Dự thảo luật Lao động - Tiền lương
Mục lục nội dung
1. Tổng quan về Dự thảo luật Lao động - Tiền lương
1.1 Khái niệm Dự thảo luật Lao động - Tiền lương
Dự thảo luật là Bản thảo về một đạo luật do cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền trình dự án luật mà mình soạn thảo, chuẩn bị theo các giai đoạn của quy trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật chặt chẽ được pháp luật quy định để trình Quốc hội xem xét, quyết định việc thông qua, ban hành.
Quy trình soạn thảo, trình cơ quan lập pháp (Quốc hội hay Nghị viện) thông qua, ban hành ở các nướ có nhiều điểm tương đồng, nhưng do cơ quan lọ pháp của các nước, xét về mặt cơ cấu, một viên, hai viên, theo hình thức chính thể cộng hòa tổng thống hay cộng hòa đại nghị hoặc theo hình tới chính thể cộng hoà hay quân chủ, cũng như truyền thống lịch sử mà có nhiều nét khác nhau.
1.2 Dự thảo luật Lao động
Bộ luật lao động quy định tiêu chuẩn lao động; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động, tổ chức đại diện của người lao động, tổ chức đại diện người sử dụng lao động trong quan hệ lao động và các quan hệ khác liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động; quản lý nhà nước về lao động.
Những điểm mới tại dự thảo Bộ luật Lao động:
10 điểm mới đối với người lao động là, lần đầu tiên mở rộng phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của Bộ luật Lao động đối với người làm việc không có quan hệ lao động.
Hai, quy định nguyên tắc về chính sách nhằm bảo đảm quyền của các tổ chức đại diện người lao động và tổ chức đại diện người sử dụng lao động trong đối thoại, thương lượng, xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định.
Ba, chế định về hợp đồng lao động đã quy định theo hướng bảo vệ tốt hơn đối với người lao động.
Bốn, bổ sung quy định cụ thể hơn về các trường hợp được tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ/năm nhằm bảo đảm quyền lợi lâu dài cho người lao động.
Năm, điều chỉnh nâng tuổi nghỉ hưu theo lộ trình nhằm chuẩn bị, ứng phó với quá trình già hóa dân số, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động.
Sáu, quy định mở rộng phạm vi áp dụng của thỏa ước lao động tập thể ngành hoặc thỏa ước lao động tập thể nhiều doanh nghiệp nhằm khuyến khích áp dụng các thỏa thuận có lợi hơn đối với người lao động, nhất là những lao động tại các doanh nghiệp chưa tham gia thỏa ước lao động tập thể ngành hoặc thỏa ước lao động nhiều doanh nghiệp.
Bảy, quy định cụ thể hơn về cơ chế nhằm bảo vệ tốt hơn cho lao động chưa thành niên.
Tám, bảo đảm bình đẳng giới đã được thay đổi về quan điểm tiếp cận bảo đảm quyền việc làm, quyền lao động của lao động nữ thay vì quy định hạn chế của Bộ luật Lao động hiện hành nhằm mở rộng cơ hội việc làm cho lao động nữ mà vẫn bảo đảm các điều kiện, tiêu chuẩn về lao động.
Chín, quy định thành lập tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp không thuộc tổ chức Công đoàn Việt Nam nhằm thúc đẩy và nâng cao hiệu quả đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích của người lao động trong quan hệ lao động, phù hợp với các Công ước của ILO, các cam kết quốc tế khác và tạo thuận lợi trong quá trình hội nhập quốc tế.
Mười, quy định linh hoạt hơn, quyền lựa chọn cơ chế giải quyết sau khi tiến hành thủ tục hòa giải, không quy định sự can thiệp, giải quyết hành chính của nhà nước đối với giải quyết tranh chấp lao động. Bổ sung quy định trách nhiệm của cơ quan chuyên môn về lao động - thương binh và xã hội thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là đầu mối tiếp nhận các yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động, có trách nhiệm phân loại, hướng dẫn hỗ trợ và giúp đỡ các bên trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động.
Sáu điểm mới đối với người sử dụng lao động gồm:
Một là lần đầu tiên luật hóa vai trò đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp và tham gia xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam và các tổ chức đại diện của người sử dụng lao động khác.
Hai, mở rộng quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động; người sử dụng lao động được quyền ký kết nhiều lần hợp đồng lao động xác định thời hạn đối với lao động cao tuổi và lao động là người nước ngoài.
Ba, Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào chính sách tiền lương của doanh nghiệp mà được thực hiện trên cơ sở thương lượng, thoả thuận giữa các bên; doanh nghiệp chủ động trong xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động.
Bốn, quy định đối thoại định kỳ tại doanh nghiệp được nâng lên 1 năm một lần.
Năm, quy định linh hoạt về đăng ký nội quy lao động bằng việc có thể phân cấp cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện.
Sáu, quy định về giải quyết tranh chấp lao động tạo thuận lợi cho cả người lao động và người sử dụng lao động tiết kiệm được thời gian, kinh phí.
1.3 Dự thảo luật Tiền lương
Dự thảo luật Tiền lương này quy định mức lương cơ sở áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức, người hưởng lương, phụ cấp và người lao động làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội và hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động...
Những điểm mới về tiền lương trong Dự thảo luật Lao động - Tiền lương
Về mức lương tối thiểu: Khoản 1 Điều 91 của Bộ luật Lao động hiện hành quy định: mức lương tối thiểu phải bảo đảm nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ. Thực tiễn thực hiện quy định này trong thời gian vừa qua cho thấy việc xác định nhu cầu sống tối thiểu là rất khó định lượng vì nhu cầu sống gồm cả nhu cầu vật chất và nhu cầu về tinh thần. Trong khi, nhiều ý kiến chuyên gia đánh giá rằng mức lương tối thiểu vùng hiện nay chưa đáp ứng được đầy đủ mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ.
Quá trình soạn thảo, có ý kiến đề xuất: Sửa đổi quy định mức lương tối thiểu theo hướng đảm bảo “mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ” và đề nghị bổ sung thêm các yếu tố xác định mức lương tối thiểu vùng để làm căn cứ cho Hội đồng tiền lương quốc gia nghiên cứu đề xuất.
Do vậy, dự thảo Luật hiện đang thể hiện theo Phương án trên tại Điều 91, 92 và bổ sung một điều mới 92.
Dự thảo sửa đổi đã đưa ra khái niệm ngắn gọn hơn so với Luật hiện hành về lương tối thiểu: “Mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn trong điều kiện lao động bình thường”.
Trong khi đó, khái niệm về lương tối thiểu trong Luật Lao động 2012 (hiện hành), ngoài thông tin trên còn được bổ sung thêm nội dung: “phải bảo đảm nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ”.
Nội dung “đảm bảo nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ” đã được Dự thảo chuyển thành 1 trong 5 tiêu chí mới xác định, điều chỉnh lương tối thiểu gồm: Mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; Tương quan giữa lương tối thiểu và mức lương phổ biến của người lao động trên thị trường; Chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế; Quan hệ cung, cầu lao động; việc làm và thất nghiệp; Năng suất lao động; khả năng chi trả của doanh nghiệp.
Dự thảo cũng bổ sung thành phần chuyên gia lĩnh vực kinh tế, xã hội, lao động, tiền lương trong Hội đồng tiền lương Quốc gia.
Theo đó, Hội đồng tiền lương quốc gia gồm: Các thành viên là đại diện cho các cơ quan Chính phủ, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam và tổ chức đại diện người sử dụng lao động ở trung ương, một số chuyên gia lĩnh vực kinh tế, xã hội, lao động, tiền lương.
Về mức lương tối thiểu vùng, Thủ tướng Chính phủ quyết định và công bố theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và khuyến nghị của Hội đồng tiền lương quốc gia.
Doanh nghiệp tự xây dựng thang, bảng lương
Cũng tại Dự thảo quy định, người sử dụng lao động chủ động xây dựng thang, bảng lương và định mức lao động làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động.
Mức lao động được hiểu là mức trung bình tiên tiến, bảo đảm số đông người lao động thực hiện được mà không phải kéo dài thời giờ làm việc bình thường và phải được áp dụng thử trước khi ban hành chính thức.
Bên cạnh đó, Dự thảo quy định người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến tổ chức của người lao động tại cơ sở khi xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động và công bố công khai tại nơi làm việc.
Tuy nhiên, quy định gửi thang lương, bảng lương tới cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động đã không còn được đề cập.
Về trả lương, Dự thảo quy định việc trả bằng tiền Đồng Việt Nam, trừ trường hợp trả cho người không cư trú, người cư trú là người nước ngoài theo quy định của pháp luật về ngoại hối.
Mỗi lần trả lương, người sử dụng lao động phải thông báo bảng kê trả lương cho người lao động, gồm: Mức lương cơ bản; tiền trả làm thêm giờ và khoản tiền khác (nếu có); nội dung và tiền bị khấu trừ theo quy định tại của Bộ luật này.
Về tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm Dự thảo quy định, người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc đang làm như sau:
Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%.
Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%.
Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300%.
Việc trả lương lũy tiến làm thêm giờ với mức lương cao hơn quy định ở khoản này thì do hai bên thỏa thuận để thực hiện.
Người lao động làm việc vào ban đêm, thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày.
Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc được trả theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm ít nhất bằng 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày.
Về nguyên tắc, người sử dụng lao động trả lương trực tiếp cho người lao động. Trường hợp bất khả kháng mà không thể thực hiện trả lương trực tiếp, Dự thảo quy định người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp.
Trả lương thông qua người cai thầu
Dự thảo quy định: Nơi nào sử dụng người cai thầu hoặc người có vai trò trung gian tương tự thì người sử dụng lao động là chủ chính phải có danh sách và địa chỉ của những người này kèm theo danh sách những người lao động làm việc với họ và phải bảo đảm việc họ tuân theo quy định của pháp luật về trả lương, an toàn lao động, vệ sinh lao động.
Trường hợp người cai thầu hoặc người có vai trò trung gian tương tự không trả lương hoặc trả lương không đầy đủ và không bảo đảm các quyền lợi khác cho người lao động, thì người sử dụng lao động là chủ chính phải chịu trách nhiệm trả lương và bảo đảm các quyền lợi đó cho người lao động.
Trong trường hợp này, người sử dụng lao động là chủ chính có quyền yêu cầu người cai thầu hoặc người có vai trò trung gian tương tự đền bù hoặc yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật.
Người lao động được tạm ứng tối đa 3 tháng tiền lương
Dự thảo quy định, người lao động được tạm ứng tiền lương theo điều kiện do hai bên thoả thuận và không bị tính lãi suất khi hoàn trả. Mức tạm ứng tiền lương tối đa không quá 03 tháng lương của người lao động.
Theo đó, người sử dụng lao động phải tạm ứng tiền lương tương ứng với số ngày người lao động tạm thời nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân từ 01 tuần trở lên nhưng tối đa không quá 01 tháng lương và phải hoàn trả số tiền tạm ứng.
Khi nghỉ hàng năm, người lao động được tạm ứng trước một khoản tiền ít nhất bằng tiền lương của những ngày nghỉ.
1.4 Công thức tính lương
Công thức tính mức lương:
(Mức lương thực hiện từ ngày 01 tháng 7 năm 2020) = (Mức lương cơ sở 1.600.000 đồng/tháng) x (Hệ số lương hiện hưởng).
Đối với các khoản phụ cấp tính theo mức lương cơ sở:
(Mức phụ cấp thực hiện từ ngày 01 tháng 7 năm 2020) = (Mức lương cơ sở 1.600.000 đồng/tháng) x (Hệ số phụ cấp hiện hưởng).
Đối với các khoản phụ cấp tính theo % mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có):
(Mức phụ cấp thực hiện từ ngày 01 tháng 7 năm 2020) = [(Mức lương thực hiện từ ngày 01 tháng 7 năm 2020) + (Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo thực hiện từ ngày 01 tháng 7 năm 2020 (nếu có)) + (Mức phụ cấp thâm niên vượt khung thực hiện từ ngày 01 tháng 7 năm 2020 (nếu có))] x (Tỷ lệ % phụ cấp được hưởng theo quy định).
Đối với các khoản phụ cấp quy định bằng mức tiền cụ thể thì giữ nguyên theo quy định hiện hành.
Công thức tính mức tiền của hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có): (Mức tiền của hệ số chênh lệch bảo lưu thực hiện từ ngày 01 tháng 7 năm 2020) = (Mức lương cơ sở 1.600.000 đồng/tháng) x (Hệ số chênh lệch bảo lưu hiện hưởng (nếu có)).
Đối với đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp quy định tại Khoản 5 Điều 1 dự Thông tư này, căn cứ vào hệ số hoạt động phí đối với đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp theo quy định của pháp luật hiện hành để tính mức hoạt động phí theo công thức sau:
(Mức hoạt động phí thực hiện từ ngày 01 tháng 7 năm 2020) = (Mức lương cơ sở 1.600.000 đồng/tháng) x (Hệ số hoạt động phí theo quy định).
2. Dự thảo Thông tư Lao động - Tiền lương
Dự thảo Thông tư quy định chi tiết về nội dung hợp đồng lao động theo khoản 1, 2 và 3 Điều 21 của Bộ luật Lao động
Dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện mức lương cơ sở đối với các đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội và hội
Một số bản dự thảo Thông tư Lao động - Tiền lương tham khảo
- Dự thảo thông tư hướng dẫn quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
- Dự thảo thông tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 20/2020/NĐ-CP ngày 17/02/2020 của Chính phủ thực hiện thí điểm quản lý lao động, tiền lương, tiền thưởng đối với một số tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước
- Dự thảo thông tư hướng dẫn thực hiện mức lương cơ sở đối với các đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội và hội
- Dự thảo thông tư về hướng dẫn bổ nhiệm và xếp lương ngành thông tin và truyền thông
- Dự thảo thông tư về bảo vệ việc làm của người làm việc theo hợp đồng lao động
- Dự thảo thông tư sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số
- Dự thảo thông tư hướng dẫn cách tính mức lương, phụ cấp và hoạt động phí từ ngày 01/7/2020
- ...
3. Dự thảo nghị định Lao động - Tiền lương
Nghị định quy định chi tiết thi hành về quản lý lao động tại Điều 12; nội dung hợp đồng lao động đối với người được thuê làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn nhà nước tại khoản 4 Điều 21; thời hạn báo trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong một số ngành, nghề, công việc đặc thù tại điểm d khoản 1 Điều 35, điểm d khoản 2 Điều 36; trợ cấp thôi việc tại Điều 46; trợ cấp mất việc làm tại Điều 47; xử lý hợp đồng lao động vô hiệu tại Điều 51; hình thức trả lương tại Điều 96; tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm tại Điều 98; nội quy lao động tại Điều 118; trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động tại Điều 122; trình tự, thủ tục, thời hiệu xử lý việc bồi thường thiệt hại tại khoản 2 Điều 130 và khiếu nại về kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất tại Điều 131 của Bộ luật Lao động.
Một số Dự thảo nghị định Lao động - Tiền lương tham khảo
- Dự thảo nghị định về một số điều của bộ luật lao động
- Dự thảo nghị định về lao động là người giúp việc gia đình
- Dự thảo nghị định về tuổi nghỉ hưu và điều kiện hưởng lương hưu
- Dự thảo về luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
- Dự thảo Nghị định quy định về chính sách đối với lao động nữ và bảo đảm bình đẳng giới
- Dự thảo Nghị định về quản lý lao động, hợp đồng lao động, tiền lương, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất
- Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
- Dự thảo dự thảo 2 của Bộ luật Lao động (sửa đổi)
- Dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành Bộ luật Lao động năm 2019
- ...
Trên đây là các thông tin về dự thảo Luật Lao động - Tiền lương, Nghị định, thông tư về Lao động - Tiền lương mà bạn cần hiểu và nắm rõ. Ngoài ra, eLib còn giới thiệu đến bạn các văn bản dự định Luật, Nghị định, Thông tư về việc thực hiện, chấp hành quy định của pháp luật về Lao động - Tiền lương mới nhất hiện nay, mời các bạn cùng tham khảo.
Tham khảo thêm
- doc
Dự thảo nghị định luật lao động
- doc
Dự thảo thông tư ngành thông tin và truyền thông
- doc
Dự thảo nghị định bộ luật lao động
- doc
Dự thảo nghị định lương hưu
- doc
Dự thảo thông tư hợp đồng lao động
- doc
Dự thảo luật làm việc ở nước ngoài
- doc
Dự thảo lần 3 thông tư về việc người Việt Nam đi lao động ở nước ngoài
- doc
Dự thảo thông tư lao động là người dân tộc thiểu số
- doc
Dự thảo thông tư về trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc