Bài 4: Phạm trù hình thái kinh tế-xã hội và quá trình lịch sử-tự nhiên của sự phát triển các hình thái kinh tế-xã hội

Bài giảng Triết học Bài 4: Phạm trù hình thái kinh tế-xã hội và quá trình lịch sử-tự nhiên của sự phát triển các hình thái kinh tế-xã hội cung cấp các nội dung chính như: Phạm trù hình thái kinh tế - xã hội; Quá trình lịch sử - tự nhiên của sự phát triển các hình thái kinh tế - xã hội; Giá trị khoa học của lý luận hình thái kinh tế - xã hội. Để nắm nội dung chi tiết bài giảng, mời các bạn cùng eLib tham khảo!

Bài 4: Phạm trù hình thái kinh tế-xã hội và quá trình lịch sử-tự nhiên của sự phát triển các hình thái kinh tế-xã hội

1. Phạm trù hình thái kinh tế - xã hội

Xã hội là tổng thể của nhiều lĩnh vực với những mối quan hệ xã hội hết sức phức tạp. Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin đã vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng để phân tích đời sống xã hội, tiến hành trừu tượng hóa các quan hệ xã hội và phân tách ra những quan hệ sản xuất, tức là những quan hệ kinh tế tồn tại một cách khách quan, tất yếu không phụ thuộc vào ý chí con người, tiến hành “giải phẫu” những quan hệ đó. Đồng thời, phân tích những quan hệ đó trong mối quan hệ phụ thuộc của nó với thực hạng phát triển của lực lượng sản xuất hiện thực. Phân tích những quan hệ đó trong môi quan hệ với toàn bộ những quan hệ xã hội khác, tức với những quan hệ thuộc kiến trúc thượng tầng chính trị - xã hội, từ đó cho thây rõ xã hội là một hệ thống câu trúc với các lình vực cơ bản tạo thành. Đó là: lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất (hợp thành cơ câu kinh tế của xã hội) và hệ thống kiến trúc thượng tầng của xã hội. Trong đó, quan hệ sản xuất vừa tồn tại với tư cách là hình thức kinh tế của sự phát triển lực lượng sản xuất, vừa tồn tại với tư cách là cái hợp thành cơ sở kinh tế của xã hội mà trên đó dựng lên một hệ thống kiến trúc thượng tầng chính trị, pháp luật, tôn giáo,... Trong lý luận của chủ nghĩa duy vật lịch sử, câu trúc đó được gọi là hình thái kinh tế- xã hội (hoặc “hình thái xã hội”).

Với tư cách là một phạm trù cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử, phạm trù hình thái kinh tế- xã hội dùng để chỉ xã hội ở từng giai đoạn lịch sử nhất định, với một kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng cho xã hội đó phù hợp với một trình độ nhất định của lực lượng sản xuất và với một kiến trúc thượng tầng tương ứng dược xây dựng trên những quan hệ sản xuất ấy.

Với quan niệm khoa học về xã hội theo cấu trúc “hình thái” như vậy đã đem lại một phương pháp luận khoa học trong việc nghiên cứu về cấu trúc cơ bản của xã hội, cho phép phân tích đời sống hết sức phức tạp của xã hội để chỉ ra những mối quan hệ biện chứng giữa các lĩnh vực cơ bản của nó; chỉ ra quy luật vận động và phát triển của nó như một quá trĩnh lịch sử - tự nhiên. Đây là một trong những phát hiện to lớn của chủ nghĩa Mác - Lênin về phương pháp luận khoa học để phân tích đời sống xã hội và lịch sử vận động, phát triển của nó.

2. Quá trình lịch sử - tự nhiên của sự phát triển các hình thái kinh tế - xã hội

Khi phân tích sự phát triển của lịch sử nhân loại theo lý luận cấu trúc hình thái kinh tế - xã hội, C. Mác đã cho rằng: “Sự phát triển của những hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên”.

Tính chất lịch sử - tự nhiên của quá trình phát triển các hình thái kinh tế - xã hội được thể hiện ở các nội dung chủ yếu sau đây:

Một là, sự vận động và phát triển của xã hội không tuân theo ý chí chủ quan của con người mà tuân theo các quy luật khách quan, đó là các quy luật của chính bản thân cấu trúc hình thái kinh tế - xã hội, là hệ thống các quy luật xã hội thuộc các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học,... mà trước hết và cơ bản nhâl là quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và quy luật kiến ữúc thượng tầng phù hợp với cơ sở hạ tầng. Hai là, nguồn gốc của mọi sự vận động, phát hiển của xã hội, của lịch sử nhân loại, của mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa,... của xã hội, suy đến cùng đều có nguyên nhân trực tiếp hay gián tiếp từ sự phát hiển của lực lượng sản xuất của xã hội đó. V.I. Lênin từng nháh mạnh một phương pháp luận quan trọng khi nghiôn cứu về xã hội là: "Chỉ có đem quy những quan hệ xã hội vảo những quan hệ sản xuất, và đem quy những quan hệ sản xuất vào trình độ của những lực lượng sản xuất thì người ta mới có được một cơ sở vững chắc để quan niệm sự phát triển của những hình thái xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên". Ba là, quá trình phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội, tức là quá trình thay thế lẫn nhau của các hình thái kinh tế - xã hội trong lịch sử nhân loại và sự phát triển của lịch sử xã hội loài người có thể do sự tác động của nhiều nhân tố chủ quan, nhưng nhân tô' giữ vai trò quyết định chính là sự tác động của các quy luật khách quan. Dưới sự tác động của quy luật khách quan mà lịch sử nhân loại, xét trong tính chất toàn bộ của nó là quá trình thay thế tuần tự của các hình thái kinh tế - xã hội: nguyên thủy, nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa và tương lai nhất định thuộc về hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa.

Trong khi khẳng định tính chất lịch sử - tự nhiên, tức tính quy luật khách quan của sự vận động, phát triển xã hội, chủ nghĩa Mác - Lênin cũng đồng thời khẳng định vai trò của các nhân tố khác đối với tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại nói chung và lịch sử mỗi cộng đồng người cụ thể nói riêng. Đó là sư tác động của các nhân tồ' thuộc về điều kiện địa lý, tương quan lực lượng chính trị của các giai cấp, tầng lớp xã hội, ữuyền thông văn hóa của mỗi cộng đồng người, điều kiện tác động của tình hình quô'c tế đôi với tiê'n trình phát triển của mỗi cộng đồng người trong lịch sử, v.v.. Chính do sự tác động của các nhân tô' này mà tiến trình phát triển của mỗi cộng đồng người có thể diễn ra với những con đường, hình thức và bước đi khác nhau, tạo nên tính phong phú, đa dạng trong sự phát triển của lịch sử nhân loại. Tính chất phong phú, đa dạng của tiến trình phát triển các hình thái kinh tế - xã hội có thể bao hàm những bước phát hiển “bỏ qua” một hay một vài hình thái kinh tế - xã hội nhất định. Tuy nhiên, những sự “bỏ qua” như vậy đều phải có những điều kiện khách quan và chủ quan nhất định.

Như vậy, lịch sử nhân loại nói chung, lịch sử phát triển của mỗi cộng đồng người nói riêng vừa tuân theo tính tất yếu của các quy luật xã hội, vừa chịu sự tác động đa dạng của các nhân tố khác nhau, trong đó có cả nhân tố hoạt động chủ quan của con người. Từ đó lịch sử phát triển của xã hội được biểu hiện ra là lịch sử thống nhất trong tính đa dạng và đa dạng trong tính thông nhất của nó.

3. Giá trị khoa học của lý luận hình thái kinh tế - xã hội

Trước C. Mác, chủ nghĩa duy tâm giữ vai trò thống trị trong khoa học xã hội. Với sự ra đời của chủ nghĩa duy vật lịch sử, trong đó hạt nhân của nó là lý luận hình thái kinh tế - xã hội đã cung cấp một phương pháp luận thực sự khoa học trong nghiên cứu về lình vực xã hội.

Thứ nhất, theo lý luận hình thái kinh tế - xã hội, sản xuất vật chất chính là cơ sở của đời sống xã hội, phương thức sản xuất quyết định trình độ phát triển của nền sản xuất và do đó cũng là nhân tố quyết định trình độ phát triển của đời sông xã hội và lịch sử nói chung. Vì vậy, không thể xuất phát từ ý thức, tư tưởng hoặc từ ý chí chủ quan của con người để giải thích các hiện tượng trong đời sống xã hội, mà phải xuất phát từ bản thân thực trạng phát triển của nền sản xuất xã hội, đặc biệt là từ trình độ phát triển của phương thức sản xuất của xã hội với cốt lõi của nó là trình độ phát triển của lưc lượng sản xuất hiện thực.

Thứ hai, theo lý luận hình thái kinh tế - xã hội, xã hội không phải là sự kết hợp một cách ngẫu nhiên, máy móc giữa các cá nhân, mà là một cơ thể sống động. Các phương diện của đời sống xã hội tồn tại trong một hệ thống câu trúc thống nhất chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau, trong đó quan hệ sản xuất đóng vai trò là quan hệ cơ bản nhất, quyết định các quan hệ xã hội khác, là tiêu chuẩn khách quan để phân biệt các chế độ xã hội khác nhau. Vì vậy, để lý giải chính xác đời sống xã hội cần phải sử dụng phương pháp luận trừu tượng hóa khoa học - đó là cần phải xuất phát từ quan hệ sản xuất hiện thực của xã hội để tiến hành phân tích các phương diện khác nhau (chính trị, pháp luật, văn hóa, khoa học,...) của đời sống xã hội và mối quan hệ lẫn nhau giữa chúng.

Thứ ba, theo lý luận hình thái kinh tế - xã hội, sự vận động, phát triển của xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên, tức là quá trình diễn ra theo các quy luật khách quan chứ không phải theo ý muốn chủ quan, do vậy muôn nhận thức và giải quyết đúng đắn, có hiệu quả những vân đề của đời sống xã hội thì phải đi sâu nghiên cứu các quy luật vận động, phát trien của xã hội. V.I. Lênin từng nhâh manh rằng: "Xã hội là một cơ thể sông đang phát triển không ngừng (chứ không phải là một cái gì được kết thành một cách máy móc và do đó, cho phép có thể tùy ý phối hợp các yếu tố xã hội như thế nào cũng được), một cơ thể mà muốn nghiên cứu nó thì cần phải phân tích một cách khách quan những quan hệ sản xuất câu thành một hình thái xã hội nhất định, và cần phải nghiên cứu những quy luật vận hành và phát triển của hình thái xã hội đó".

Những giá trị khoa học trên đây của lý luận hình thái kinh tế - xã hội là những giá trị về mặt phương pháp luận chung nhất của việc nghiên cứu về xã hội và lịch sử nhân loại, lịch sử các cộng đồng người, nó không thể thay thế cho những phương pháp đặc thù trong các quá trình nghiên cứu về từng lĩnh vực cụ thể của xã hội. V.I. Lênin từng dạy rằng: lý luận đó "không bao giờ có tham vọng giải thích tất cả, mà chỉ có ý muốn vạch ra một phương pháp... "duy nhất khoa học" để giải thích lịch sử".

Trên đây là nội dung bài giảng Bài 4: Phạm trù hình thái kinh tế-xã hội và quá trình lịch sử-tự nhiên của sự phát triển các hình thái kinh tế-xã hội mà eLib chia sẻ đến các bạn sinh viên. Hy vọng đây sẽ là tư liệu hữu ích giúp các bạn nắm được nội dung bài học tốt hơn.

Ngày:30/09/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM