Bài 6: Quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử về con người và vai trò sáng tạo lịch sử của quần chúng nhân dân
Bài giảng Triết học: Bài 6 Quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử về con người và vai trò sáng tạo lịch sử của quần chúng nhân dân cung cấp các nội dung chính như: Con người và bản chất của con người; Khái niệm quần chúng nhân dân và vai trò sáng tạo lịch sử của quần chúng nhân dân. Để nắm nội dung chi tiết bài giảng, mời các bạn cùng eLib tham khảo!
Mục lục nội dung
1. Con người và bản chất của con người
1.1 Khái niệm con người
Con người là một thực thể tự nhiên mang tính chất xã hội có sự thống nhất biện chứng giữa hai phương diện tự nhiên và xã hội.
Tiền đề vật chất đầu tiên quy định sự hình thành, tồn tại và phát triển của con người chính là giới tự nhiên. Vì vậy, bản tính tự nhiên là một trong những phương diện cơ bản của con người, loài người. Do vậy, việc nghiên cứu, khám phá khoa học về cấu tạo tự nhiên và nguồn gốc tự nhiên của con người là cơ sở khoa học quan trọng để con người hiểu biết về chính bản thân mình, tiến đến làm chủ bản thân mình trong mọi hành vi và hoạt động sáng tạo ra lịch sử của nó, tức lịch sử nhân loại.
Bản tính tự nhiên của con người được phân tích từ hai giác độ sau đâỵ:
Thứ nhất, con người là kết quả của quá trình tiến hóa và phát triển lâu dài của giới tự nhiên. Cơ sở khoa học của kết luận này đã được chứng minh bằng toàn bộ sự phát triển của chủ nghĩa duy vật và khoa học tự nhiên, đặc biệt là học thuyết của Đácuyn về sự tiến hóa của các loài.
Thứ hai, con người là một bộ phận của giới tự nhiên và đồng thời giới tự nhiên cũng “là thân thể vô cơ của con người”. Do đó, những biến đổi của giới tự nhiên và tác động của quy luật tự nhiên trực tiếp hoặc gián tiếp thường xuyên quy định sự tồn tại của con người và xã hội loài người, nó là môi trường trao đổi vật chất giữa con người và giới tự nhiên; ngược lại, sự biến đổi và hoạt động của con người, loài người luôn luôn tác động trở lại môi trường tự nhiên, làm biến đổi môi trường đó. Đây chính là mốì quan hệ biện chứng giữa sự tồn tại của con người, loài người và các tồn tại khác của giới tự nhiên.
Tuy nhiên, con người không đồng nhất với các tồn tại khác của giới tự nhiên, nó mang đặc tính xã hội bởi vì mỗi con người với tư cách là “người” chính là xét trong mối quan hệ của các cộng đổng xã hội, đó là các cộng đổng: gia đình, giai câp, quốc gia, dân tộc, nhân loại,... Vì vậy, bản tính xã Ad/nhất định phải là một phương diện khác của bản tính con người, hơn nữa đây là bản tính đặc thù của con người.
Bản tính xã hội của con người được phân tích từ các giác độ sau đây:
Một là, xét từ giác độ nguồn gốc hình thành, loài người không phải chỉ có nguồn gốc từ sự tiên hóa, phát triển của vật chất tự nhiên mà còn có nguồn gốc xã hội của nó, mà trước hết và cơ bản nhất là nhân tố lao động. Chính nhờ lao động mà con người có khả năng vượt qua loài động vật để tiến hóa và phát triển thành người. Đó là một trong những phát hiện mới của chủ nghĩa Mác - Lênin, nhờ đó có thể hoàn chỉnh học thuyết về nguồn gốc của loài người mà tất cả các học thuyết trong lịch sử đều chưa có lời giải đáp đúng đắn và đầy đủ.
Hai là, xét từ giác độ tồn tại và phát triển, thì sự tồn tại của loài người luôn luôn bị chi phối bởi các nhân tố xã hội và các quy luật xã hội. Xã hội biến đổi thì mỗi con người cũng có sự thay đổi tương ứng. Ngược lại, sự phát triển của mỗi cá nhân lại là tiền đề cho sự phát triển của xã hội. Ngoài mối quan hệ xã hội thì mỗi con người chỉ tồn tại với tư cách là một thực thể sinh vật thuần túy, không thể là “con người” với đầy đủ ý nghĩa của nó.
Hai phương diện tự nhiên và xã hội của con người tồn tại trong tính thống nhất, quy định lẫn nhau, tác động lẫn nhau, làm biến đôi lẫn nhau, nhờ đó tạo nên khả năng hoạt động sáng tạo của con người trong quá trình làm ra lịch sử của chính nó. Vì thế, nếu lý giải bản tính sáng tạo của con người đơn thuần chỉ từ giác độ bản tính tự nhiên hoặc chỉ từ bản tính xà hội thì đều là phiến diện, không hiệt để và nhất định cuối cùng sẽ dẫn đến những kết luận sai lầm trong nhận thức và thực tiễn.
1.2 Bản chất của con người
Trong lịch sử tư tưởng nhân loại đã có nhiều quan niệm khác nhau về bản chất, “bản tính người’’ của con người, nhưng về cơ bản những quan niệm đó thường là những quan niệm phiến diện, trừu tượng và duy tâm, thần bí. Trong tác phẩm Luận cương về Phoiơbắc, C. Mác đã phê phán vắn tắt những quan niệm đó và xác lập quan niệm mới của mình: "Bản chất con người không phải là một cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội".
Hạn chế căn bản của quan niệm duy vật siêu hình, trực quan là đã trừu tượng hóa, tuyệt đối hóa phương diện tự nhiên của con người, thường xem nhẹ việc lý giải con người từ phương diện lịch sử xã hội của nó, do đó về căn bản chỉ thây bản tính tự nhiên của con người. Khác với quan niệm đó, quan niệm duy vật biện chứng về con người trong khi thừa nhận bản tính tự nhiên của con người còn lý giải con người từ giác độ các quan hệ lịch sử xã hội, từ đó phát hiện bản tính xã hội của nó. Hơn nữa, chính bản tính xã hội của con người là phương diện bản chất nhất của con người với tư cách “người”, phân biệt con người với các tồn tại khác của giới tự nhiên. Như vậy, có thể định nghĩa con người là một thực thể tự nhiôn nhưng đó là thực thể tự nhiên mang đặc tính xã hội. Vậy, bản chất của con người, xét trên phương diện tính hiện thực của nó, chính là “tổng hòa những quan hệ xã hội”, bởi vì xã hội chính là xã hội của con người, được tạo nên từ toàn bộ các quan hệ giữa người với người trên các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa,...
Theo quan điểm duy vật biện chứng về bản chất xã hội của con người thì sự hình thành và phát triển của con người cùng những khả năng sáng tạo lịch sử của nó cần phải được tiếp cận từ giác độ phân tích và lý giải sự hình thành và phát triển của những quan hệ xã hội của nó trong lịch sử. Xét từ giác độ nhân chủng học, tức phương diộn bản tính tự nhiên, “người da đen” vẫn chỉ là người da đen, nhưng chỉ trong quan hệ kinh tế - chính trị của xã hội chiếm hữu nô lệ anh ta mới bị biến thành “người nô lệ”, còn trong quan hệ kinh tế - chính trị xã hội xã hội chủ nghĩa, anh ta là “người tự do”, làm chủ và sáng tạo lịch sử. Như thế, không có một bản chất nô lệ cố hữu và bất biến của người da đen hay da trắng, nó là sản phẩm tất yếu của những quan hệ kinh tế, chính trị-xã hội trong những điều kiện lịch sử xác định, khi những quan hệ này thay đổi thì cũng tạo sự thay đổi bản chất của con người. Vì vậy, giải phóng bản chất con người cần phải hướng vào sự giải phóng những quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của nó, thông qua đó có thể phát huy khả năng sáng tạo lịch sử của con người.
Như vậy, không có con người phi lịch sử mà trái lại luôn gắn với những điều kiện hoàn cảnh lịch sử nhất định. Cần phải từ quan niệm như vậy mới có thể lý giải đúng đắn về khả năng sáng tạo lịch sử của con người. Sự hạn chế về năng lực sáng tạo lịch sử của những con người tiểu nông không thể lý giải từ bản tính tự nhiên của họ, trái lại cần phải được lý giải từ giác độ tính hạn chế về trình độ phát triển của các quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa của xã hội tiểu nông. Như thế, con người, xét từ giác độ bản chất xã hội của nó, là sản phẩm của lịch sử; lịch sử sáng tạo ra con người trong chừng mực nào thì con người lại cũng sáng tạo ra lịch sử trong chừng mực đó. Đây là biện chứng của môi quan hệ giữa con người - chủ thể của lịch sử với chính lịch sử do nó tạo ra và đồng thời lại bị quy định bởi chính lịch sử đó. Từ đó có thể thây, hạn chế cơ bản của quan niệm duy vật siêu hình về bản chât của con người chính là ở chỗ chỉ nhận thấy tính quyết định của hoàn cảnh lịch sử đối với con người mà không nhận thấy mối quan hệ sáng tạo của con người trong quá trình cải tạo hoàn cảnh và do đó cũng chính là cải tạo bản thân nó. C. Mác đã khẳng định: "Cái học thuyết duy vật chủ nghĩa cho rằng con người là sản phẩm của những hoàn cảnh và của giáo dục... cái học thuyết ây quên rằng chính những con người làm thay đổi hoàn cảnh và bản thân nhà giáo dục cũng cần phải được giáo dục". Trong tác phẩm Biện chứng của tự nhiên, Ph. Ăngghen cũng cho rằng: "Thú vật cũng có một lịch sử, chính là lịch sử nguồn gốc của chúng và lịch sử phát triển dần dần của chúng cho tới trạng thái hiện nay của chúng. Nhưng lịch sử ấy không phải do chúng làm ra và trong chừng mực mà chúng có tham dự vào việc làm ra lịch sử ấy thì điều đó diễn ra mà chúng không hề biết và không phải do ý muôn của chúng. Ngược lại, con người càng cách xa con vật, hiểu theo nghĩa hẹp của từ này bao nhiêu thì con người lại càng tự mình làm ra lịch sử của mình một cách có ý thức bấy nhiêu".
Như vậy, với tư cách là thực thể xã hội, con người trong hoạt động thực tiễn, thông qua hoạt động thực tiễn, tác động vào giới tự nhiên, làm cải biến giới tự nhiên theo nhu cầu sinh tồn và phát triển của mình thì đồng thời con người cũng sáng tạo ra lịch sử của chính mình, thực hiện sự phát triển của lịch sử đó.
Từ quan niệm khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin về con người, có thể rút ra một số ý nghĩa phương pháp luận quan trọng sau đây:
Một là, để lý giải một cách khoa học những vấh đề về con người thì không thể chỉ đơn thuần từ phương diện bản tính tự nhiên của con người mà điều căn bản hơn, có tính quyết định phải là từ phương diện bản tính xã hội, từ những quan hệ kinh tế - xã hội của con người.
Hai là, động lực cơ bản của sự tiến bộ và phát triển của xã hội chính là năng lực sáng tạo lịch sử của con người. Vì vậy, phát huy năng lực sáng tạo của mỗi con người, vì con người chính lầ phát huy nguồn động lực quan trọng thúc đẩy sự tiến bộ và phát triển của xã hội.
Ba là, sự nghiệp giải phóng con người, nhằm phát huy khả năng sáng tạo lịch sử của con người phải là hướng vào sự nghiệp giải phóng những quan hệ kinh tế - xã hội. Trên ý nghĩa phương pháp luận đó, có thể thấy một trong những giá trị căn bản nhất của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa chính là ở mục tiêu xóa bỏ triệt để các quan hệ kinh tế - xã hội áp bức và bóc lột, ràng buộc khả năng sáng tạo lịch sử của con người. Cuộc cách mạng đó cũng thực hiện sự nghiệp giải phóng toàn nhân loại bằng phương thức xây dựng mối quan hệ kinh tế - xã hội xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa nhằm xác lập và phát triển một xẫ hội mà tự do, sáng tạo của người này trở thành điều kiện cho tự do và sáng tạo của người khác. Đó cũng chính là thực hiện triết lý đạo đức nhân sinh cao đẹp nhất của chủ nghĩa cộng sản: “mỗi người vì mọi người; mọi người vì mỗi người”.
2. Khái niệm quần chúng nhân dân và vai trò sáng tạo lịch sử của quần chúng nhân dân
2.1 Khái niệm quần chúng nhân dân
Con người là chủ thể sáng tạo ra lịch sử nhưng khổng phải theo phương thức hành vỉ đơn lẻ, rời rạc, cô độc của mỗi con người mà theo phương thức liên kết những con người thành sức mạnh cộng đồng xã hội có tổ chức, có lãnh đạo của những cá nhân hay các tổ chức chính trị, xã hội nhất định nhằm giải quyết các nhiệm vụ lịch sử ữên các lữìh vực kinh tế, chính trị, văn hóa của xã hội - cộng đồng đó chính là quẩn chúng nhân dân.
Những lực lượng cơ bản tạo thành cộng đồng quần chúng nhân dân bao gồm: Thứ nhất, những người lao động sản xuất ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần - đó là hạt nhân cơ bản trong cộng đồng quần chúng nhân dân. Thứ hai, những bộ phận dân cư chống lại giai cầp thông trị áp bức, bóc lột, đối kháng với cộng đồng nhân dân. Thứ ba, những giai cấp, tầng lớp xã hội thúc đẩy sự tiến bộ xã hội thông qua hoạt động của mình, trực tiếp hoặc gián tiếp trên các lình vực của đời sống xã hội.
Quần chúng nhân dân không phải là một cộng đồng bất biến mà giữ lại, luôn thay đổi cùng với sự bich đổi của những nhiệm vụ lịch sử ở mỗi thời đại, mỗi giai đoạn phát triển nhất định. Tuy nhiên, lực lượng cơ bản nhất của mỗi cộng đồng nhân dân chính là những con người lao động sản xuất ra của cải vật chất và tính thần cho sự sinh tồn và phát triển của xã hội. Ngoài ra, tùy theo mỗi điều kiộn lịch sử xác định mà cộng đồng quần chúng nhân dân còn có thể bao gồm những lực lượng giai cấp và tầng lớp xã hội khác.
2.2 Vai trò sáng tạo lịch sử của quần chúng nhân dân và vai trò của cá nhân trong lịch sử
Về căn bản, tất cả các nhà tư tưởng trong lịch sử trước Mác đều không nhận thức đúng vai trò sáng tạo lịch sử của quần chúng nhân dân. về nguồn gốc lý luận, điều đó có nguyên nhân từ quan điểm duy tâm, tôn giáo và phương pháp siêu hình trong phân tích các vấn đề xã hội.
Theo quan điểm duy vật lịch sử, quần chúng nhân dân là chủ thể sáng tạo chân chính ra lịch sử, lực lượng quyết định sự phát triển của lịch sử. Do đó, lịch sử trước hết và căn bản là lịch sử hoạt động của quần chúng nhân dân trên tất cả các ỉữứí vực của đời sống kinh tế- xã hội.
Vai trò chủ thể sáng tạo ra lịch sử, quyết định tiến trình phát triển lịch sử của quần chúng nhân dân được phân tích từ ba giác độ sau đây:
Thứ nhất, quần chúng nhân dân là lực lượng sản xuất cơ bản của mọi xã hội, trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất đáp ứng nhu cầu tồn tại và phát triển của con người, của xã hội - đây là nhu cầu quan trọng bậc nhất của mọi xã hội ở mọi thời đại, mọi giai đoạn lịch sử.
Thứ hai, cùng với quá trình sáng tạo ra của cải vật chất, quần chúng nhân dân đồng thời cũng là lực lượng trực tiếp hay gián tiếp sáng tạo ra các giá trị tình thần của xã hội; là lực lượng trực tiếp hay gián tiếp “kiểm chứng” các giá trị tình thần đã được các thế hệ và các cá nhân sáng tạo ra trong lịch sử. Hoạt động của quần chúng nhân dân là cơ sở hiện thực có ý nghĩa quyết định và là cội nguồn phát sinh những sáng tạo văn hóa tình thần của xã hội. Mọi giá trị sáng tạo tình thần dù qua phương thức nào thì cuối cùng cũng là để phục vụ hoạt động của quần chúng nhấn dân và nó chỉ có ý nghĩa hiện thực một khi được vật chất hóa bởi hoạt động thực tiễn của nhấn dân.
Thứ ba, quần chúng nhân dân là lực lượng và động lực cơ bản của mọi cuộc cách mạng và các cuộc cải cách trong lịch sử. Lịch sử nhân loại đã chứng minh rằng không có một cuộc cách mạng hay cuộc cải cách xã hội nào có thể thành công nếu nó không xuất phát từ lợi ích và nguyện vọng của đông đảo quần chúng nhân dân. Với ý nghĩa như vậy, có thể nói: cách mạng là “ngày hội của quần chúng” và trong ngày hội đó, quần chúng nhân dân có thể sáng tạo ra lịch sử “một ngày bằng hai mươi năm”. Như vậy, những cuộc cách mạng và cải cách xã hội cần đến lực lượng quần chúng nhân dân và sức sáng tạo của quần chúng nhân dân cũng cần có những cuộc cách mạng và cải cách xã hội. Đó chính là biện chứng của quá trình phát triển xã hội.
Vai trò sáng tạo lịch sử của quần chúng nhân dân không bao giờ có thể tách rời vai trò cụ thể của mỗi cá nhân, đặc biệt là vai trò của các cá nhân ở vị trí thủ lĩnh, lãnh tụ hay ở tầm vĩ nhân của cộng đồng nhân dân. Theo V.I. Lênin, "Trong lịch sử, chưa hề có một giai cấp nào giành được quyền thống trị, nếu nó không đào tạo ra được trong hàng ngũ của mình những lãnh tụ chính trị, những đại biểu tiền phong có đủ khả năng tổ chức và lãnh đạo phong trào".
Khái niệm cá nhân dùng để chỉ mỗi con người cụ thể sổng trong một cộng đồng xã hội nhất định và được phân biệt với những con người khác thông qua tính đơn nhất và tính phổ biến của nó. Theo quan niệm đó, mỗi cá nhân là một chỉnh thể thống nhất, vừa mang tính cá biệt vừa mang tính phổ biến; là chủ thể của lao động, của mọi quan hệ xã hội và của nhận thức nhằm thực hiện chức năng cá nhân và chức năng xã hội trong một giai đoạn phát triển nhất định của lịch sử.
Trong quá hình quần chúng nhân dân sáng tạo lịch sử, mỗi cá nhân tùy theo vị trí, chức năng, vai trò và năng lực sáng tạo cụ thể mà họ có thể tham gia vào quá trình sáng tạo lịch sử của cộng đồng nhân dân. Theo ý nghĩa ấy, mỗi cá nhân của cộng đồng nhân dân đều “in dấu ấn” của nó vào quá trình sáng tạo lịch sử, mặc dù mức độ và phạm vi có thể khác nhau. Thế nhưng, để lại những dâu âh sâu sắc nhất trong tiến trình lịch sử thường là những thủ lĩnh mà đặc biệt là những thủ lĩnh ở tầm vĩ nhân. Vĩ nhân là những cá nhân kiệt xuất trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, khoa học, nghệ thuật...
Trong chủ nghĩa Mác - Lênin, khái niệm lãnh tụ thường được dùng để chỉ những cá nhân kiệt xuất do phong trào cách mạng của quần chúng nhân dân tạo nên, gắn bó mật thiết với quần chúng nhân dân. Đổ trở thành lãnh tụ của quần chúng nhân dân, được quần chúng nhân dân tín nhiệm, lãnh tụ phải là người có những phẩm chất cơ bản sau đây: Một là, có tri thức khoa học uyên bác, nắm bắt được xu thế vận động, phát triển của lịch sử. Hai là, có năng lực tập hợp quần chúng nhân dân, thống nhât ý chí và hành động của quần chúng nhãn dân vào việc giải quyết những nhiệm vụ lịch sử, thúc đẩy sự tiến bộ và phát triển của lịch sử. Ba là, gắn bó mật thiết với quần chúng nhân dân, hy sinh vì lợi ích của quần chúng nhân dân.
Bất cứ một thời kỳ nào, một cộng đồng xã hội nào, nếu lịch sử đặt ra những nhiệm vụ cần giải quyết thì từ trong phong trào quần chúng nhân dân, tất yếu sẽ xuât hiện những lãnh tụ đáp ứng nhiệm vụ đó.
Như vậy, tuyệt đối hóa vai trò của quần chúng nhân dân mà bỏ qua vai trò của cá nhân, hoặc tuyệt đối hóa vai trò của cá nhân, thủ lĩnh, lãnh tụ, vĩ nhân mà xem thường vai trò của quần chúng nhân dân đều là không biện chứng trong nghiên cứu về lịch sử và do đó không thê lý giải chính xác tiến trình vận động, phát triển của lịch sử nhân loại nói chung cũng như mỗi cộng đồng xã hội nói riêng.
Vai trò sáng tạo lịch sử của quần chúng nhân dân phụ thuộc vào các điều kiện khách quan và chủ quan. Đó là: trình độ phát triển của phương thức sản xuất, trình độ nhận thức của mỗi cá nhân, mỗi giai cấp, mỗi tầng lớp hay lực lượng xã hội, trình độ tổ chức xã hội, bản chất của chế độ xã hội, V.V.. Do vậy, việc phân tích vai trò sáng tạo lịch sử của quần chúng nhân dân cần phải đứng trên quan điểm toàn diện, phát triển và lịch sử - cụ thể.
Lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về vai trò sáng tạo lịch sử của quần chúng nhân dân và vai trò của các cá nhân đổi với tiến trình lịch sử đã cung cấp một phương pháp luận khoa học quan trọng cho hoạt động nhận thức và thực tiễn:
Thứ nhất, việc lý giải một cách khoa học về vai trò quyết định lịch sử của quần chúng nhân dân đã xóa bỏ được sai lầm của chủ nghĩa duy tâm đã từng thông trị lâu dài trong lịch sử nhận thức về động lực và lực lượng sáng tạo ra lịch sử xã hội loài người. Đồng thời, đem lại một phương pháp luận khoa học trong việc nghiên cứu và nhận định lịch sử cũng như việc nghiên cứu và đánh giá vai trò của mỗi cá nhân, thủ lỉnh, vĩ nhân, lãnh tụ trong cộng đồng xã hội.
Thứ hai, lý luận vể vai trò sáng tạo lịch sử của quần chúng nhân dân đã cung cấp một phương pháp luận khoa học để các đảng cộng sản phân tích các lực lượng xã hội, tổ chức xây dựng lực lượng quần chúng nhân dân trong công cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa. Đó là, sự liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông nhân và đội ngũ trí thức, đặt dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản, trên cơ sở đó tập hợp mọi lực lượng có thể nhằm tạo ra động lực to lớn trong sự nghiệp đưa cách mạng xã hội chủ nghĩa đi tới thắng lợi cuối cùng.
Trên đây là nội dung bài giảng Bài 6: Quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử về con người và vai trò sáng tạo lịch sử của quần chúng nhân dân được eLib tổng hợp lại nhằm giúp các bạn sinh viên có thêm tư liệu tham khảo!
Như vậy là các bạn đã hoàn thành Chương 3: Chủ Nghĩa Duy Vật Lịch Sử. Để giúp các bạn cũng cố và nắm vững kiến thức, eLib.VN mời bạn làm các câu hỏi trắc nghiệm trong "Bộ 1000 câu trắc nghiệm Triết học có đáp án" tại đây
Tham khảo thêm
- doc Bài 1: Vai trò của sản xuất vật chất và quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
- doc Bài 2: Biện chứng của cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng
- doc Bài 3: Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội và tính độc lập tương đối của ý thức xã hội
- doc Bài 4: Phạm trù hình thái kinh tế-xã hội và quá trình lịch sử-tự nhiên của sự phát triển các hình thái kinh tế-xã hội
- doc Bài 5: Vai trò của đấu tranh giai cấp và cách mạng xã hội đối với sự vận động, phát triển của xã hội có đối kháng giai cấp