Đèn huỳnh quang và đèn compact huỳnh quang là loại đèn thông dụng nhất hiện nay. Tuỳ theo hình dáng, kích thước màu sắc ánh sáng, công suất mà đèn được dùng để chiếu sáng trong gia đình, trên đường phố, trong các xưởng nhà máy …? Vì sao chúng có tính năng như thế. Để trả lời được các câu hỏi này chúng ta cùng nghiên cứu trong Bài 39: Đèn huỳnh quang.
Từ năm 1879 nhà bác học người Mỹ Thomas Edison đó phát minh ra đèn sợi đốt đầu tiên. Sáu mươi năm sau (1939) đèn huỳnh quang xuất hiện để khắc phục những nhược điểm của đèn sợi đốt. Vậy những nhược điểm đó là gì chúng ta cùng nghiên cứu Bài 38: Đồ dùng loại điện quang. Đèn sợi đốt.
Các đồ dùng điện mà thường ngày gia đình các em hay sử dụng như: máy quạt, bàn là, đèn chiếu sáng,... Có bao giờ các em thử phân loại chúng chưa? Để giúp các em trả lời câu hỏi này eLib xin giới thiệu nội dung Bài 37: Phân loại và số liệu kỹ thuật của đồ dùng điện trong chương trình Công nghệ 8. Mời các em cùng tham khảo.
Trong đời sống, các đồ dùng điện gia đình, các thiết bị điện, các dụng cụ bảo vệ an toàn điện đều làm bằng vật liệu kĩ thuật điện, vậy thế nào là vật liệu kĩ thuật điện? Để trả lời câu hỏi đó chúng ta cùng tìm hiểu qua Bài 36: Vật liệu kỹ thuật điện.
Nhằm giúp các em có thêm nhiều hiểu biết về các kiến thức sơ cứu người khi bị điện giật eLib xin giới thiệu nội dung Bài 35: Thực hành: Cứu người bị tai nạn điện trong chương trình Công nghệ 8. Nội dung chi tiết mời các em tham khảo tại đây.
Với mục đích giúp các em biết cách sử dụng được một số dụng cụ bảo vệ an toàn điện thông thường để bảo đảm an toàn điện trong gia đình, eLib xin giới thiệu nội dung Bài 34: Thực hành: Dụng cụ bảo vệ an toàn điện trong chương trình Công nghệ 8. Mời các em cùng tham khảo.
Từ xa xưa khi chưa có điện, con người đó bị chết do dòng điện sét. Ngày nay khi con người sản suất ra điện, dòng điện cũng có thể gây nguy hiểm cho con người. Vậy những nguyên nhân nào gây nên tai nạn điện và chúng ta phải làm gì để phòng tránh những tai nạn đó? Đó là nội dung của Bài 33: An toàn điện.
Nhờ có điện năng mới có thể nâng cao năng suất lao động cải thiện đời sống góp phần thức đẩy cách mạng khoa học kỹ thuật phát triển. Vậy điện năng có phải là nguồn năng lượng thiết yếu đối với đời sống và sản xuất không? Muốn trả lời được câu hỏi này chúng ta cùng nghiên cứu Bài 32: Vai trò của điện trong sản xuất và đời sống.
Trong hai vật nối với nhau bằng khớp động người ta gọi vật truyền chuyển động là vật dẫn còn vật nhận chuyển động là vật bị dẫn. Tuỳ theo yêu cầu kĩ thuật chuyển động của vật dẫn và vật bị dẫn có thể giống và khác chuyển động của vật dẫn, nếu chúng cùng một dạng gọi là cơ cấu truyền chuyển động. Để hiểu được cấu tạo và nguyên lí làm việc, biết cách tháo lắp và kiểm tra tỉ số truyền của các bộ chuyển động chúng ta cùng làm Bài thực hành: Truyền và biến đổi chuyển động.
Cơ cấu biến đổi chuyển động, là khâu nối giữa động cơ và các bộ phận công tác của máy nhằm giúp biến đổi một dạng chuyển động ban đầu thành các dạng chuyển động khác. Để hiểu được cấu tạo nguyên lí hoạt động và ứng dụng của một số cơ cấu biến đổi chuyển động thường dùng: Cơ cấu tay quay - con trượt, cơ cấu tay quay thanh lắc chúng ta cùng nghiên cứu Bài 30: Biến đổi chuyển động trong chương trình Công nghệ 8.
Tuỳ theo yêu cầu kĩ thuật, chuyển động của vật bị dẫn có thể giống hoặc khác với chuyển động của vật dẫn. Nếu chuyển động của chúng cùng một dạng, ta gọi đó là cơ cấu truyền chuyển động, nếu không sẽ được gọi là cơ cấu biến đổi chuyển động. Thông qua bài 29 chúng ta sẽ nghiên cứu vê cơ cấu truyền chuyển động.
Cùng eLib ôn tập và củng cố các kiến thức về các loại ghép nối chi tiết thông qua nội dung Bài 28: Thực hành - Ghép nối chi tiết trong chương trình Công nghệ 8. Nội dung chi tiết mời các em xem tại đây!
Như chúng ta đó biết mối ghép trong đó các chi tiết được ghép không có chuyển động tương đối với nhau được gọi là mối ghép cố định. Trong thực tế ta còn gặp những mối ghép trong đó có chuyển động tương đối giữa các chi tiết với nhau. Những mối ghép đó có cấu tạo, đặc điểm và ứng dụng như thế nào. Chúng ta cùng nghiên cứu Bài 27: Mối ghép động trong chương trình Công nghệ 8
Thế nào là mối ghép tháo được, chúng gồm mấy loại? Mối ghép tháo được khác mối ghép không tháo được ở những đặc điểm nào? Cùng eLib đi trả lời câu hỏi này qua Bài 26: Mối ghép tháo được trong chương trình Công nghệ 8.
Gia công lắp ráp là giai đoạn quan trọng nhất để tạo thành sản phẩm hoàn chỉnh đảm bảo chất lượng. Để hiểu được nguyên tắc công việc cuối cùng (lắp ráp) của quy trình công nghệ, nó quyết định đến chất lượng và tuổi thọ của sản phẩm như thế nào? Chúng ta cùng nghiên cứu Bài 25: Mối ghép cố định, mối ghép không tháo được.
Lao động là quá trình con người dùng công cụ lao động tác động vào đối tượng lao động để tạo ra sản phẩm cần thiết. Muốn tạo ra một sản phẩm cần phải có dụng cụ và vật liệu để gia công. Những dụng cụ cầm tay đơn giản như dụng cụ đo, kiểm tra, tháo lắp, dụng cụ gia công chúng có hình dạng và cấu tạo như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu qua Bài 24: Khái niệm về chi tiết máy và lắp ghép trong chương trình Công nghệ 8
Đo và vạch dấu là các bước không thể thiếu được khi gia công. Nếu đo và vạch dấu không chính xác thì sản phẩm gia công sẽ không đạt yêu cầu đồng thời gây lãng phí công và nguyên liệu. Để nắm vững hơn cách sử dụng các dụng cụ đó chúng ta làm bài thực hành Bài 23: Đo và vạch dấu Công nghệ 8.
Các chi tiết sau khi cưa và đục, bề mặt chưa nhẵn bóng và còn lượng dư lớn. Vậy muốn cho chi tiết có hình dạng, kích thước, có độ bóng bề mặt cao thì cần phải dùng phương pháp gia công nào? Bên cạnh đó để tạo được các lỗ trên bề mặt chi tiết thì cần dùng phương pháp gia công nào? Cùng eLib trả lời các câu hỏi này thông qua nội dung Bài 22: Dũa và khoan kim loại Công nghệ 8.
Để có một sản phẩm, từ vật liệu ban đầu có thể phải dùng một hay nhiều phương pháp cắt, đục khác nhau theo một quy trình. Muốn hiểu được một số phương pháp gia công cơ khí thường gặp trong gia công cơ khí như: cưa, đục kim loại là bước gia công thô với dư lượng lớn sau khi cưa, đục song người ta sử dụng dũa làm nhẵn bề mặt của sản phẩm tạo độ nhẵn bóng theo đúng yêu cầu kĩ thuật, chúng ta cùng nghiên cứu Bài 21: Cưa và đục kim loại Công nghệ 8.
Để tồn tại và phát triển, con người phải tạo ra của cải vật chất. Lao động là quá trình con người dùng công cụ lao động tác động vào đối tượng lao động để tạo ra sản phẩm cần thiết. Muốn tạo ra một sản phẩm cần phải có dụng cụ và vật liệu để gia công. Những dụng cụ cầm tay đơn giản như dụng cụ đo, kiểm tra, tháo lắp, dụng cụ gia công chúng có hình dạng và cấu tạo như thế nào? Chúng ta xét Bài 20: Dụng cụ cơ khí trong chương trình Công nghệ 8.