Những điểm cần lưu ý trong nghiên cứu khoa học

Để có được một bài nghiên cứu khoa hoa học hoàn hảo không hề đơn giản và dễ dàng gì. Vì vậy các bạn cần nắm một số lưu ý khi viết nghiên cứu khoa hoa mà eLib chia sẽ dưới đây, để đạt được hiệu quả như mong đợi. Mời các bạn cùng tham khảo.

Những điểm cần lưu ý trong nghiên cứu khoa học

Những điểm mà một nghiên cứu khoa học của sinh viên thường gặp phải:

- Chọn đề tài, đặt tên đề tài cho phù hợp.

- Phương pháp nghiên cứu.

- Nội dung khoa học của công trình nghiên cứu.

- Hiệu quả kinh tế, xã hội, giáo dục của đề tài.

- Cách thức trình bày công trình nghiên cứu.

1. Chọn đề tài, đặt tên đề tài

Chọn đề tài sao mở ra cho mình một hướng nghiên cứu mới và nghiên cứu chuyên sâu trong tương lai.

Nghiên cứu vấn đề gì thì đặt tên đề tài tập trung vào vấn đề đó, tránh tình trạng tên đề tài và nội dung nghiên cứu được đặt theo hai hướng khác nhau.

Tiêu đề của đề tài phải làm sao phù hợp với mục tiêu của đề tài.

2. Phương pháp nghiên cứu

Khi dùng một phương pháp nào cần lưu ý và cần cân nhắc kỹ lưỡng dùng phương pháp đó để làm gì? Có cần thiết hay không? Tùy vào mục đích của đề tài mà lựa chọn phương pháp nghiên cứu phù hợp.

Cần lưu ý đến vấn đề mẫu khảo sát, làm sao cho đảm bảo tính đại diện cho vấn đề cần nghiên cứu. Đối với mẫu khảo sát bằng bảng hỏi nên tiến hành chọn mẫu một cách hoàn toàn ngẫu nhiên, chọn mẫu đủ lớn để khái quát những đặc điểm chung của vấn đề mình nghiên cứu, có tính khái quát và độ tin cây cao.

Đối với những những nghiên cứu trường hợp, áp dụng phương pháp nghiên cứu, thường thì mẫu khảo sát không lớn, không chú trọng nghiên cứu theo chiều rộng nghiên cứu theo chiều sâu để hiểu rõ vấn đề. Những tiêu chí chọn mẫu cũng cần phải nhắc đến để cho người ta thấy mẫu này được chọn như thế nào, có đủ độ tin cậy hay không.

Đối với phương pháp phỏng vấn sâu cần phải chuẩn bị tốt nội dung phỏng vấn? phỏng vấn bao nhiêu người? Sau khi phỏng vấn ta thu được những gì? Có đáp ứng yêu cầu, mục tiêu nội dung mà đề tài hướng đến hay không.

Số liệu và thông tin cung cấp phải được minh bạch, có dẫn nguồn, lý lịch thông tin rõ ràng.

Thu thập và xử lý số liệu thô, làm bật lên thông tin mà số liệu đó có thể phản ánh, không dừng ở việc mô tả mà cần phải phân tích dữ liệu thu thập được.

Phân biệt rõ các phương pháp nghiên cứu tránh nhầm lẫn.

3. Về nội dung nghiên cứu khoa học

Xác định rằng tất cả những gì thông tin mình đưa ra là thông tin khoa học. Lưu ý cần lập luận một cách chặc chẽ, logic thể hiện tính khoa học.

Nội dung và cách tiếp cận cần theo quan điểm của Nhân học (tức là chú ý đến yếu tố con người, mối quan hệ văn hóa, xã hội con người…), có đóng góp như thế nào vào kiến thức chung của ngành Nhân học.

Từ ý nghĩa thực tiễn, ý nghĩa khoa học hoàn thiện nội dung, đảm bảo yêu cầu trên. Từ đó nêu lên những ý kiến đề xuất.

Nội dung là phần quan trọng, tránh nghiên về miêu tả, mà cần phải tìm hiểu sâu nguyên nhân. Ẩn phía sau hiện tượng đó là gì?

Tài liệu tham khảo cần phải trích dẫn rõ ràng và chính xác. Chú ý nội dung tài liệu mà mình đã trích đã tham khảo, chớ nên nhận bừa cái của người khác là cái của mình. Thông tin và dữ liệu nên do chính mình thu thập và xử lý thì có giá trị hơn là chép của người khác (cái này liên quan nhiều đến đạo đức nghề nghiệp).

Khi nghiên cứu và trình bày nội dung cần chú ý đến những BẰNG CHỨNG KHOA HỌC, tức là căn cứ vào đâu mà anh nói như vậy, lại đưa ra một kết luận như thế. Phát biểu một vấn đề cần có cơ sở.

Khi báo cáo cần chú ý đến việc cần phải đưa đến cho người đọc người nghe những thông tin gì? Có mới mẻ, thú vị hay không?

Khi trình bày cũng chú ý kết cấu và trật tự của chương.

4. Hiệu quả kinh tế, xã hội, giáo dục của đề tài.

Mục đích cuối cùng của việc thực hiện một đề tài là đề tài đó phải giải quyết cho được những vấn đề còn tồn tại mà mục tiêu đã nêu lên.

Đề tài cần nhằm vào mục đích phát triển kinh tế xã hội. Hay đánh vào ý thức làm thay đổi nhận thức của con người theo hướng tiến bộ hơn, mang ý nghĩa giáo dục.

5. Cách thức trình bày

Lỗi gặp phải nhiều nhất là hình thức trình bày công trình không đúng quy định (cái này đã có quy định về mẫu trang bìa, size chữ, font chữ, căn lề,…)

Lỗi chính tả (thường gặp nên cần kiểm tra kỹ lưỡng).

Sử dụng hệ đếm, quy ước đánh số thứ tự hợp lý.

Trên đây là Những điểm cần lưu ý trong nghiên cứu khoa học mà eLib chia sẽ đến các bạn. Hy vọng qua bài viết này các bạn sẽ có thêm được nhiều kiến thức cũng như áp dụng chúng vào bài viết nghiên cứu khoa học của mình để hoàn thiện hơn. 

Ngày:18/01/2021 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM