Bán hàng trực tiếp Direct Sales là gì?
Bạn là người đam mê kinh doanh? Bạn muốn thử sức bán hàng với mô hình Direct Sale? Bài viết dưới đây chia sẻ đến bạn khái niệm, chức năng, kỹ năng và những sai lầm cần tránh khi thử sức với mô hình Direct Sale, mời các bạn cùng tham khảo.
Mục lục nội dung
1. Direct Sale là gì?
Về bản chất thì Direct Sale hay còn gọi là bán hàng trực tiếp, là quá trình hoạt động giao dịch diễn ra thông qua sự giao tiếp trực tiếp giữa người bán với người mua (khách hàng). Tức là người bán sẽ phải tìm hiểu cũng như nghiên cứu được xu hướng, nhu cầu của khách hàng, từ đó đưa ra những chiến lược tư vấn và thuyết phục khách hàng để họ lựa chọn sản phẩm/ dịch vụ rồi đưa ra quyết định mua hàng.
Chính nhờ vào đặc tính giao tiếp trực tiếp giữa bên bán và bên mua như vậy, nên nó dường như cũng đã trở thành một trong những lợi thế lớn nhất để bên mua có thể dễ dàng nắm bắt được tâm lý và nhu cầu của người mua. Đương nhiên cùng với sự linh hoạt của bên bán thì họ cũng sẽ nhanh chóng tiếp cận, xây dựng được mối quan hệ thân thiết với bên mua để nâng cao được tỷ lệ bán hàng trực tiếp thành công. Tuy nhiên cũng không phải ai cũng có cái “duyên” làm nghề bán hàng trực tiếp đâu các bạn nhé!
2. Tìm hiểu đôi nét về ngành bán hàng trực tiếp/Direct Sale
2.1 Sự ra đời của Direct Sales
Theo lịch sử thương mại thế giới đã ghi lại thì chưa có bất cứ một hình thức bán hàng nào lại gây nên tranh cãi và tốn giấy mực của giới kinh doanh nhiều như ngành bán hàng trực tiếp. Thực tế thì hình thức bán hàng Direct Sale chính là kết quả được hình thành và xây dựng nhờ vào một nhà hóa học người Mỹ - Karl Renborg. Vào năm 1927 ông đã thử nghiệm, khởi nghiệp bằng cách bào chế nên các sản phẩm, thực phẩm chức năng bổ sung dinh dưỡng. Và ông đã đưa ra những lời tuyên bố là sẽ thanh toán hoa hồng cho những ai bán thành công sản phẩm đó của ông trên thị trường. Mặc dù khi mới bắt đầu còn gây ra nhiều sóng gió và ít ai ngờ đến, chỉ với một thời gian ngắn khi doanh thu của ông đạt mốc 7 triệu đô mà không tốn bất cứ một khoản chi phí nào cho việc tiếp thị hay quảng cáo.
Sau khi hình thức bán hàng trực tiếp này được lan tỏa thì mô hình bán hàng này đã trở nên mở rộng và lan tỏa sang cả các quốc gia khác. Hiệp hội Bán hàng trực tiếp quốc tế cũng đã ghi nhận rằng có hơn 30.000 công ty phân phối hàng theo cách kinh doanh này và có hơn 60 triệu người tham gia, điển hình tại Mỹ có khoảng 2000 công ty. Việt Nam tính đến thời điểm năm 2004 thì có khoảng 20 công ty, và đến năm 2009 thì con số tăng lên 60 công ty bán hàng trực tiếp, nhưng lại có khoảng 1 triệu nhà phân phối với doanh thu đạt hơn 110 triệu Usd. Đầu năm 2016, đã có 59 doanh nghiệp được ký duyệt và cấp phép đi vào hoạt động, đã mang lại những khoản đóng góp không nhỏ cho Nhà nước. Mặc dù thời điểm 2019 hiện nay, tôi chưa thấy Hiệp Hội bán hàng trực tiếp này công bố thêm về con số cụ thể tổng các công ty bán hàng trực tiếp tại các quốc gia vào thời điểm này nhưng khi nhìn vào thực tế cùng với tiềm năng của chúng thì chúng ta cũng có thể thấy được phần nào về sự tiến triển không hề nhẹ của ngành bán hàng trực tiếp này.
2.2 Chức năng của Direct Sale là gì?
Bán hàng trực tiếp là gì thì các bạn cũng đã quá rõ nhờ vào những thông tin trên, tuy nhiên khi nhắc đến nhiệm vụ cũng như chức năng cụ thể của nó thì có lẽ vẫn còn khiến cho nhiều bạn băn khoăn. Do vậy dưới đây Thanh Hồng sẽ chỉ ra một vài nội dung chính, các bạn có thể tham khảo để phân biệt được mô hình bán hàng này với mô hình bán hàng truyền thống nhé.
- Nghiên cứu, tìm hiểu nhu cầu và tâm lý của khách hàng.
- Giới thiệu những lợi ích, công dụng hay những điểm lợi mà khách hàng sẽ có được khi mua sản phẩm/ dịch vụ đó.
- Trình diễn sản phẩm, cho khách hàng được thấy trực tiếp để tạo đạo cụ thuyết phục khách hàng mua.
- Giải đáp mọi thắc mắc, câu hỏi của khách hàng về sản phẩm/ dịch vụ.
- Thực hiện các hoạt động thúc đẩy doanh số tại các điểm bán hàng.
- Thuyết phục, đàm phán với khách hàng để nâng cao khả năng bán hàng thành công.
- Chăm sóc khách hàng trước và sau khi mua hàng.
- Xây dựng, duy trì và phát triển khách hàng.
Ngoài ra, để nâng cao được tỉ lệ bán hàng thành công thì các chuyên viên bán hàng trực tiếp chuyên nghiệp cũng thường xuyên thu thập những thông tin marketing để tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng hơn. Hãy theo dõi tiếp nội dung tiếp theo để thấy được những bí quyết thành công của Best Seller trong lĩnh vực bán hàng trực tiếp này nhé.
2.3 Kỹ năng bán hàng trực tiếp/ Direct Sale thành công
Với môi trường lao động căng thẳng cùng tốc độ tăng trưởng kinh tế như nước ta hiện nay muốn tồn tại được thì trong mỗi chúng ta đều có cách lựa chọn và làm việc khác nhau. Có người thì chỉ cần có công việc và thu nhập ổn định, nhưng cũng có người thấy những con số thu nhập đó chưa “thỏa mãn” được họ và họ muốn xây cho bản thân một tòa tháp thu nhập khủng. Và dường như các Direct Sale cũng vậy, họ luôn hướng đến những cơ hội kiếm tiền bạc triệu bằng chính kinh nghiệm, kỹ năng bán hàng trực tiếp của mình để làm được điều đó. Nếu bạn hiện nay đang quan tâm và muốn “tập tành” ngành bán hàng trực tiếp này thì ngoài việc hiểu về “Direct Sale là gì?” thì chưa đủ. Bạn cần phải có cách thức bán hàng đúng cách thì mới tự tin đối đầu được biết bao đối thủ cũng như thách thức của nghề này.
Cách thức bán hàng ở đây cũng giống như việc bạn sẽ diễn đạt những câu chuyện đằng sau của những sản phẩm/ dịch vụ của công ty bạn và bạn cần phải tạo ra được sự mới lạ, độc đáo mà lại lại mang nhiều lợi ích cho người nghe (khách hàng) và phải cho họ thấy được “giá trị” của câu chuyện đó. Vì nếu muốn bán hàng trực tiếp thành công thì các bạn không chỉ giới thiệu chúng một cách đơn thuần như đôi lời nói suông giống như bán hàng truyền thống.
Đôi khi các bạn cũng cần phải tham khảo đối thủ của bạn có những cách thức kinh doanh như nào, để thấy được điểm mạnh và điểm yếu của họ. Từ đó cũng sẽ dễ dàng đánh giá được cách thức bán hàng của mình đã thực sự ổn chưa, liệu đó đã là cách bán hàng trực tiếp hiệu quả nhất có thể không. Như vậy, việc bạn xây dựng được cách “chào hàng” hoàn hảo sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều mà không phải tốn quá nhiều thời gian.
Ngoài ra, các Best Seller trong lĩnh vực Direct Sale – bán hàng trực tiếp cũng rất tâm đắc với cách mà họ lựa chọn từ ngữ kết hợp với ngôn ngữ cơ thể để giao tiếp với khách hàng. Tức là họ sẽ sử dụng từ ngữ một cách cẩn thận và đúng trọng tâm luận điểm chính cùng với đó những ngôn ngữ cơ thể được áp dụng ngay từ những giây đầu của cuộc trò chuyện. Như vậy vừa thể hiện được sự gần gũi vừa thể hiện được với khách hàng là bạn thực sự hiểu họ và sản phẩm/ hàng hóa này được tạo ra là dành riêng cho họ vậy.
Cuối cùng, các bạn cần phải đứng trên địa vị của khách hàng để tìm hiểu và gợi mở nhu cầu của khách hàng. Bởi chúng ta sẽ bán được những sản phẩm mà khách hàng họ cần chứ không phải bán được cái mà mình cần bán. Để nhanh chóng đánh đúng vào tâm lý của họ thì bạn cần phải kích được đúng nhu cầu của họ, cho họ thấy những cái mà họ sẽ có được khi mua nó.
Dường như những kỹ năng hoàn hảo đó các bạn sẽ giúp bạn “miễn dịch” được một số những khó khăn cũng như thách thức có thể gặp phải trong quá trình mới bắt đầu tham gia vào ngành bán hàng trực tiếp.
2.4 Những sai lầm hay mắc của người bán hàng trực tiếp/Direct Saler
Với những kỹ năng bán hàng trực tiếp được chia sẻ ở trên giống như là một kho tàng mà các bạn cần “nhâm nhi” trong quá trình làm việc để mang lại hiệu quả. Nhưng các bạn cũng cần phải biết cách tránh được những sai lầm mà nhiều Direct Saler khi mới tham gia mắc phải:
- Lơ là trong việc thu thập thông tin khách hàng;
- Lệ thuộc quá nhiều vào internet: Có thể các bạn cũng đã thấy được những lợi ích cũng như tính hiệu quả của việc sử dụng internet nhưng đôi khi chúng chưa thực sự hữu ích nếu bạn lạm dụng và sử dụng chúng quá nhiều. Các bạn cần phải tìm kiếm thêm nhiều nguồn khách hàng khác, bởi chắc gì toàn bộ khách hàng của bạn đều sử dụng mạng.
- Không đánh giá chính xác tiềm năng của khách hàng: Nếu các bạn đi sai hướng trong bước này thì khó đi đến việc thành công của đơn hàng này. Hãy biết rằng khách hàng đó thực sự có nhu cầu về sản phẩm/ dịch vụ đó.
- Chấp nhận mọi đơn hàng: Có lẽ các bạn chưa thể nào tưởng tượng ra được hậu quả nghiêm trọng của việc bán hàng trực tiếp - Direct Sale là gì? Đôi khi các bạn cần phải cân nhắc lựa chọn sự phù hợp và đúng với mục tiêu của cả khách hàng và bạn. Vì không phải đơn nào cũng mang lại lợi ích nhất định.
- Không biết cách nắm giữ cơ hội: Nếu bạn chỉ là Direct Saler mới vào nghề, thì có lẽ không biết rằng mỗi khi khách hàng nói suy nghĩ lại hay suy nghĩ thêm mà bạn đồng ý dễ dàng để lại đơn hàng đó để bán sau thì có đến 90% bạn sẽ thất bại. Bởi việc bán hàng trực tiếp cần phải bán luôn, bán liền tay. Nếu bạn để khách hàng suy nghĩ thêm thì ắt hẳn sau một khoảng thời gian họ sẽ lãng quên hoặc hết hứng thú với sản phẩm/ dịch vụ đó và việc bạn thuyết phục họ sẽ trở nên khó khăn hơn. Hãy cố gắng thuyết phục họ ngay từ lần đầu tiên, nắm bắt cơ hội không đến lại lần hai đó.
3. Tình hình bán hàng trực tiếp - Direct Sale tại Việt Nam
Nếu so sánh phương thức bán hàng trực tiếp với truyền thống thì chúng ta dường như cũng nhận ra được một vài điểm khác nhau điển hình giữa chúng, đó chính là chi phí bán hàng của nhà sản xuất, cơ hội việc làm cũng như thu nhập của người đảm nhận. Tuy nhiên khi các bạn tham khảo nội dung được chia sẻ về số liệu các công ty hoạt động hình thức Direct Sale của Việt Nam trong nhiều năm trước vẫn còn nhiều hạn chế và khá mới mẻ với nhiều người nên chưa đủ hòa nhập với xu hướng chung của toàn cầu. Nhưng đến năm 2010 thì ngành bán hàng trực tiếp ở Việt Nam cũng đã nhận được nhiều sự hỗ trợ của Pháp luật, mang lại nhiều hiệu quả hơn trong việc bán hàng. Đồng thời cũng đã phần nào tuyên truyền được cho công chúng thấy được sự tồn tại cũng như phát triển của hình thức bán hàng đầy tiềm năng này.
Tuy nhiên khi đứng trước bối cảnh cùng với điều kiện thuận lợi như vậy cũng đã bắt đầu xuất hiện thêm nhiều tổ chức bán hàng “đa cấp” bất chính, làm ảnh hưởng đến uy tín cũng như chất lượng của các công ty bán hàng trực tiếp (đa cấp) chân chính khác. Và cũng không ít bộ phận trong xã hội “vơ đũa cả nắm” rằng mô hình kinh doanh này là xấu và họ sẽ “tẩy chay” để không tiếp tay cho bất cứ hành động bất chính nào. Nhưng các tổ chức tham gia hình thức bán hàng Direct Sale cũng không ngừng gây dựng niềm tin và củng cố uy tín trong bức tranh đầy sự hỗn loạn và rối ren này. Cho nên trong vài năm trở lại đây thì tình hình bán hàng trực tiếp tại Việt Nam cũng đã phần nào được cải thiện, một mặt cũng nhờ vào sự bảo hộ của pháp luật và tính pháp lý của ngành.