Bài văn kể tóm tắt truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy
eLib xin gửi đến các em nội dung bài văn mẫu dưới đây nhằm giúp các em hiểu hơn về đời Hùng Vương thứ mười tám. Đồng thời, tài liệu dưới đây còn giúp các em biết được sự tích bánh chưng, bánh giầy từ đâu mà có. Mời các em cùng tham khảo nhé!
Mục lục nội dung
1. Nêu những ý chính của truyền thuyết "Bánh chưng, bánh giầy"
- Vua Hùng về già muốn truyền ngôi nhưng có 20 con bèn gọi phán bảo nhân lễ Tiêu Vương ai làm vừa ý sẽ truyền ngôi cho.
- Các lang thi nhau làm cỗ thật hậu, thật ngon.
- Lang Liêu buồn nhất vì từ bé chỉ biết mỗi việc đồng áng.
- Một đêm chàng được thần báo mộng cách làm bánh, sáng ra chàng theo lời thần làm bánh.
- Ngày lễ bánh của Lang Liêu được chọn dâng Tiên Vương, chàng được nối ngôi.
- Nước ta có tục làm bánh chưng, bánh giầy.
2. Dàn ý kể tóm tắt truyền thuyết "Bánh chưng, bánh giầy"
a. Mở bài: Giới thiệu thời gian xảy ra câu chuyện: ngày xưa, đời Hùng Vương thứ sáu.
b. Thân bài:
- Vua Hùng Vương bày cuộc thi:
+ Vua đã già, muốn chọn người con xứng đáng để truyền ngôi.
+ Vua truyền gọi các con.
+ Ngôi vua đã truyền được sáu đời.
+ Người nối vua phải nối chí vua.
+ Ai làm cỗ lễ Tiên Vương vừa ý, sẽ được nối ngôi.
+ Các con thay nhau làm cỗ quý, hy vọng ngôi báu về mình.
- Lang Liêu làm cỗ:
+ Lang Liêu là con thứ 18, mồ côi mẹ, chăm lo đồng áng, không biết lấy gì để làm cỗ quý.
+ Thần báo mộng: không có gì quý bằng gạo, hãy lấy gạo làm bánh.
+ Lang Liêu lấy gạo làm hai loại bánh, một loại dùng gạo nếp, nhân đậu xanh và thịt, bọc lá, hình vuông, nấu kỹ, một loại dùng gạo nếp đồ chín, giã nhuyễn, hình tròn.
- Lang Liêu được chọn nối ngôi cha:
+ Ngày lễ Tiên Vương, các quan lang mang đến các thứ cỗ quý, chẳng thiếu thứ gì.
+ Vua Hùng xem bánh của Lang Liêu. Lang Liêu kể lại lời thần dạy. Vua chọn hai thứ bánh đó để cúng Trời Đất và Tiên Vương.
+ Lễ xong, đem bánh ra ăn cùng quần thần.
+ Vua nói: Bánh hình tròn tượng trưng cho Trời, bánh hình vuông tượng trưng cho Đất. Lang Liêu sẽ được nối ngôi.
c. Kết bài:
- Từ đó, nước ta chăm nghề trồng trọt, chăn nuôi.
- Bánh chưng, bánh giày không thể thiếu trong ngày tết.
3. Viết bài văn kể tóm tắt tác phẩm "Bánh chưng, bánh giầy"
Bánh chưng, bánh giầy là hai loại bánh được dùng nhiều nhất vào đầu năm mới. Ai cũng làm, hay là mua bánh để cúng ông bà tổ tiên, để đãi nhau, thưởng thức hương vị ngày Tết. Có thể thấy, hai loại bánh này rất nổi tiếng và mang hương vị, văn hóa của người Việt Nam. Chắc chắn rằng, khi mọi người đọc cổ tích cũng biết ngay đến chuyện bánh chưng, bánh giầy.
Chuyện xảy ra cũng từ rất lâu rồi. Vua Hùng Vương đời thứ sáu muốn truyền ngôi cho con nhưng ông có hai mươi người con trai, không biết chọn ai cho xứng đáng Vua bèn gọi các con lại và nói: "Mảnh đất Lạc Việt của chúng ta từ buổi đầu dựng nước đã truyền được sáu đời. Nhiều lần giặc Ân đã xâm lấn bờ cõi của chúng ta. Nhờ phúc ấm của Tiên vương, nhân dân ta đã đánh đuổi được giặc ngoại xâm, thiên hạ hưởng hạnh phúc, bình yên. Nay ta đã già rồi, không thể sống mãi trên đời. Người ta truyền ngôi phải là người nối chí ta, không nhất thiết phải là con trưởng. Năm nay, nhân lễ Tiên vương, ai làm vừa lòng ta, ta sẽ truyền ngôi cho, có Tiên vương chứng giám".
Các lang ai cũng muốn ngôi báu thuộc về mình nhưng ý vua thế nào thì không ai biết. Họ chỉ biết soạn cỗ thật ngon, thật hậu lễ Tiên Vương. Người buồn nhất là Lang Liêu. Chàng là con thứ mười tám. Trước đây, mẹ chàng bị vua cha ghẻ lạnh, ốm nặng rồi qua đời sớm. Trong các anh em, chàng là người thiệt thòi nhất. Vốn chăm chỉ, siêng năng, hiền từ nên, từ khi trưởng thành, chàng đã ra ở riêng, suốt ngày chú tâm vào đồng áng. Trong nhà chàng chỉ có khoai với lúa là nhiều. Nhưng khoai lúa thì tầm thường quá.
Một đêm, sau buổi làm đồng nặng nhọc, mệt quá, chàng ngủ thiếp đi. Trong giấc mơ, chàng nhìn thấy một ông lão râu tóc bạc phơ, đến bên chàng, hiền từ cười nói: "Trong trời đất, không gì quý bằng hạt gạo. Chỉ có gạo mới nuôi sống con người và khiến ta không bao giờ chán. Các thứ khác tuy ngon, tuy hiếm nhưng con người không làm ra được. Hãy lấy gạo làm bánh lễ Tiên Vương".
Tỉnh dậy, Lang Liêu mừng thầm. Chàng suy nghĩ hồi lâu rồi lấy thứ gạo nếp trắng tinh, vo thật sạch, lấy đậu xanh và thịt lợn làm nhân, lấy lá dong xanh gói bánh. Để đổi kiểu, cũng thứ gạo nếp ấy, chàng đổ lên giã nhuyễn. Bánh làm xong. Lang Liêu phân vân không biết gọi tên bánh là gì.
Đến ngày lễ Tiên vương, các lang đem đến biết bao sơn hào hải vị, nem công chả phượng… Vua Hùng xem qua một lượt rồi dừng chân trước chồng bánh của Lang Liêu. Rất vừa ý, vua cha cho gọi chàng lên để hỏi. Lang Liêu bèn đem giấc mộng gặp thần ra kể. Vua ngẫm nghĩ một lúc rồi nói: "Bánh hình tròn tượng trưng cho Trời, ta đặt tên là bánh giầy. Bánh hình vuông tượng trưng cho Đất, ta đặt tên là bánh chưng. Lang Liêu đã làm vừa ý ta, Lang Liêu sẽ nối ngôi ta. Xin Tiên vương chứng giám".
Triều vua Hùng Vương thứ bảy đã được lập ra như thế đó. Và hai thứ bánh chưng, bánh giầy ngày ấy cùng với phong tục cúng lễ tổ tiên ngày tết, vẫn còn được lưu truyền cho mãi đến bây giờ.
Tham khảo thêm
- docx Bài văn kể tóm tắt truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên
- docx Kể tóm tắt tác phẩm Buổi học cuối cùng của An-phông-xơ Đô- đê
- docx Kể tóm tắt tác phẩm Sông nước Cà Mau của Đoàn Giỏi
- docx Kể tóm tắt tác phẩm Vượt thác của Đoàn Giỏi
- docx Kể tóm tắt tác phẩm Lao xao của Duy Khán
- docx Bài văn kể tóm tắt truyền thuyết Thánh Gióng
- docx Bài văn kể tóm tắt truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh
- docx Bài văn kể tóm tắt truyền thuyết Sự tích hồ Gươm
- docx Bài văn kể tóm tắt truyện cổ tích Sọ Dừa
- docx Bài văn kể tóm tắt truyện cổ tích Thạch Sanh
- docx Bài văn kể tóm tắt truyện cổ tích Em bé thông minh
- docx Kể tóm tắt truyện cổ tích Cây bút thần
- docx Kể tóm tắt truyện cổ tích Ông lão đánh cá và con cá vàng
- docx Bài văn kể tóm tắt truyện Ếch ngồi đáy giếng
- docx Bài văn kể tóm tắt truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi
- docx Bài văn kể tóm tắt truyện ngụ ngôn Đeo nhạc cho mèo
- docx Bài văn kể tóm tắt truyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng
- docx Bài văn kể tóm tắt truyện cười Treo biển
- docx Bài văn kể tóm tắt truyện cười Lợn cưới, áo mới
- docx Tóm tắt truyện trung đại Con hổ có nghĩa
- docx Kể tóm tắt truyện cổ trung đại Mẹ hiền dạy con
- docx Kể tóm tắt tác phẩm Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng của Hồ Nguyên Trừng
- docx Kể tóm tắt truyện Bài học đường đời đầu tiên của Tô Hoài
- docx Kể tóm tắt tác phẩm Bức tranh của em gái tôi - Tạ Duy Anh