Dịch vụ công trực tuyến

Nhằm giúp người dân thuận tiện hơn trong việc hoàn thành các thủ tục hành chính, dịch vụ công trực tuyến được đưa vào sử dụng. Dịch vụ công trực tuyến là dịch vụ hành chính công và các dịch vụ khác của cơ quan nhà nước được cung cấp cho các tổ chức, cá nhân trên môi trường mạng.

1. Dịch vụ công trực tuyến là gì?

Dịch vụ công trực tuyến là dịch vụ hành chính công và các dịch vụ khác của cơ quan nhà nước được cung cấp cho các tổ chức, cá nhân trên môi trường mạng.

1.1 Đặc điểm dịch vụ công trực tuyến

Dịch vụ công trực tuyến là dịch vụ hành chính công được thực hiện trên môi trường mạng máy tính. Vì vậy nó có đầy đủ các đặc điểm của dịch vụ hành chính công, như: Luôn gắn với công việc quản lý Nhà nước; Do các cơ quan hành chính nhà nước đảm nhiệm; Cung cấp các “hàng hóa” dịch vụ hành chính, tư pháp; Hoạt động không vụ lợi, chỉ thu phí và lệ phí nộp ngân sách nhà nước; Mọi công dân và tổ chức đều có quyền bình đẳng trong việc tiếp nhận và sử dụng các dịch vụ. 

Tuy nhiên do được thực hiện trên môi trường mạng, nên ngoài các đặc điểm nêu trên, dịch vụ công trực tuyến cũng có một số đặc điểm khác biệt so với các dịch vụ công thông thường: 

Ít hạn chế về mặt không gian: Khác với dịch vụ công truyền thống, chỉ có thể thực hiện được tại trụ sở của các cơ quan Nhà nước (là đơn vị cung cấp dịch vụ công). òn đối với dịch vụ công trực tuyến, mọi công dân và tổ chức có thể thực hiện các thủ tục hành chính công ở bất kỳ nơi đâu, miễn là nơi đó có máy tính kết nối mạng Internet. 

Không hạn chế về thời gian: Về lý thuyết, dịch vụ công trực tuyến có thể cung cấp ở mọi thời điểm (24/24h và 7/7 ngày), không phụ thuộc vào ngày nghỉ, lễ và giờ hành chính của các cơ quan nhà nước.

Các đơn vị cung cấp dịch vụ công trực tuyến phải đảm bảo được một số điều kiện: tận lực xử lý dịch vụ công trực tuyến; nhân lực quản trị kỹ thuật; Phải đầu tư và thực hiện bảo trì, bảo dưỡng, duy trì hoạt động, nâng cấp, chỉnh sửa cổng thông tin điện tử, các phần mềm chuyên dụng; Bảo đảm đường truyền, máy móc, trang thiết bị phục vụ việc thu thập, xử lý thông tin;Bảo đảm an toàn thông tin và dữ liệu trên môi trường mạng vv… 

Yêu cầu người sử dụng dịch vụ phải có những điều kiện nhất định: Đối với dịch vụ công trực tuyến, người được phục vụ phải có những điều kiện nhất định, như phải có máy vi tính có kết nối mạng Internet, phải có hiểu biết và sử dụng tốt về máy tính, về mạng Internet, biết sử dụng các phần mềm chuyên dụng hoặc trên website của cơ quan nhà nước vv…

1.2 Phân loại dịch vụ công trực tuyến

Dịch vụ hành chính công: Dịch vụ hành chính công là loại hình dịch vụ công do cơ quan hành chính nhà nước cung cấp phục vụ yêu cầu cụ thể của công dân và tổ chức dựa trên quy định của pháp luật. Các công việc do cơ quan hành chính nhà nước thực hiện nằm trong phạm trù dịch vụ công, thể hiện mối quan hệ giữa nhà nước và công dân, trong mối quan hệ này công dân thực hiện dịch vụ này không có quyền lựa chọn mà phải nhận những dịch vụ bắt buộc do nhà nước quy định. Sản phẩm của dịch vụ dưới dạng phổ biến là các loại văn bản mà tổ chức, cá nhân có nhu cầu được đáp ứng. 

Dịch vụ sự nghiệp công: Là loại dịch vụ cung cấp các hàng hóa dịch vụ về giáo dục- đào tạo, chăm sóc sức khỏe, văn hóa tinh thần do các tổ chức sự nghiệp cung ứng không thu tiền hoặc có thu tiền một phần nhưng không vì mục tiêu lợi nhuận. 

Dịch vụ công ích: Là hoạt động cung ứng các hàng hóa, dịch vụ có tính chất kinh tế đáp ứng nhu cầu vật chất thiết yếu cho sinh hoạt của người dân, nó gắn liền với việc cung ứng của các cơ sở hạ tầng kỹ thuật cơ bản.

2. Mức độ của dịch vụ công trực tuyến

Theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông tại Thông tư số 26/2009/TT-BTTTT ngày 31/07/2009 về việc cung cấp thông tin và đảm bảo khả năng truy cập thuận tiện đối với trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước, chương trình dịch vụ công trực tuyến được triển khai theo 4 mức độ:

Dịch vụ công trực tuyến mức độ 1: là dịch vụ đảm bảo cung cấp đầy đủ các thông tin về quy trình, thủ tục; hồ sơ; thời hạn; phí và lệ phí thực hiện dịch vụ.

Dịch vụ công trực tuyến mức độ 2: là dịch vụ công trực tuyến mức độ 1 và cho phép người sử dụng tải về các mẫu văn bản và khai báo để hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu. Hồ sơ sau khi hoàn thiện được gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ.

Dịch vụ công trực tuyến mức độ 3: là dịch vụ công trực tuyến mức độ 2 và cho phép người sử dụng điền và gửi trực tuyến các mẫu văn bản đến cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ. Các giao dịch trong quá trình xử lý hồ sơ và cung cấp dịch vụ được thực hiện trên môi trường mạng. Việc thanh toán lệ phí (nếu có) và nhận kết quả được thực hiện trực tiếp tại cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ.

Dịch vụ công trực tuyến mức độ 4: là dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và cho phép người sử dụng thanh toán lệ phí (nếu có) được thực hiện trực tuyến. Việc trả kết quả có thể được thực hiện trực tuyến, gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến người sử dụng

3. Lợi ích khi sử dụng dịch vụ công trực tuyến

 Cung cấp các dịch vụ công trực tuyến là một nội dung quan trọng trong tiến trình cải cách hành chính triển khai Chính phủ điện tử. Điều đó không những tạo điều kiện cho nhân dân và doanh nghiệp mà còn giảm áp lực giấy tờ công việc lên các cơ quan quản lý nhà nước.
Công dân khi đăng ký dịch vụ công trực tuyến sẽ giảm thời gian gửi/ nhận hồ sơ, giảm thời gian đi lại cho người sử dụng.

Tăng tính minh bạch của các cơ quan cung cấp dịch vụ. Với sự phát triển của công nghệ thông tin, việc cung cấp thông tin về trạng thái hiện tại của quy trình là hoàn toàn có thể (Cung cấp thông tin hồ sơ đang nằm ở phòng, ban, nào? Đang được ai thụ lý? Hồ sơ bị tắc ở khâu nào? ...)

Hiệu quả kinh tế cho cả người sử dụng dịch vụ  và cơ quan cung cấp dịch vụ, do đó có thể tiết kiệm  thời gian, công sức, cắt giảm các chi phí đi lại, chi phí văn phòng phẩm, chi phí nhân công....

4. Hướng dẫn cơ bản sử dụng dịch vụ công trực tuyến

01
Tra cứu thủ tục hành chính, dịch vụ công
02
Chọn cơ quan thực hiện
03

 

Đăng ký, đăng nhập tài khoản công dân, doanh nghiệp
04
Nộp hồ sơ, tra cứu, theo dõi tình trạng hồ sơ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4.1 Tra cứu thủ tục hành chính, dịch vụ công

Người dân, doanh nghiệp có 3 cách để tiếp cận thủ tục hành chính, dịch vụ công, đó là:

Tìm kiếm theo từ khóa ở trang chủ, trang công dân, trang doanh nghiệp

Chọn thủ tục hành chính từ sự kiện của công dân, doanh nghiệp

Chọn từ danh sách dịch vụ công trực tuyến

4.2 Chọn cơ quan thực hiện

Căn cứ vào “Cơ quan thực hiện” trong thông tin thủ tục hành chính, người dân,doanh nghiệp chọn cơ quan thực hiện tương ứng của thủ tục cần thực hiện

4.3 Đăng ký, đăng nhập tài khoản công dân, doanh nghiệp

Người dân, doanh nghiệp có thể đăng ký tài khoản bằng: Sim ký số; USB ký số; Thuê bao di động (Dành cho Công dân); Mã số BHXH (Dành cho Công dân)

Sau khi đăng ký tài khoản, Người dân, doanh nghiệp đăng nhập bằng 1 trong các cách sau: Sim ký số; USB ký số; CMT/CCCD.

4.4 Nộp hồ sơ, tra cứu, theo dõi tình trạng hồ sơ

Sau khi Người dân, doanh nghiệp đăng nhập thành công, Cổng Dịch vụ công Quốc gia sẽ điều hướng về Cổng của Bộ/Ngành/Địa phương nơi mà người dân, doanh nghiệp đăng ký thực hiện thủ tục để nộp hồ sơ.

Người dân, doanh nghiệp tra cứu tình trạng hồ sơ theo mã số hồ sơ được cấp trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia, để theo dõi chi tiết tiến trình xử lý, quản lý dữ liệu đầu vào, đầu ra của hồ sơ thì người dân thực hiện đăng nhập để xem chi tiết.

5. Một số dịch vụ công trực tuyến thường gặp

Hướng dẫn đổi giấy phép lái xe trực tuyến tại nhà

Hướng dẫn sử dụng dịch vụ công trực tuyến ATTP

Thủ tục và quy trình làm hồ sơ hưởng trợ cấp BHTN trực tuyến

Hướng dẫn sử dụng dịch vụ công trực tuyến kho bạc nhà nước

Hướng dẫn thủ tục đăng ký kết hôn trực tuyến mới nhất

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM