Giải bài tập SBT Lịch Sử 9 Bài 30: Hoàn thành giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Hướng dẫn Giải bài tập SBT Lịch Sử 9 Bài 30 dưới đây sẽ giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện tốt kiến thức. Mời các em cùng theo dõi.

Giải bài tập SBT Lịch Sử 9 Bài 30: Hoàn thành giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

1. Giải bài 1 trang 109 SBT Lịch sử 9

Hãy khoanh tròn vào chữ in hoa trước ý trả lời đúng:

1. Sau khi hiệp định Pa-ri năm 1973 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam được kí kết, ta có thuận lợi cơ bản là 

A. cuộc kháng chiến của nhân dân ta nhận được sự ủng hộ to lớn của phe chủ nghĩa xã hội.

B. miền Bắc hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh.

C. quân Mĩ cùng với quân đồng minh của Mĩ phải rút khỏi nước ta, làm thay đổi so sánh lực lượng có lợi cho cách mạng.

D. đất nước được thống nhất và tiến lên xã hội chủ nghĩa.

2. Chính quyền Sài Gòn thực hiện chiến dịch “ tràn ngập lãnh thổ” để

A.“Bình định - lấn chiếm” vùng giải phóng của ta, tiếp tục chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”.

B. Phá hoại hiệp định Pa-ri.

C. Tấn công xâm lược miền Bắc.

D. Ổn định tình hình chính trị, củng cố các ấp chiến lược.

3. Bộ Chính Trị Trung ương Đảng đề ra kế hoạch giải phóng miền Nam như thế nào 

A. Giải phóng hoàn toàn miền Nam trước mùa mưa 1975.

B. Giải phóng hoàn toàn miền Nam trong hai năm 1975 - 1976.

C. Giải phóng hoàn toàn miền Nam trong hai năm 1975 - 1976, nhưng nhấn mạnh: Nếu thời cơ đến thì lập tức giải phóng miền Nam ngay trong năm 1975.

D. Giải phóng hoàn toàn miền Nam trong hai năm 1975 - 1976, nhưng nhấn mạnh: Nếu thời cơ đến thì lập tức giải phóng Miền Nam ngay trong năm 1976.

4. Chiến dịch mở màn cho cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 là 

A. chiến dịch Đường 14 - Phước Long

B. chiến dịch Huế - Đà Nẵng

C. chiến dịch Tây Nguyên

D. chiến dịch Hồ Chí Minh

5. Bộ Chính trị Trung ương Đảng chọn Tây Nguyên làm hướng tiến công chủ yếu trong năm 1975 vì 

A. Tây Nguyên là địa bàn chiến lược hết sức quan trọng.

B. Tây Nguyên là “mái nhà” của Nam Lào và miền Trung.

C. Tây Nguyên là địch tập trung quân mỏng, bố phòng nhiều sơ hở.

D. Tây Nguyên là địch tập trung binh lực mạnh, nếu đánh thắng sẽ giải phóng được miền Nam.

6. Địa danh nào đã diễn ra trận chiến then chốt trong chiến dịch Tây Nguyên?

A. Playku

B. Kon Tum

C. Buôn Ma Thuật

D. Đắk Lắk

7. Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử kết thúc thắng lợi ngày 

A. 26-4-1975

B. 28-4-1975

C. 30-4-1975

D. 2-5-1975

8. Tỉnh cuối cùng ở miền Nam được giải phóng trong tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 là 

A. Châu Đốc

B. Cà Mau

C. Hà Tiên

D. Kiên Giang

9. Nguyên nhân cơ bản nhất quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước là 

A. Sự lãnh đạo của Đảng với đường lối chính trị, quân sự độc lập, tự chủ, sáng tạo.

B. Nhân dân ta có truyền thống yêu nước nồng nàn. 

C. Miền Bắc XHCN trở thành hậu phương vững chắc của cuộc kháng chiến.

D. Tình đoàn kết, gắn bó của nhân dân ba nước Đông Dương và sự giúp đỡ có hiệu quả của các nước XHCN.

Phương pháp giải

Từ các kiến thức đã được học và nội dung Bài 30. Hoàn thành giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1973-1975) SGK Lịch Sử 9 để phân tích và đưa ra lựa chọn chính xác nhất.

Gợi ý trả lời

1.C             2.A               3.C

4.C             5.A               6.C

7.C             8.A               9.A

2. Giải bài 2 trang 111 SBT Lịch sử 9

Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc chữ S (sai) vào ô ☐ trước câu trả lời sau:

1. ☐ Ngày 29-3-1973, toán lính Mĩ cuối cùng rút khỏi nước ta. Đồng thời Mĩ cũng cắt viện trợ quân sự, kinh tế cho chính quyền Sài Gòn.

2. ☐ Chiến dịch giải phóng Sài Gòn và các tỉnh Nam Bộ mang tên "chiến dịch Hồ Chí Minh".

3. ☐ Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 hoàn toàn thắng lợi đã tạo thời cơ lớn cho nhân dân Lào và Cam-pu-chia hoàn thành giải phóng đất nước.

4. ☐ Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước mở ra một kỉ nguyên mới của lịch sử dân tộc - kỉ nguyên đất nước độc lập, thống nhất, đi lên XHCN.

5. ☐ Cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước cho nhân dân ta kéo dài 30 năm.

Phương pháp giải

Xem lại mục 1. Ý nghĩa lịch sử được trình bày ở bài 30 SGK Lịch Sử 9 để phân tích và trả lời.

Gợi ý trả lời

* Câu đúng là:

3. ☒ Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 hoàn toàn thắng lợi đã tạo thời cơ lớn cho nhân dân Lào và Cam-pu-chia hoàn thành giải phóng đất nước.

4. ☒ Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước mở ra một kỉ nguyên mới của lịch sử dân tộc- kỉ nguyên đất nước độc lập, thống nhất, đi lên XHCN.

* Câu sai là: 

1. ☒ Ngày 29-3-1973, toán lính Mĩ cuối cùng rút khỏi nước ta. Đồng thời Mĩ cũng cắt viện trợ quân sự, kinh tế cho chính quyền Sài Gòn.

2. ☒ Chiến dịch giải phóng Sài Gòn và các tỉnh Nam Bộ mang tên "chiến dịch Hồ Chí Minh"

5. ☒ Cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước cho nhân dân ta kéo dài 30 năm.

3. Giải bài 3 trang 111 SBT Lịch sử 9

Điền các nội dung sự kiện cho phù hợp với mốc thời gian dưới đây về diễn biến cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975.

Tây Nguyên:

- Ngày 10-3: 

- Ngày 12-3: 

- Ngày 14-3: 

- Ngày 24-3: 

Huế- Đà Nẵng:

- Ngày 21-3: 

- Ngày 25-3: 

- Ngày 26-3: 

- Ngày 29-3: 

Hồ Chí Minh:

- Ngày 26-4: 

- Ngày 30-4:

Phương pháp giải

Dựa vào mục 2. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 được trình bày ở bài 30 SGK Lịch Sử 9 để phân tích và trả lời.

Gợi ý trả lời

Tây Nguyên:

- Ngày 10-3: Chính thức bước vào tác chiến chiến dịch, Sư đoàn 10 tiêu diệt căn cứ Đức Lập.

- Ngày 12-3: Địch phản công nhưng thất bại → mất tinh thần hàng ngũ rối loạn. Chiến dịch Sài Gòn

- Ngày 14-3: Sư đoàn 10, Trung đoàn 25 tiến công lực lượng địch đổ bộ trực thăng trên đường 21, Đông Bắc thị xã Buôn Ma Thuột, tiêu diệt Sư đoàn 23 và Liên đoàn biệt động quân 21, đập tan ý đồ phản kích của địch.

- Ngày 24-3: Sư đoàn 968, Trung đoàn 95a, và Trung đoàn 271 tiến vào giải phóng các thị xã Kon Tum, Plâyku, Gia Nghĩa.

Huế- Đà Nẵng:

- Ngày 21-3: Ta tiến công chia cắt Huế - Đà Nẵng, tiêu diệt sư đoàn bộ binh số 1, lữ 147/F TQLC, liên đoàn biệt động quân, giải phóng Thừa Thiên – Huế, mặt khác giải phóng Tam Kỳ, Quảng Ngãi uy hiếp Đà Nẵng từ phía Nam. Hướng Trị – Thiên, 

- Ngày 25-3: Thành phố Huế được giải phóng. Cùng ngày, thị xã Tam Kỳ, thị xã Quảng Ngãi được giải phóng.

- Ngày 26-3: Tỉnh Thừa Thiên Huế được giải phóng hoàn toàn.

- Ngày 29-3: Sau khi Huế mất, Nguyễn Văn Thiệu tuyên bố “tử thủ” Đà Nẵng bằng mọi giá. 

Hồ Chí Minh:

- Ngày 26-4: Nổ súng mở màn chiến dịch. Từ năm hướng các quân đoàn đồng loạt tiến công Sài Gòn.

- Ngày 30-4: Sau khi Dinh Độc Lập thất thủ, Tổng thống ngụy Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện.

4. Giải bài 4 trang 112 SBT Lịch sử 9

Sau hiệp định Pa-ri năm 1973 về Việt Nam, lực lượng giữa ta và địch ở miền Nam đã có sự thay đổi như thế nào?

Phương pháp giải

Xem lại mục IV. Hiệp định Pa-ri năm 1973 về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam được trình bày ở bài 30 SGK Lịch Sử 9 để phân tích và trả lời.

Gợi ý trả lời

Sau Hiệp định Pa-ri, lực lượng giữa ta và địch đã có sự thay đổi có lợi cho ta:

- Quân Mĩ và quân đồng minh đã rút hết về nước, làm cho quân đội Sài Gòn mất hết chỗ dựa. Viện trợ của Mĩ về quân sự, kinh tế, tài chính giảm đáng kể.

- Về phía ta: trong điều kiện hòa bình, miền Bắc đẩy mạnh sản xuất và xây dựng, tăng tiềm lực kinh tế, quốc phòng, tạo điều kiện chi viện cho miền Nam.

- Ở Miền Nam, vùng giải phóng của ta được mở rộng, sản xuất được đẩy mạnh đã tăng nguồn lực tại chỗ, chiến thắng Phước Long đánh dấu những biến đổi quan trọng trong so sánh lực lượng giữa ta và địch từ sau Hiệp định Pa-ri.

5. Giải bài 5 trang 112 SBT Lịch sử 9

Trong chủ trương, kế hoạch giải phóng miền Nam có những điểm nào thể hiện sự lãnh đạo đúng đắn và linh hoạt của Đảng?

Phương pháp giải

Dựa vào nội dung của bài Bài 30. Hoàn thành giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (1973-1975) SGK Lịch Sử 9 để phân tích và trả lời.

Gợi ý trả lời

Trong chủ trương, kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam có những điểm:

- Đúng đắn: Bộ Chính trị nhấn mạnh: “Nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975, thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975”.

- Linh hoạt: Bộ Chính trị cũng phân tích rõ sự cần thiết tranh thủ thời cơ đánh nhanh thắng nhanh để đỡ thiệt hại về người và của cho nhân dân, giữ gìn tốt cơ sở kinh tế, công trình văn hóa,… giảm bớt sự tàn phá của chiến tranh.

6. Giải bài 6 trang 113 SBT Lịch sử 9

Nêu ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 - 1975)

Phương pháp giải

Xem lại IV. Ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954-1975) được trình bày ở bài 30 SGK Lịch Sử 9 để phân tích và trả lời.

Gợi ý trả lời

* Nguyên nhân thắng lợi:

- Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng với đường lối chính trị, quân sự độc lập, tự chủ, đường lối tiến hành đồng thời cách mạng XHCN ở miền Bắc và cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân ở miền Nam.

- Nhân dân hai miền đoàn kết yêu nước, lao động cần cù, chiến đấu dũng cảm vì sự nghiệp giải phóng miền Nam, xây dựng và bảo vệ miền Bắc, thống nhất nước nhà.

- Nhờ có hậu phương miền Bắc không ngừng lớn mạnh, có khả năng đáp ứng kịp thời các yêu cầu của cuộc chiến đấu ở hai miền.

- Nhờ có sự phối hợp chiến đấu, đoàn kết giúp đỡ nhau trong đấu tranh chống kè thù chung của ba dân tộc ở Đông Dương.

- Nhờ có sự đồng tình ủng hộ, gíứp đỡ to lớn của các lực lượng cách mạng thế giới, nhất là Liên Xô, Trung Quốc và các nước XHCN khác.

* Ý nghĩa lịch sử:

- Đối với dân tộc:

+ Kết thúc 21 năm chiến đấu chống Mĩ và 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945.

+ Chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc ở nước ta. Trên cơ sở đó, hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân trong cả nước, tiến tới thống nhất đất nước.

+ Mở ra kỉ nguyên mới cho lịch sử dân tộc – kỉ nguyên đất nước độc lập, thống nhất đi lên chủ nghĩa xã hội.

- Đối với thế giới:

+ Tác động mạnh đến tình hình nước Mĩ và thế giới, là nguồn cổ vũ to lớn đối với phong trào cách mạng thế giới, nhất là phong trào giải phóng dân tộc.

Ngày:25/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM