Tại sao nên bán hàng trên sàn thương mại điện tử?

Sàn TMĐT là nền tảng trang web thương mại điện tử tích hợp mạng xã hội, điều này cho phép nhà bán hàng có thể tương tác, gửi chương trình khuyến mãi của shop đến khách hàng, nhờ đó việc mua bán trao đổi được nhanh chóng và đơn giản hơn. Dưới đây là các lợi ích, thách thức và kinh nghiệm bán hàng trên sàn thương mại điện tử được eLib sưu tầm, mời các bạn cùng tham khảo.

Tại sao nên bán hàng trên sàn thương mại điện tử?

Theo số liệu của Bộ Công thương, ước tính các sàn thương mại điện tử (TMĐT) xử lý đến 3 triệu đơn hàng mỗi ngày. Người tiêu dùng muốn có nhiều lựa chọn và đòi hỏi nhà bán hàng xuất hiện trên nhiều kênh để tối đa hóa nhu cầu. 75% khách hàng đánh giá cao trả nghiệm đa kênh của cửa hàng online và 8/10 người được hỏi đã từng ít nhất một lần mua hàng trên sàn thương mại điện tử (TMĐT). Do đó bán hàng trên sàn thương mại điện tử đóng vai trò rất quan trọng trong việc tăng doanh thu, sức mạnh thương hiệu của các nhà bán lẻ.

1. Các sàn thương mại điện tử phổ biến nhất hiện nay

Thị trường TMĐT vốn sôi động có sự góp mặt hơn 20 sàn, trong đó 5 sàn TMĐT hàng đầu tại Việt Nam, theo bảng xếp hạng của iPrice tính đến quý IV – 2019 theo lượt truy cập web mỗi tháng lần lượt là: Shopee Việt Nam, Sendo, Lazada Việt Nam, Tiki, Vật Giá. Nếu bạn đang tìm kiếm một website để bán hàng trực tuyến thì đây là những sự lựa chọn phù hợp.

Các sàn TMĐT (hay social ecommerce platform) là nền tảng trang web thương mại điện tử tích hợp mạng xã hội. Điều này cho phép nhà bán hàng có thể tương tác, gửi chương trình khuyến mãi của shop đến khách hàng. Nhờ đó việc mua bán trao đổi được nhanh chóng và đơn giản hơn. Bạn có thể nhắn tin với khách hàng để tư vấn, giải đáp thắc mắc về sản phẩm.

Bảng xếp hạng các doanh nghiệp thương mại điện tử hàng đầu tại Việt Nam

1.1 Shopee Việt Nam

Gần 4 năm gia nhập thị trường Việt Nam, Shopee phát triển mạnh mẽ và tăng trưởng về số lượng người dùng, nhà bán hàng, số lượng đơn và chất lượng dịch vụ. Ưu điểm bán hàng trên Shopee:

- Lượng khách hàng truy cập lớn, tệp khách hàng trẻ dễ dàng tiếp cận với sản phẩm.

- Đăng ký mở gian hàng miễn phí, dễ dàng chỉ cần SĐT, chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân, xác nhận qua email.

- Chính sách ưu đãi, hỗ trợ phí vận chuyển cho nhà bán hàng.

- Liên kết với nhiều đơn vị vận chuyển, thời gian giao hàng nhanh.

- Dễ dàng tương tác với khách hàng qua khung chat.

- Ưu tiên hiển thị về số lượng đăng ký shop, lượt like sản phẩm, mắt xem sản phẩm.

- Với trường hợp khách bom hàng, Shopee không tính phí trả hàng. Còn nếu nhà bán hàng giao thiếu, sai sản phẩm thì phải chịu phí.

Website thương mại điện tử Shopee Việt Nam

1.2 Lazada Việt Nam

Là sàn thương mại trực thuộc tập đoàn Alibaba, năm 2012 Lazada đặt chân vào Việt Nam và trở thành kênh bán hàng lớn thứ 3. Ưu điểm khi bán hàng trên Lazada:

- Phí đăng ký mở gian hàng miễn phí.

- Chính sách trợ giá, khuyến mãi dành cho nhà bán hàng.

- Thời gian xử lý đơn hàng nhanh.

- Liên kết với nhiều đơn vị vận chuyển.

- Có các công cụ hỗ trợ miễn phí, có tính năng tối ưu tăng độ hiển thị, đẩy sản phẩm, các chương trình khuyến mãi thường xuyên.

Website thương mại điện tử Lazada Việt Nam

1.3 Sendo

Sendo là sàn thương mại điện tử thuộc Tập đoàn FPT phát triển mạnh mẽ mảng thời trang và công nghệ. Ưu điểm khi tham gia bán hàng trên Sendo:

- Mở gian hàng hoàn toàn miễn phí, đăng và duyệt sản phẩm nhanh.

- Chính sách bảo mật thông tin khách hàng tốt.

- Cung cấp nhiều gói quảng cáo và marketing để kéo khách, tăng đơn cho nhà bán hàng.

- Không cạnh tranh giá như Shopee.

Website thương mại điện tử Sendo

1.4 Tiki

Tiki là sàn có những quy định khá khắt khe với người bán. Nhà bán hàng là doanh nghiệp và phải có giấy phép đăng ký kinh doanh. Đăng tải và duyệt sản phẩm khá lâu. Bù lại có được lợi thế:

- Niềm tin mua sắm của khách hàng cao hơn so với các sàn TMĐT khác, tỷ lệ hoàn trả thấp.

- Giao hàng nhanh, Tiki có chính sách giao hàng nhanh trong 2h.

- Có kho bãi riêng.

Website thương mại điện tử Tiki

Trên đây là một số đặc điểm của 4 sàn TMĐT lớn ở Việt Nam, nếu bạn nào có ý định triển khai thêm gian hàng online có thể tham khảo. Hành vi mua sắm của khách hàng ngày càng thay đổi, kinh doanh đa sàn sẽ giúp shop tăng doanh thu hiệu quả.

2. Lợi ích khi bán hàng trên sàn thương mại điện tử

2.1 Tiếp cận với lượng khách hàng tự nhiên lớn

Dù hình thức kinh doanh như thế nào: đã mở cửa hàng và bán trên kênh online hoặc chỉ bán online thì các shop đều muốn khác hàng biết đến sản phẩm nhiều hơn, gia tăng tỷ lệ mua hàng thành công. Tệp khách hàng của các sàn TMĐT thường rất lớn và cập nhật liên tục do người tiêu dùng Việt thay đổi thói quen mua sắm từ offline sang online.

Theo thống kế của iPrice Insight lượng truy cập người dùng trên các trang TMĐT đạt trung bình gần 40 triệu lượt/tháng. Bán hàng trên sàn TMĐT mở rộng cơ hội tiếp cận khách hàng miễn phí rất cao. Ngoài ra bạn có thể chạy quảng cáo để xuất hiện đầu trang tìm kiếm tương ứng với từ khóa để tăng tỷ lệ ra đơn hàng cho shop của bạn.

Thủ tục đăng ký gian hàng online cũng đơn giản: không mất phí đăng ký, không bị kiểm duyệt khắt khe tạo cơ hội cho nhà bán hàng gia nhập sàn dễ dàng.

2.2 Cắt giảm chi phí quảng cáo, gia tăng trải nghiệm khách hàng

Đây là một xu thế bán hàng trong năm 2020 khi khách hàng muốn tiếp cận tới sản phẩm trên nhiều kênh và hành vi mua sắm không chỉ gói gọn tại cửa hàng. Đồng thời, shop có thể sử dụng các gói quảng cáo hoặc tính năng của các sàn để tăng hiển thị sản phẩm, thu hút khách hàng. Một số sàn có các chương trình deal 1k, 99k, Lắc xu giờ vàng hoặc freeship để hỗ trợ nhà bán hàng.

2.3 Gia tăng lợi nhuận, sức mạnh thương hiệu

Mục đích kinh doanh là doanh thu, lợi nhuận và xây dựng thương hiệu. Muốn gia tăng chuyển đổi phải bán hàng đa kênh. Với lợi thế tiếp cận với lượng khách hàng khổng lồ, không bị giới hạn về thời gian, mở gian hàng trên sàn TMĐT giúp bạn có thể đưa sản phẩm đến các tỉnh thành khác nhau. Việc tiết kiệm chi phí đầu tư vào cơ sở hạ tầng, thuê nhân viên giúp shop bạn gia tăng lợi nhuận và nâng cao năng lực cạnh tranh.

3. Thách thức khi bán hàng trên sàn thương mại điện tử

Bán hàng đa sàn cũng đối mặt với nhiều khó khăn như tốn nhiều thời gian để quản lý. Các hoạt động: nhập hàng, kiểm kê hàng hóa, đăng bán sản phẩm, tư vấn, chốt đơn, liên hệ vận chuyển, kiểm tra thanh toán, đối soát COD, chăm sóc khách hàng, báo cáo, quản lý… Do đó các shop nên tìm hiểu các phần mềm quản lý bán hàng đa kênh quản lý các kênh bán hàng trên cùng một hệ thống. Phần mềm quản lý bán hàng đa kênh OCM là giải pháp quản lý hiệu quả dành cho các shop online bán hàng trên Facebook, sàn TMĐT, Zalo Shop với các tính năng như:

- Quản lý bình luận của khách hàng.

- Đăng hàng hóa lên các kênh bán hàng.

- Tra cứu tồn kho hàng hóa.

- Đồng bộ trực tiếp với phần mềm quản lý tại cửa hàng MISA eShop.

- Liên kết với các nhà vận chuyển: Giao hàng nhanh, Giao hàng tiết kiệm, ViettelPost.

- Báo cáo phân tích.

4. Mẹo bán hàng trên sàn thương mại điện tử

4.1 Lưu danh sách khách hàng đã từng mua hàng

Làm thế nào để khách hàng nhớ đến gian hàng online của bạn, mua hàng những lần tiếp theo? Thậm chí giới thiệu cho người khác mua hàng?

Phần mềm quản lý bán hàng đa kênh OCM dễ dàng kết nối với phần mềm quản lý tại cửa hàng MISA eShop giúp bạn khai báo thông tin khách hàng, phân loại khách theo từng nhóm để tiện chăm sóc, chạy các chương trình khuyến mại, giảm giá hay quản lý công nợ khách hàng trên phần mềm.

Đối với mỗi đơn giao thành công từ sàn thương mại điện tử, bạn nhập thông tin khách hàng trên phần mềm để quản lý. Sau đó, phân loại khách hàng như: khách quen, khách VIP, thậm chí khách hay bom hàng để quản lý. Gửi sms điện thoại thông báo các chương trình khuyến mãi, giảm giá. Hoặc vào những dịp sinh nhật của khách hàng bạn có thể gửi một lời chúc kèm voucher mua sắm để chiếm thiện cảm từ khách hàng. Nhiều shop cũng lưu danh bạn khách tiềm năng và kết bạn với zalo, trực tiếp giới thiệu những sản phẩm mới hoặc các chương trình sale để tăng doanh thu. Marketing qua tin nhắn là cách làm hiệu quả để kích thích nhu cầu mua sắm của khách hàng.

4.2 Chọn sàn TMĐT hiệu quả để tối ưu chi phí, đầu tư hiệu quả

Bán hàng đa sàn là xu thế nhưng đòi hỏi kinh nghiệm quản lý để năng cao hiệu quả hoạt động, giảm thất thoát. Tuy nhiên, mở gian hàng trên 2 sàn thương mại, ngày nổ trăm đơn hơn là sàn nào cũng có shop online nhưng không chăm chút, không có đơn hàng. Tạo gian hàng bạn cần đầu tư: nội dung chuẩn SEO, hình ảnh sản phẩm để tăng tương tác, tăng đơn hàng. Không phải cứ đẩy sản phẩm là sẽ có đơn hàng.

4.3 Sử dụng phần mềm quản lý bán hàng đa kênh

Các shop thường gặp khó khăn trong việc quản lý các gian hàng, không nắm bắt số lượng tồn kho chính xác và đối soát COD nhầm lẫn. Sử dụng phần mềm quản lý bán hàng để quản lý thông suốt giữa các kênh bán hàng, quản lý tập trung.

Phần mềm quản lý bán hàng đa kênh OCM kết nối với sàn TMĐT Shopee, Lazada, Sendo, Zalo, Website giúp các shop online quản lý thông tin hàng hóa và tồn kho; quản lý đơn hàng và doanh số bán hàng. Ngoài ra, phần mềm còn kết nối với fanpage Facebook giúp tự động chốt đơn hàng livestream khi khách hàng comment theo cú pháp. Tích hợp chatbot, tự động trả lời khách hàng hay gửi tin nhắn hàng loạt cho khách hàng cũ. Tự động ẩn bình luận chứa SĐT của khách hàng, tránh tình trạng đối thủ cướp khách.

Hi vọng với các so sánh về sàn thương mại điện tử nổi bật tại Việt Nam hiện nay cũng như đưa ra các thách thức, mẹo hay giúp bán hàng thành công trên sàn thương mại điện tử được eLib chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn lựa chọn thêm được kênh bán hàng tối ưu nhất để gia tăng doanh thu, lợi nhuận. Chúc các bạn kinh doanh thành công!

Ngày:25/09/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM