Nghiên cứu khoa học ngân hàng
Mục lục nội dung
1. Nghiên cứu khoa học là gì?
Khoa học là quá trình nghiên cứu nhằm khám phá ra những kiến thức mới, học thuyết mới, … về tự nhiên và xã hội. Những kiến thức hay học thuyết mới nầy, tốt hơn, có thể thay thế dần những cái cũ, không còn phù hợp. Thí dụ: Quan niệm thực vật là vật thể không có cảm giác được thay thế bằng quan niệm thực vật có cảm nhận.
Nghiên cứu khoa học là một họat động tìm kiếm, xem xét, điều tra, hoặc thử nghiệm. Dựa trên những số liệu, tài liệu, kiến thức,… đạt được từ các thí nghiệm NCKH để phát hiện ra những cái mới về bản chất sự vật, về thế giới tự nhiên và xã hội, và để sáng tạo phương pháp và phương tiện kỹ thuật mới cao hơn, giá trị hơn. Con người muốn làm NCKH phải có kiến thức nhất định về lãnh vực nghiên cứu và cái chính là phải rèn luyện cách làm việc tự lực, có phương pháp từ lúc ngồi trên ghế nhà trường.
2. Đề tài nghiên cứu khoa học
2.1 Khái niệm
Đề tài là một hình thức tổ chức NCKH do một người hoặc một nhóm người thực hiện. Một số hình thức tổ chức nghiên cứu khác không hoàn toàn mang tính chất nghiên cứu khoa hoc, chẳng hạn như: Chương trình, dự án, đề án. Sự khác biệt giữa các hình thức NCKH nầy như sau:
Đề tài được thực hiện để trả lời những câu hỏi mang tính học thuật, có thể chưa để ý đến việc ứng dụng trong hoạt động thực tế.
Dự án được thực hiện nhằm vào mục đích ứng dụng, có xác định cụ thể hiệu quả về kinh tế và xã hội. Dự án có tính ứng dụng cao, có ràng buộc thời gian và nguồn lực.
Đề án là loại văn kiện, được xây dựng để trình cấp quản lý cao hơn, hoặc gởi cho một cơ quan tài trợ để xin thực hiện một công việc nào đó như: thành lập một tổ chức; tài trợ cho một hoạt động xã hội, ... Sau khi đề án được phê chuẩn, sẽ hình thành những dự án, chương trình, đề tài theo yêu cầu của đề án.
Chương trình là một nhóm đề tài hoặc dự án được tập hợp theo một mục đích xác định. Giữa chúng có tính độc lập tương đối cao. Tiến độ thực hiện đề tài, dự án trong chương trình không nhất thiết phải giống nhau, nhưng nội dung của chương trình thì phải đồng bộ.
2.2 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: là bản chất của sự vật hay hiện tượng cần xem xét và làm rõ trong nhiệm vụ nghiên cứu.
Phạm vi nghiên cứu: đối tượng nghiên cứu được khảo sát trong trong phạm vi nhất định về mặt thời gian, không gian và lãnh vực nghiên cứu.
3. Các phương pháp nghiên cứu khoa học
3.1 Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Là các phương pháp tác động trực tiếp vào đối tượng có trong thực tiễn để làm rõ bản chất và các quy luật của đối tượng.
Phương pháp quan sát khoa học
Quan sát khoa học là phương pháp tri giác đối tượng một cách có hệ thống để thu thập thông tin đối tượng. Có 2 loại quan sát khoa học là quan sát trực tiếp và quan sát gián ti
Phương pháp điều tra
Điều tra là phương pháp khảo sát một nhóm đối tượng trên diện rộng để phát hiện các quy luật phân bố và các đặc điểm của đối tượng.
Phương pháp thực nghiệm khoa học
Là phương pháp các nhà khoa học chủ động tác động vào đối tượng và quá trình diễn biến sự kiện mà đối tượng tham gia để hướng sự phát triển của chúng theo mục tiêu dự kiến của mình.
Phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm
Là phương pháp nghiên cứu và xem xét lại những thành quả thực tiễn trong quá khứ để rút ra kết luận bổ ích cho thực tiễn và khoa học.
Phương pháp chuyên gia
Là phương pháp sử dụng trí tuệ của đội ngũ chuyên gia để xem xét nhận định bản chất của đối tượng, tìm ra một giải pháp tối ưu.
3.2 Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Là các phương pháp thu thập thông tin khoa học trên cơ sở nghiên cứu các văn bản, tài liệu đã có và băng các thao tác tư duy logic để rút ra kết luận khoa học cần thiết.
Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết
Phân tích là nghiên cứu các tài liệu, lý luận khác nhau bằng cách phân tích chúng thành từng bộ phận để tìm hiểu sâu sắc về đối tượng. Tổng hợp là liên kết từng mặt, từng bộ phận thông tin đã được phân tích tạo ra một hệ thông lý thuyết mới đầy đủ và sâu sắc về đối tượng.
Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết
Phân loại là sắp xếp các tài liệu khoa học theo từng mặt, từng đơn vị, từng vấn đề có cùng dấu hiệu bản chất, cùng một hướng phát triển Hệ thống hóa là sắp xếp tri thức thành một hệ thống trên cơ sở một mô hình lý thuyết làm sự hiểu biết về đối tượng đầy đủ hơn.
Phương pháp mô hình hóa
Là phương pháp nghiên cứu các đối tượng bằng xây dựng gần giống với đối tượng, tái hiện lại đối tượng theo các cơ cấu, chức năng của đối tượng.
Phương pháp giả thuyết
Là phương pháp đưa ra các dự đoán về quy luật của đối tượng sau đó đi chứng minh dự đoán đó là đúng.
Phương pháp lịch sử
Là phương pháp nghiên cứu bằng cách đi tìm nguồn gốc phát sinh, quá trình phát triển của đối tượng từ đó rút ra bản chất và quy luật của đối tượng
4. Nội dung và hình thức của NCKH
4.1 Nội dung NCKH
Đề tài nghiên cứu khoa học NCKH phải đạt được các mục tiêu nghiêncứu, nội dung đề tài NCKH phải được trình bày khúc chiết, chặt chẽ theo trình tự:
Phần mở đầu
Chương 1: Tổng quan tài liệu.
Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: kết quả nghiên cứu.
Chương 4: Bàn luận.
Kết luận và kiến nghị.
Tài liệu tham khảo.
Phụ lục (nếu có).
4.2 Hình thức của NCKH
Một đề tài NCKH được trình bày theo thứ tự dưới đây:
Bìa
Ký hiệu viết tắt (nếu có)
Mục lục (nội dung)
Phần mở đầu (đặt vấn đề)
Phần nội dung
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
Đề tài NCKH phải được trình bày mạch lạc, rõ ràng, sạch sẽ ,không được tẩy xóa, có đánh số trang, đánh số bảng, biểu đồ, sơ đồ, hình vẽ.
Đề tài NCKH được ghi trên một mặt giấy trắng khổ A4 (210 x 290mm) Đề tài NCKH soạn thảo theo kiểu chữ Times New Roman cỡ 13 hoặc 14 của hệ soạn thảo Windword hoặc tương đương, mật độ chữ ở chế độ bình thường: dãn dòng đặt ở chế độ 1.5 limes: lề trên 3.5 cm, lề dưới 3 cm, lề trái 3.5 cm, lề phải 2cm. Số trang được đánh ở giữa lề trên của mỗi trang giấy.
Tiểu mục: Các tiểu mục của Đề tài NCKH được trình bày theo kiểu chữ số Ả Rập và đánh số thành nhóm chữ số, nhiều nhất gồm 4 chữ số với số thứ nhất chỉ số chương (thí dụ : 4.2.1.1 tức là tiểu mục 1 nhóm tiểu mục 2 mục 1 chương 4 )
Bảng, biểu đồ, sơ đồ, hình. phương trình : Các bảng, biểu đồ , sơ đồ, hình, phương trình được đánh số thành nhóm 2 chữ số. số đầu là số chương và số sau là số thứ tự (Thí dụ: bảng 3.18 tức là bảng thứ 18 của chương 3 )
Lưu ý: số thứ tự được đánh tăng dần từ đầu Đề tài NCKH đến cuối đề tài và thứ tự của bảng, biểu đồ, sơ đồ , hình, phương trình được đánh số độc lập nhau . số thứ tự phương trình để trong ngoặc đơn, đặt trong phía lề phải. bảng, biểu đồ, sơ đồ, hình lấy từ ngồn khác phải được trích dẫn đầy đủ.
Viết tắt: Trong đề tài NCKH . chỉ viết tắt những từ, cụm từ hoặc thuật ngữ được sử dụng nhiều lần trong đề tài. Nếu đề tài có nhiều chữ viết tắt thì phải có bảng danh mục các chữ viết ( xếp theo thứ tự A, B, C ) ở phần đầu đề tài.
Tài liệu tham khảo và cách trính dẫn: việc trính dẫn, tham khảo chủ yếu nhằm thừa nhận nguồn của những ý tưởng có giá trị và giúp cho người đọc nắm bắt được vấn đề của tác giả trình bày.
Khi cần trích dẫn một đoạn ít hơn hai câu hoặc bốn dòng đánh máy thì có thể sử dụng dấu ngoặc kép để mở đầu và kết thúc phần trích dẫn. Nếu cần trích dẫn dài hơn thì phải tách phần này thành một đoạn riêng khỏi phần nội dung đang trình bày với lề trái lùi vào thêm 2 cm.
Mỗi tài liệu tham khảo được đặt độc lập trong từng ngoặc vuông và nhiều tài liệu tham khảo thì phải xếp theo thứ tự tăng dần, giữa các tài liệu tham khảo có dấu phẩy.
5. Hướng dẫn thực hiện đề tài NCKH
Tùy từng người, từng nhóm nghiên cứu cụ thể mà các bước này có thể khác nhau đôi chút, nhưng về bản chất vẫn quy về 3 bước sau:
Chuẩn bị cho nghiên cứu.
Triển khai nghiên cứu.
Báo cáo kết quả nghiên cứu.
Ngoài ra, trong từng bước cơ bản này còn có các bước nhỏ khác, cụ thể sẽ được trình bày dưới đây
5.1 Chuẩn bị cho nghiên cứu
Để tiến hành nghiên cứu khoa học phải chuẩn bị đầy đủ các mặt cho nghiên cứu. Bước chuẩn bị có một vị trí đặc biệt, nó góp phần quyết định chất lượng của công trình nghiên cứu. Trước hết ta bắt đầu ở bước chọn đề tài:
a. Chọn đề tài
Đối với một sinh viên đại học, việc chọn đề tài khoa học có thể gặp nhiều khó khăn, bởi một đề tài nghiên cứu cần thỏa mãn những yêu cầu cụ thể:
Đề tài nghiên cứu phải có ý nghĩa khoa học: bổ sung nội dung lý thuyết của khoa học, hoặc làm rõ một số vấn đề lý thuyết đang tồn tại nhiều khúc mắc…
Đề tài phải có tính thực tiễn, thể hiện ở việc thỏa mãn một nhu cầu hiện hữu trong xã hội, đem lại giá trị thiết thực cho cả lý luận và thực tiễn.
Đề tài phải phù hợp với khả năng chuyên môn, điều kiện vật chất và quỹ thời gian của nhóm nghiên cứu.
Đương nhiên, một yếu tố quyết định khác trong việc chọn lựa đề tài chính là mối quan tâm của người nghiên cứu đối với các vấn đề cụ thể. Nếu sinh viên nghiên cứu vẫn chưa xác định được đề tài phù hợp với mình, có thể hỏi thầy cô hướng dẫn để nhận được lời khuyên.
b. Thu thập tài liệu
Một khi đã chọn được đề tài, sinh viên cần có những tài liệu liên quan để xây dựng vốn kiến thức nền vững chắc về chuyên môn mình nghiên cứu, ngoài ra cung cấp cơ sở cho công trình dựa vào những tài liệu khoa học uy tín.
Để thu thập tài liệu hữu ích và đáng tin cậy, các bạn có thể tham khảo những cách thức sau:
Tìm kiếm thông qua các thầy cô hướng dẫn, thường các thầy cô có kinh nghiệm lâu năm trong nghiên cứu sẽ sưu tầm một lượng lớn các tài liệu hữu ích cho công trình.
Tìm kiếm trong thư viện hoặc kho tài liệu của trường đại học.
Tìm kiếm trong các bài báo, tạp chí khoa học, các ấn phẩm khoa học về chuyên ngành liên quan đến đề tài nghiên cứu.
c Xác định các vấn đề liên quan đến đề tài
Muốn có được sự chuẩn bị tốt nhất, ta phải đặt câu hỏi và tự trả lời các vấn đề xung quanh đề tài. Những vấn đề đó là:
Đối tượng nghiên cứu: Là những người, sự vật hay hiện tượng cần xem xét và làm rõ trong nhiệm vụ nghiên cứu.
Phạm vi nghiên cứu: Là giới hạn khảo sát đối tượng nghiên cứu trong trong phạm vi nhất định, bao gồm thời gian và không gian cụ thể.
Mục đích nghiên cứu: Là đích đến mà người nghiên cứu muốn đạt được sau khi thực hiện nghiên cứu.
Nội dung nghiên cứu: Là mô tả quá trình nghiên cứu dự tính của người nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu: Là cách thức, phương tiện để giải quyết các nhiệm vụ trong nghiên cứu, là vấn đề quan trọng nhất mà một người nghiên cứu cần phải nắm rõ vì xác định được phương pháp sẽ xác định được hướng đi phù hợp với yêu cầu của nghiên cứu.
Trong quá trình trả lời các câu hỏi về vấn đề nghiên cứu kể trên, bạn nên ghi chép và hệ thống lại cẩn thận để bổ sung vào đề cương nghiên cứu, sẽ được nói đến ở ngay dưới đây.
d. Lập kế hoạch – xây dựng đề cương
Kế hoạch nghiên cứu: Là văn bản tổng hợp các bước thực hiện và thời gian cụ thể cho từng bước, cũng như phân công công việc cho từng thành viên trong nhóm nghiên cứu.
Đề cương nghiên cứu: Là văn bản dự kiến các mục nội dung chi tiết của công trình nghiên cứu, là cơ sở để người nghiên cứu dựa vào khi tiến hành hoạt động trong giai đoạn triển khai.
Kế hoạch và đề cương tuy hai văn bản này có nhiều điểm tương tự nhưng thật ra về tính chất là khác nhau, kế hoạch vạch ra diễn biến, trình tự các hoạt động, còn đề cương đi vào các nội dung của việc nghiên cứu. Dù vậy, cả hai đều có vai trò quan trọng trong việc định hướng nội dung nghiên cứu, thể hiện bố cục công trình để nhóm nghiên cứu thực hiện các nhiệm vụ đề ra một cách chủ động và khoa học hơn.
Chỉ cần hoàn tất các bước phía trên là bạn đã đi được một nửa quãng đường rồi. Sau đây là chi tiết bước tiếp theo – triển khai nghiên cứu.
5.2 Triển khai nghiên cứu
Để thực hiện được mục tiêu đã đề ra, ta cần tiến hành vô số các công việc cả trong lý thuyết và thực tế, bao gồm lập giả thiết, thu thập và xử lý dữ liệu, rồi tổng hợp kết quả và rút ra kết luận. Bắt đầu từ bước đầu tiên:
a. Lập giả thiết
Giả thuyết khoa học là mô hình giả định, dự đoán về bản chất của đối tượng nghiên cứu.
Một công trình khoa học về thực chất là chứng minh một giả thuyết khoa học. Do đó xây dựng giả thuyết là thao tác quan trọng, giúp ta đề xuất một hướng đi để khám phá đối tượng nghiên cứu, đôi lúc tiên đoán được bản chất và cách thức vận động của sự kiện, hiện tượng.
Giả thiết khoa học dù chỉ là giả định trên lý thuyết, nhưng vẫn cần tuân thủ các quy tắc sau:
Giả thiết phải có khả năng giải thích được sự vật, hiện tượng cần nghiên cứu.
Giả thiết phải đủ khả năng được kiểm chứng bằng thực nghiệm.
Khi đã có một giả thiết phù hợp, ta cần kiểm chứng nó bằng các dữ liệu thực tế, điều đó dẫn tới việc thực hiện các bước tiếp theo.
b. Thu thập và xử lý dữ liệu
Thu thập dữ liệu
Một đề tài nghiên cứu mà không có dữ liệu cũng không khác gì một cái ví không có lấy 1 tờ 500. Những hiểu biết từ việc phân tích dữ liệu chính là chìa khóa để người nghiên cứu tìm ra cái mới, chứng minh cho giả thiết đã đề ra và là cơ sở để bảo vệ luận điểm của mình.
Sinh viên nghiên cứu có thể tìm thấy các dữ liệu cần thiết bằng cách phỏng vấn những đối tượng cụ thể, hoặc tra cứu thông tin từ những nguồn uy tín (có thể tìm kiếm trên mạng hoặc đến cơ quan nơi có nguồn thông tin để hỏi trực tiếp).
Xử lý dữ liệu
Xử lý dữ liệu là quá trình sử dụng kiến thức tổng hợp của người nghiên cứu, là quá trình sử dụng tư duy biện chứng và logic cùng với các phương pháp nghiên cứu khoa học để xem xét đối tượng.
Mục đích của việc xử lý dữ liệu là tập hợp, chọn lọc và hệ thống hoá các phần khác nhau của thông tin, của tư liệu đã có để từ đó tìm ra những khía cạnh mới, kết luận mới về đối tượng.
Để xử lý một cách triệt để dữ liệu thu thập được trước hết cần sàng lọc ra những thông tin chính xác và hữu ích, sau đó phân tích các dữ liệu đó bằng các công cụ đặc biệt kết hợp sử dụng kiến thức và tư duy của người nghiên cứu, cuối cùng tổng hợp và ghi chép lại các kết quả thu được.
Trong quá trình phân tích và xử lý thông tin cần chú ý tôn trọng tính khách quan của sự kiện, con số, người nghiên cứu không được chủ quan áp đặt theo ý đồ của bản thân.
c. Kiểm chứng kết quả nghiên cứu
Xuyên suốt quá trình nghiên cứu, người nghiên cứu không khỏi mắc những sai lầm. Do đó, kiểm tra lại kết quả giúp ta tránh các sai lầm trước khi đi đến kết luận cuối cùng, đưa công trình nghiên cứu đạt đến mức độ khách quan nhất.
Để kiểm tra lại kết quả, ta có thể lựa chọn các cách sau:
Kiểm tra bằng thực nghiệm trên nhiều phạm vi, đối tượng khác nhau: cách này làm tăng tính khách quan của kết quả nghiên cứu.
So sánh, đối chiếu với các kết luận từ những nghiên cứu khác: mặc dù việc so sánh này có thể khác nhau khi nghiên cứu tìm ra cái mới, góc nhìn mới, nhưng việc đối chiếu này cũng đảm bảo tính đa chiều trong đánh giá của người nghiên cứu.
Sau khi đã thực hiện nhiệm vụ kiểm chứng kết quả, bạn đã có trong tay tất cả những thứ cần thiết để đi đến kết luận cuối cùng. Nhiệm vụ cuối cùng la là viết một bản báo cáo kết quả nghiên cứu.
5.3 Báo cáo kết quả nghiên cứu
Báo cáo công trình nghiên cứu chính là tập hợp nội dung nghiên cứu với hình thức là một bài viết hoàn chỉnh, dùng để gửi cho Hội đồng Khoa học, để được Hội đồng đánh giá và công nhận kết quả nghiên cứu.
Viết báo cáo cần phải viết nhiều lần, có bản nháp để giáo viên hướng dẫn chỉnh sửa, góp ý cho phù hợp. Một báo cáo khoa học, về nội dung cần có hàm lượng vừa phải nhưng rõ ràng, đầy đủ các ý tương ứng với đề cương đã có; về hình thức cần trình bày sạch sẽ, phù hợp với yêu cầu của nghiên cứu.
Ngoài ra, các nhóm nghiên cứu cũng cần chuẩn bị trước các nội dung phản biện để bảo vệ cho nghiên cứu của mình trước Hội đồng.
6. Một số đề tài nghiên cứu khoa học ngân hàng nổi bật
-
Thị trường tiền tệ và sự phát triển thị trường tiền tệ. Chính sách và cơ chế quản lý tiền tệ và lãi suất
-
Nâng cao vai trò tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển kinh tế các tỉnh Nam Bộ
-
Những giải pháp nhằm phát triển và hoàn thiện các tổ chức tài chính phi ngân hàng ở Việt Nam trong thời gian tới
-
Định hướng và các giải pháp phát triển thị trường hàng hóa tập trung tại TPHCM
-
Giải pháp tổ chức thanh toán trong giao dịch mua bán giấy tờ có giá trên thị trường chứng khoán Việt Nam
-
Nghiên cứu việc điều hành chính sách tiền tệ bằng phương pháp lấy lạm phát làm mục tiêu và cơ chế chuyển tải chính sách tiền tệ đến nền kinh tế Việt Nam
-
Nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra trong tiến trình hội nhập quốc tế của hệ thống ngân hàng Việt Nam
-
Phương thức đào tạo hệ chính quy theo hướng kết hợp giữa lý luận và thực tiễn
-
Nghiên cứu phát triển thị trường tài chính trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế- kinh nghiệm của Hàn quốc và vận dụng vào Việt Nam
-
Giải pháp nâng cao năng lực cung ứng vốn của các NHTM nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn TPHCm đến năm 2020
-
Nhân tố tác động đến sự hài lòng của khách hàng sử dụng dịch vụ tín dụng tiêu dùng tại các NHTM trên địa bàn TPHCM
-
Ứng dụng các công cụ phân tích kỹ thuật để dự báo giá chứng khoán trên thị trường CKVN
-
Nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra trong tiến trình hội nhập quốc tế của hệ thống ngân hàng Việt Nam
-
Mối quan hệ giữa biến động giá và lợi nhuận chứng khoán: Nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam
-
Hiệu ứng bầy đàn của các nhà đầu tư trên Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách cổ tức của các công ty niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh
-
Ảnh hưởng của việc chia tách cổ phiếu đến giá và thanh khoản của các cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
-
Quy luật thay đổi giá của cổ phiếu trên Sở Giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh
-
Mối quan hệ giữa sự thay đổi giá vàng và giá cổ phiếu ở Việt Nam
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
-
Tư nhân hóa doanh nghiệp nhà nước: Thực tế từ các nước có nền kinh tế chuyển đổi
-
Thuế giá trị gia tăng - những thành công và tồn tại qua hai năm thực hiện
-
Các nhà đầu tư có phản ứng quá mức với các thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam
-
.........
Trên đây là một số thông tin hướng dẫn giúp bạn hoàn thành nghiên cứu khoa học của mình theo đúng quy định. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm các đề tài nghiên cứu khoa học được chia sẻ trên eLib làm tư liệu học tập cho môn học của mình. Cùng tham khảo ngay nhé!
Tham khảo thêm
- pdf
Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay khối khách hàng cá nhân tại sở giao dịch ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Hà Nội
- pdf
Cấu trúc vốn và giá trị doanh nghiệp Việt Nam phương pháp phân tích hồi quy theo ngưỡng
- pdf
Mối quan hệ giữa biến động tỷ giá hối đoái và kim ngạch xuất khẩu Việt Nam bằng cách ứng dụng phương pháp ARDL
- pdf
Vấn đề điểm vỡ cấu trúc và bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ dài hạn giữa tỷ giá thực và lãi suất thực ở Việt Nam và một số quốc gia châu á
- pdf
Quá trình phát triển của fintech và những chuyển động trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng
- pdf
Biến động tỷ giá hối đoái
- pdf
Độ nhạy cảm dòng tiền của việc nắm giữ tiền mặt: Bằng chứng tại các công ty Việt Nam
- pdf
Huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam chi nhánh Phú Thọ
- pdf
Nghiên cứu thực nghiệm về các công cụ chính sách tiền tệ ở Việt Nam
- pdf
Quy luật taylor và khả năng dự đoán tỷ giá hối đoái