cưới, áo mới
- docx Tóm tắt truyện trung đại Con hổ có nghĩa
- docx Kể tóm tắt truyện cổ trung đại Mẹ hiền dạy con
- docx Kể tóm tắt tác phẩm Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng của Hồ Nguyên Trừng
- docx Kể tóm tắt truyện Bài học đường đời đầu tiên của Tô Hoài
- docx Kể tóm tắt tác phẩm Bức tranh của em gái tôi - Tạ Duy Anh