Dự thảo quyết định về quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức

Quy chế này quy định về đối tượng, mục tiêu, nguyên tắc, nội dung và việc quản lý, tổ chức và thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức trong Tòa án nhân dân. Mời các bạn cùng tham khảo 

Dự thảo quyết định về quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức

TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số:           /QĐ-TANDTC Hà Nội, ngày      tháng     năm 2017

DỰ THẢO

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY CHẾ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC TÒA ÁN NHÂN DÂN

CHÁNH ÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO

Căn cứ Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014;

Căn cứ Luật Cán bộ, công chức năm 2008;

Căn cứ Luật Viên chức năm 2010;

Căn cứ Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2010 của  Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức;

Căn cứ Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức;

Căn cứ Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức;

Căn cứ Nghị định số 143/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định về bồi hoàn học bổng và chi phí đào tạo;

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức - Cán bộ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức Tòa án nhân dân.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Chánh án Tòa án quân sự trung ương; Thủ trưởng các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao; Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao; Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Chánh án Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và cán bộ, công chức, viên chức Tòa án nhân dân chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:

- Như Điều 3;

- Các đ/c Phó Chánh án TANDTC (để chỉ đạo thực hiện);

- Chánh án TAQSTW;

- Cổng thông tin điện tử TANDTC;

- Lưu: Vụ TCCB (P1&P5).

CHÁNH ÁN




Nguyễn Hòa Bình

QUY CHẾ

ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC TÒA ÁN NHÂN DÂN
(Ban hành kèm theo Quyết định số……/QĐ-TANDTC ngày …. tháng …. năm 2017 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chế này quy định về đối tượng, mục tiêu, nguyên tắc, nội dung và việc quản lý, tổ chức và thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức trong Tòa án nhân dân.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Cán bộ, công chức Tòa án nhân dân các cấp.

2. Viên chức của các đơn vị sự nghiệp thuộc Tòa án nhân dân tối cao.

3. Lãnh đạo, công chức, người có thẩm quyền tổ chức, thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng

4. Việc cử đi đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ Tòa án quân sự các cấp được thực hiện theo Quy chế đào tạo bồi dưỡng của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, các quy định tại Quy chế này, đề nghị của Chánh án Tòa án quân sự trung ương.

5. Người lao động trực tiếp làm các công việc quy định tại Điều 1 Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 của Chính phủ về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp mà được ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn thì được tham gia học tập, bồi dưỡng theo yêu cầu của cơ quan, đơn vị sử dụng người lao động.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

1. “Đào tạo” là quá trình truyền thụ, tiếp nhận có hệ thống những tri thức, kỹ năng theo quy định của từng cấp học, bậc học.

2. “Bồi dưỡng” là hoạt động trang bị, cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng làm việc và nâng cao trình độ, kỹ năng chuyên môn, hoàn chỉnh các tiêu chuẩn chức danh, ngạch bậc phù hợp với từng vị trí công việc.

3. “Đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn” là các khóa học có thời gian học đến 3 tháng tính từ ngày khai giảng đến khi kiểm tra, đánh giá, kết thúc khóa học.

4. “Đào tạo, bồi dưỡng dài hạn” là các khóa học có thời gian học trên 3 tháng tính từ ngày khai giảng đến khi kiểm tra, đánh giá, kết thúc khóa học.

Điều 4. Mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng

Trang bị kiến thức về: lý luận chính trị; quản lý hành chính nhà nước; chuyên môn, nghiệp vụ; ngoại ngữ, tin học; kinh nghiệm hội nhập kinh tế quốc tế và kỹ năng, phương pháp thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thành thạo về chuyên môn nghiệp vụ, chuyên nghiệp, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.

Điều 5. Nguyên tắc đào tạo, bồi dưỡng

1. Đào tạo, bồi dưỡng phải dựa trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và căn cứ theo nhu cầu sử dụng cán bộ của Tòa án nhân dân, căn cứ vào vị trí việc làm và tiêu chuẩn của từng chức vụ, chức danh cán bộ, công chức, viên chức trong Tòa án nhân dân. Quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng phải gắn với quy hoạch, luân chuyển cán bộ lãnh đạo quản lý; cán bộ chuyên môn nghiệp vụ.

2. Việc chọn, cử và quản lý công chức, viên chức đi học được thực hiện công khai, minh bạch, công bằng, dân chủ, đề cao vai trò tự học và quyền của công chức, viên chức trong việc lựa chọn chương trình đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với vị trí việc làm. Nghiêm cấm việc lợi dụng các quy định về đào tạo, bồi dưỡng vì mục đích vụ lợi hoặc để trù dập cán bộ, công chức, viên chức.

3. Đơn vị giới thiệu công chức, viên chức đi học phải đảm bảo việc đi học của công chức, viên chức không làm ảnh hưởng đến việc hoàn thành nhiệm vụ chung của đơn vị. Số lượng công chức, viên chức đi học trong giờ hành chính của mỗi đơn vị trong cùng một thời điểm không vượt quá 20% tổng số biên chế hiện có của đơn vị; đối với hình thức đào tạo tại chức và hình thức đào tạo không tập trung thì không vượt quá 25% tổng số biên chế hiện có của đơn vị.

Điều 6. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng

1. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng ở trong nước:

a) Lý luận chính trị;

b) Tiêu chuẩn chức danh ngạch;

c) Kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ;

d) Kiến thức tin học, ngoại ngữ.

2. Nội dung bồi dưỡng ở nước ngoài:

a) Kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng quản lý hành chính nhà nước;

b) Kiến thức và kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ;

c) Kiến thức, kinh nghiệm hội nhập quốc tế.

Chương II

TIÊU CHUẨN, ĐIỀU KIỆN VÀ THỦ TỤC CỬ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC ĐI ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG

Mục 1. TIÊU CHUẨN, ĐIỀU KIỆN CỬ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC ĐI ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC VÀ SAU ĐẠI HỌC

Điều 7. Tiêu chuẩn chung

1. Có phẩm chất chính trị, tư cách đạo đức tốt; chấp hành tốt nội quy cơ quan, có trách nhiệm cao trong công tác, hoàn thành tốt công việc được giao.

2. Thuộc diện được quy hoạch đào tạo ở các trình độ chức danh của đơn vị gắn với nhu cầu công việc đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

3. Có cam kết tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, công vụ sau khi hoàn thành chương trình đào tạo trong thời gian ít nhất gấp 03 lần thời gian đào tạo (đối với công chức), gấp 02 lần thời gian đào tạo (đối với viên chức).

4. Không đang trong thời gian xem xét thi hành kỷ luật, đình chỉ công tác, đối tượng bị điều tra, thanh tra; trong thời gian thi hành kỷ luật; đang nghỉ theo chế độ chính sách quy định.

5. Có đủ sức khỏe để đảm bảo nhiệm vụ học tập.

6. Đáp ứng đầy đủ yêu cầu của từng khóa đào tạo, bồi dưỡng.

Điều 8. Điều kiện, tiêu chuẩn cụ thể

Ngoài các tiêu chuẩn chung theo quy định tại Điều 6 của Quy chế này, cán bộ, công chức, viên chức được cử đi đào tạo phải đáp ứng những điều kiện sau:

1. Đối với đào tạo Tiến sỹ

a) Có thời gian làm việc ít nhất là 60 tháng (không kể thời gian tập sự, thử việc) trong Tòa án nhân dân kể từ khi có quyết định tuyển dụng hoặc tiếp nhận vào biên chế chính thức;

b) Có năng lực nghiên cứu thể hiện qua các công trình nghiên cứu theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

c) Chuyên ngành đào tạo phù hợp với vị trí việc làm;

d) Có ít nhất 3 năm liền kề năm được cử đi đào tạo hoàn thành tốt nhiệm vụ theo quy định về đánh giá xếp loại công chức, viên chức của đơn vị được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

đ) Từ 40 tuổi trở xuống tính đến thời điểm có quyết định cử đi học (chỉ áp dụng đối với các trường hợp công chức được cử đi đào tạo sau đại học lần đầu);

e) Trường hợp có thời gian làm việc từ đủ 36 tháng trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc) nhưng có 02 năm liền đạt danh hiệu chiến sỹ thi đua cơ sở trở lên hoặc được xem xét, tiếp nhận không qua thi tuyển theo quy định tại khoản 1 Điều 19 Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 25/3/2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, thì được xem xét cử đi đào tạo.

2. Đối với đào tạo Thạc sỹ

a) Có thời gian làm việc ít nhất là 60 tháng (không kể thời gian tập sự, thử việc) trong Tòa án nhân dân kể từ khi có quyết định tuyển dụng hoặc tiếp nhận vào biên chế chính thức;

b) Từ 40 tuổi trở xuống tính đến thời điểm có quyết định cử đi học;

c) Chuyên ngành đào tạo phù hợp với vị trí việc làm;

d) Có ít nhất 3 năm liền kề năm được cử đi đào tạo hoàn thành tốt nhiệm vụ theo quy định về đánh giá xếp loại công chức, viên chức của đơn vị được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

đ) Trường hợp có thời gian làm việc từ đủ 36 tháng trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc) nhưng có 02 năm liền đạt danh hiệu chiến sỹ thi đua cơ sở trở lên hoặc được xem xét, tiếp nhận không qua thi tuyển theo quy định tại khoản 1 Điều 19 Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 25/3/2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức thì được xem xét cử đi đào tạo.

3. Đào tạo đại học văn bằng 2

a) Có thời gian làm việc ít nhất 36 tháng (không kể thời gian tập sự, thử việc) trong Tòa án nhân dân kể từ khi có quyết định tuyển dụng hoặc tiếp nhận vào biên chế chính thức;

b) Chuyên ngành văn bằng 2 dự kiến đào tạo phù hợp với chuyên môn nghiệp vụ và vị trí việc làm;

c) Từ 40 tuổi trở xuống tính đến thời điểm có quyết định cử đi học.

Mục 2. TIÊU CHUẨN, ĐIỀU KIỆN CỬ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC ĐI ĐÀO TẠO LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

Điều 9. Tiêu chuẩn, điều kiện cử đi đào tạo cao cấp lý luận chính trị

1. Cán bộ, công chức, viên chức là lãnh đạo quản lý cấp Vụ, cấp phòng và cán bộ, công chức, viên chức thuộc diện quy hoạch lãnh đạo cấp Vụ, cấp phòng và tương đương;

2. Là đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam;

3. Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam hoặc ở nước ngoài;

4. Về độ tuổi:

a) Đối với hệ tại chức: cán bộ, công chức, viên chức được cử đi học có tuổi đời từ 40 trở lên đối với nam, 35 tuổi trở lên đối với nữ.

b) Đối với hệ tập trung: cán bộ, công chức, viên chức được cử đi học có tuổi đời dưới 40 tuổi đối với nam, dưới 35 tuổi đối với nữ.

5. Cán bộ lãnh đạo, quản lý được quy định tại khoản 1 Điều này hiện đang công tác từ 3 năm trở lên ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, các huyện biên giới, hải đảo, nếu chưa có bằng tốt nghiệp đại học thì phải có bằng tốt nghiệp trung cấp hoặc cao đẳng về chuyên môn và bằng tốt nghiệp trung cấp lý luận chính trị - hành chính hoặc trung cấp lý luận chính trị.

6. Theo quy định của Ban Tổ chức Trung ương, cán bộ lãnh đạo, quản lý được quy định tại khoản 1 Điều này được vận dụng về độ tuổi ít hơn 5 tuổi so với đối tượng khác gồm:

a) Cán bộ lãnh đạo, quản lý hiện đang công tác 3 năm trở lên ở huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, huyện biên giới, hải đảo;

b) Cán bộ lãnh đạo, quản lý là cán bộ Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh;

c) Cán bộ đang công tác giảng dạy, nghiên cứu ở các học viện (bao gồm cán bộ cấp vụ, khoa, phòng, giảng viên chính trở lên);

d) Cán bộ, công chức có thời gian giữ ngạch chuyên viên chính (và tương đương) từ 4 năm trở lên và có trong kế hoạch được dự thi nâng ngạch chuyên viên cao cấp (và tương đương);

đ) Cán bộ là thư ký các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng.

7. Đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn khác theo quy định của Ban Tổ chức Trung ương, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.

Điều 10. Điều kiện cử đi học lớp hoàn chỉnh kiến thức cao cấp lý luận chính trị

1. Đối tượng

Cán bộ, công chức, viên chức là lãnh đạo quản lý cấp vụ, cấp phòng và cán bộ, công chức thuộc diện quy hoạch lãnh đạo cấp vụ, cấp phòng và tương đương.

2. Điều kiện

a) Là đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam;

b) Đã có bằng tốt nghiệp đại học chính trị chuyên ngành và sau đại học trong hệ thống Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh;

c) Đã được cấp giấy xác nhận tương đương trình độ cao cấp lý luận chính trị của Học viện Báo chí và Tuyên truyền, trước ngày 01/6/2016, cho các trường hợp khi đi học là sinh viên, không thuộc đối tượng học cao cấp lý luận chính trị; hiện nay đã đủ điều kiện học cao cấp lý luận chính trị, được cấp ủy cử tham dự lớp hoàn chỉnh kiến thức để được cấp bằng cao cấp lý luận chính trị.

Điều 11. Điều kiện cử đi đào tạo trung cấp lý luận chính trị

1. Đối tượng

Công chức, viên chức được quy hoạch Trưởng, Phó trưởng phòng và tương đương; Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên đáp ứng điều kiện để đi học đào tạo nghiệp vụ xét xử; Chuyên viên đủ điều kiện dự thi nâng ngạch chuyên viên chính;

2. Điều kiện

a) Có trình độ học vấn tốt nghiệp đại học trở lên;

b) Đáp ứng các điều kiện của Ban Tổ chức Trung ương, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.

Mục 3. ĐIỀU KIỆN CỬ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC ĐI ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ

Điều 12. Việc bồi dưỡng thường xuyên

Cán bộ, công chức, viên chức không phân biệt độ tuổi và thời gian công tác được cử đi bồi dưỡng thường xuyên hằng năm, trừ các khóa bồi dưỡng quy định tại Điều 13, Điều 14, Điều 15, Điều 16, Điều 17 Mục này và một số khóa bồi dưỡng khác theo quy định của cơ sở đào tạo.

Điều 13. Tiêu chuẩn chung

Cán bộ, công chức, viên chức được cử đi bồi dưỡng phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây:

1. Không đang trong thời gian xem xét, thi hành kỷ luật, đình chỉ công tác; đối tượng bị điều tra, thanh tra; trong thời gian thi hành kỷ luật; đang nghỉ theo chế độ chính sách quy định.

2. Đủ sức khỏe để đảm bảo nhiệm vụ học tập.

3. Không đang trong thời gian tham gia khóa học khác.

4. Đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khóa bồi dưỡng được cử đi học.

Điều 14. Điều kiện cử đi bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước

Ngoài các tiêu chuẩn chung quy định tại Điều 13 của Quy chế này, cán bộ, công chức, viên chức được cử đi bồi dưỡng phải đáp ứng các điều kiện sau:

1. Điều kiện cử đi bồi dưỡng ngạch chuyên viên cao cấp

a) Cán bộ, công chức là lãnh đạo quản lý cấp vụ và cán bộ, công chức thuộc diện được quy hoạch lãnh đạo cấp vụ và tương đương;

b) Công chức đang xếp ngạch lương ở ngạch chuyên viên chính từ đủ 04 năm trở lên;

c) Đáp ứng các điều kiện theo quy định của Bộ Nội vụ.

2. Điều kiện cử đi bồi dưỡng ngạch chuyên viên chính

a) Cán bộ, công chức là lãnh đạo quản lý cấp phòng và cán bộ, công chức thuộc diện được quy hoạch cán bộ cấp phòng và tương đương;

b) Công chức đang xếp ngạch lương ở ngạch chuyên viên từ đủ 04 năm trở lên (không kể thời gian tập sự);

c) Đáp ứng các điều kiện theo quy định của Bộ Nội vụ.

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung của Dự thảo ----

Ngày:09/09/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM