Luận văn ThS: Các giải pháp thúc đẩy sự phát triển bền vững thị trường chứng khoán Việt Nam

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn Các giải pháp thúc đẩy sự phát triển bền vững thị trường chứng khoán Việt Nam là nhận diện và phân tích các mặt hạn chế của TTCK Việt Nam nhằm đưa ra các giải pháp, kiến nghị giúp thúc đẩy sự phát triển bền vững TTCK Việt Nam góp phần nâng cao chức năng vốn có của TTCK là “chức năng dẫn vốn cho nền kinh tế”. 

Luận văn ThS: Các giải pháp thúc đẩy sự phát triển bền vững thị trường chứng khoán Việt Nam

1. Mở đầu

1.1 Sự cần thiết của đề tài

TTCK từ khi thành lập đến nay đã phát huy được chức năng của mình đối với nền kinh tế. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại những hạn chế gây kiềm hãm sự phát triển của thị trường. Do vậy, làm thế nào để hạn chế được những tồn tại của TTCK và đưa ra những giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững của TTCK Việt Nam có ý nghĩa thiết thực và cấp bách.  

1.2 Mục đích nghiên cứu của đề tài

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nhận diện và phân tích các mặt hạn chế của TTCK Việt Nam nhằm đưa ra các giải pháp, kiến nghị giúp thúc đẩy sự phát triển bền vững TTCK Việt Nam góp phần nâng cao chức năng vốn có của TTCK là “chức năng dẫn vốn cho nền kinh tế”. 

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các mặt hạn chế của TTCK Việt Nam và các giải pháp phát triển bền vững TTCK. Nội dung của đề tài chỉ giới hạn trong phạm vi các cổ phiếu được niêm yết tại HOSE. Đề tài không nghiên cứu trái phiếu và cổ phiếu giao dịch trên thị trường OTC. 

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Tác giả sử dụng phương pháp phân tích, thống kê mô tả đóng vai trò chủ đạo trong suốt quá trình nghiên cứu luận văn. 

1.5 Ý nghĩa khoa học thực tiễn của đề tài

Luận văn đưa ra một số đóng góp chính như sau:

  • Hệ thống hóa các lý luận cơ bản về chứng khoán và TTCK, các nhân tố ảnh hưởng đến TTCK.
  • Điểm qua những biến động thăng trầm của TTCK Việt Nam sau 8 năm xây dựng và phát triển. Đánh giá những mặt đạt được và phân tích những mặt hạn chế của TTCK Việt Nam.
  • Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững của TTCK Việt Nam. 

2. Nội dung

2.1 Tổng quan về TTCK Việt Nam

  • Sơ lược về TTCK Việt Nam
  • Lý luận về sự phát triển bền vững của TTCK
  • Bài học kinh nghiệm từ Trung Quốc

2.2 Thực trạng hoạt động của TTCK Việt Nam hiện nay 

  • Bức tranh toàn cảnh về TTCK Việt Nam hiện nay
  • Những hạn chế tồn tại làm ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của TTCK Việt Nam

2.3 Các giải pháp thúc đẩy sự phát triển bền vững TTCK Việt Nam  

  • Đề án phát triển thị trường vốn Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 của Thủ tướng chính phủ
  • Niêm yết chứng khoán ở TTCK nước ngoài
  • Thành lập tổ chức định mức tín nhiệm
  • Các giải pháp bổ trợ cho sự pháp triển bền vững của TTCK Việt Nam

3. Kết luận

Qua 8 năm hoạt động, TTCK Việt Nam đã có những đóng góp to lớn cho việc phát triển ngành tài chính ngân hàng nói riêng, nền kinh tế nói chung. TTCK trở thành kênh huy động vốn hiệu quả của doanh nghiệp và của nền kinh tế thông qua việc phát hành cổ phiếu. Qua TTCK, các DN huy động được nguồn vốn khổng lồ trong dân chúng, biến nguồn vốn nhàn rỗi ngắn hạn thành các khoản đầu tư dài hạn, phục vụ cho sản xuất, kinh doanh. Hàng ngàn tỷ đồng đã được đưa vào sản xuất, kinh doanh, vòng quay vốn của toàn nền kinh tế được cải thiện rõ rệt. Nhưng bên cạnh đó, TTCK còn tiềm ẩn nhiều vấn đề cần phải giải quyết để có thể tăng trưởng bền vững, trở thành "hàn thử biểu" của nền kinh tế. Những giải pháp nhằm tăng cung kích cầu, hoàn thiện môi trường đầu tư cần nhanh chóng được triển khai thực hiện. Chúng ta tin rằng, việc đánh giá đúng các kết quả đạt được, nhìn rõ những nguyên nhân của hạn chế thiếu sót, xác định rõ mục tiêu phát triển của thị trường và hướng giải pháp khắc phục những tồn tại sẽ thúc đẩy TTCK Việt Nam ngày một phát triển bền vững hơn. 

4. Tài liệu tham khảo

Bùi Kim Yến, (2005), TTCK, Nhà xuất bản Lao động

Đào Lê Minh, (2002), Những vấn đề cơ bản về chứng khoán và TTCK, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.

Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, (2006), “Luật chứng khoán”.

Trần Đắc Sinh, (2005), Các giải pháp để đưa doanh nghiệp tiềm năng lên niêm yết trên TTCK, Đề tài nghiên cứu khoa học, Sở Khoa học Công nghệ TP.HCM.

Trần Đắc Sinh, (2005), “Đánh giá 5 năm hoạt động của TTCK Việt Nam”, Ủy ban chứng khoán Nhà nước, TP.HCM  

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn Thạc sĩ kinh tế trên ---

Ngày:14/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM