Toán 2 Chương 5 Bài: Đường gấp khúc - Độ dài đường gấp khúc

Đường gấp khúc là gì? Độ dài đường gấp khúc như thế nào? Và đường gấp khúc có những dạng bài tập gì? Để giải đáp những câu hỏi đó chúng ta cùng tìm hiểu qua bài giảng dưới đây nhé!

Toán 2 Chương 5 Bài: Đường gấp khúc - Độ dài đường gấp khúc

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Kiến thức cần nhớ

- Hiểu và nhận biết được đường gấp khúc.

- Nắm được cách tính độ dài đường gấp khúc.

  • Đường gấp khúc ABCD gồm ba đoạn thẳng: AB, BC và CD.
  • Độ dài đường gấp khúc ABCD là tổng độ dài các đoạn thẳng AB, BC, CD: 2cm + 4cm + 3cm = 9cm.

1.2. Các dạng toán

Dạng 1: Vẽ đường gấp khúc theo yêu cầu

Nối các điểm không thẳng hàng bằng các đoạn thẳng theo thứ tự thích hợp để tạo được đường gấp khúc.

Dạng 2: Tính độ dài đường gấp khúc.

Độ dài đường gấp khúc được tính bằng tổng độ dài các đoạn thẳng của đường gấp khúc đó.

Dạng 3: Đọc tên đường gấp khúc có trong hình vẽ.

Em đọc tên các điểm đầu mút của các đoạn thẳng có trong đường gấp khúc, theo chiều nối các điểm từ trái sang phải hoặc từ phải sang trái.

2. Bài tập minh họa

Câu 1: Đường gấp khúc ABC có AB = 5cm, BC = 7cm. Độ dài đường gấp khúc ABC là bao nhiêu xăng-ti-mét?

Hướng dẫn giải

Độ dài đường gấp khúc ABC là:

5 + 7 = 12 cm

Đáp số: 12cm.

Câu 2: Đọc tên của đường gấp khúc sau:

Hướng dẫn giải

Tên đường gấp khúc được đọc là ABC hoặc CBA.

3. Kết luận

Qua nội dung bài học trên, giúp các em học sinh:

  • Hệ thống lại kiến thức đã học một cách dễ dàng hơn
  • Nhận biết và vận dụng vào làm bài tập
  • Có thể tự đọc các kiến thức và tự làm các ví dụ minh họa để nâng cao các kỹ năng giải Toán lớp 2 của mình thêm hiệu quả
Ngày:21/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM