NCKH: Quy luật taylor và khả năng dự đoán tỷ giá hối đoái

NCKH Quy luật taylor và khả năng dự đoán tỷ giá hối đoái ghiên cứu kiểm định mối quan hệ giữa việc xác định tỷ giá hối đoái và chính sách tiền tệ nội sinh được biểu diễn theo quy luật Taylor bằng việc tập trung vào một nhóm 8 nền kinh tế mới nổi trong đó có 7 nước đã thông qua tỷ giá hối đoái thả nổi tự do và lạm phát mục tiêu bắt đầu vào giữa năm 1990

NCKH: Quy luật taylor và khả năng dự đoán tỷ giá hối đoái

1. Mở đầu

1.1 Lý do chn đề tài

Tỷ giá hối đoái là một yếu tố rất quan trọng, nó không chỉ tác động đến xuất nhập khẩu, cán cân thương mại, nợ quốc gia, thu hút đầu tư trực tiếp, gián tiếp, mà còn ảnh hưởng đến niềm tin của dân chúng. Hiện nay, tỷ giá hối đoái biến động rất thường xuyên và thất thường, bởi nó chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau. Do đó, để đưa ra những chính sách can thiệp vào tỷ giá hối đoái là một trong những quyết định khó khăn của NHTW. Trên thực tế, các nhà kinh tế học đã đưa ra nhiều mô hình cũng như công cụ để các nhà điều hành chính sách tính toán, dự báo tỷ giá hối đoái và đưa ra những quyết sách phù hợp với tình hình của từng quốc gia

1.2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Vào đầu những năm 1970, các nền kinh tế công nghiệp hóa lớn thông qua chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi và từ bỏ hệ thống Bretton Woods, thì các mô hình về tỷ giá hối đoái trở nên phổ biến. Các nghiên cứu thực nghiệm của Bilson (1978), Hodrick (1978) và Putnan và Woodburry (1980) đã tìm thấy các bằng chứng hỗ trợ cho các mô hình tỷ giá hối đoái: hệ số đáng kể với các dấu hiệu dự kiến, mô hình tốt trong mẫu phù hợp và kết quả khả quan trong các kiểm tra khả năng dự đoán

1.3 Mc tiêu nghiên cu

Bài nghiên cứu này nhằm mục đích nghiên cứu tỉ mỉ khả năng dự đoán tỷ giá hối đoái của 8 nền kinh tế mới nổi (Việt Nam, Hàn Quốc, Thái Lan, Philippines, Indonesia, Brazil, Colombia, Mexico) - các nước có khá nhiều sự tương đồng về chế độ chính sách tiền tệ. Bài nghiên cứu kết hợp hai phương pháp tiếp cận đầy hứa hẹn mà đã được Moura và các cộng sự sử dụng để nghiên cứu vấn đề này. Đầu tiên là sử dụng hồi quy dữ liệu bảng để phân tích các chuỗi dữ liệu thời gian hạn chế và nâng cao hiệu quả dự báo. Sau đó nghiên cứu tỉ mỉ các mô hình tiền tệ nội sinh thực tế bằng cách kiểm tra một tập hợp thô các mô hình tỷ giá hối đoái trên cơ sở của quy luật Taylor (1993)

2. Nội dung

2.1 Cơ sở lý thuyết

  • Kiến thức nền tảng
  • Khái quát các phương pháp hồi quy và kiểm định

2.2 Phương pháp nghiên cứu

  • Giới thiệu mô hình Taylor về xác định tỷ giá hối đoái
  • Phương pháp dự báo

3. Kết luận

Nghiên cứu này đóng góp vào dữ liệu bằng cách mở rộng cho những nền kinh tế mới nổi nghiên cứu về viêc xác định tỷ giá hối đoái và những mô hình Taylor với những dự báo theo hồi quy dạng bảng. Thiết lập 8 nền kinh tế mới nổi, bài nghiên cứu tìm thấy khả năng dự báo cao hơn cho những mô hình được điều chỉnh bởi các biến kinh tế vĩ mô kỳ vọng. Chính sách tiền tệ nội sinh (ví dụ mô hình Taylor) giá trị hiện tại của các thông số kỳ vọng hiệu quả vượt trội hơn so với mô hình bước đi ngẫu nhiên kết hợp phân tích quốc gia và khoảng thời gian. Môt kết luận quan trọng khác rằng bài nghiên cứu có thể chứa đựng của khả năng dự báo bởi những thông tin tập hợn các quốc gia có chế độ tiền tệ tương tự và khuôn khổ tỷ giá hối đoái

4. Tài liệu tham khảo

“Taylor rules and exchange rate predictability in emerging economies. Jaqueson K.Galimbertia,b, Marcelo L.Mourac,*.(2012).
Taylor rules and exchange rate predictability in emerging economies. Jaqueson K.Galimberti
a,b, Marcelo L.Mourac,* .(2010).
 What can Taylor rules say about monetary policy in Latin America? Marcelo L. Moura *, Alexandre de Carvalho

-- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung NCKH Ngân hàng trên--

Ngày:20/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM