Luận văn ThS: Phạm nhiều tội từ thực tiễn Huyện Thanh Oai, Thành Phố Hà Nội

Luận văn ThS Phạm nhiều tội từ thực tiễn Huyện Thanh Oai, Thành Phố Hà Nội đánh giá thực tiễn định tội danh và quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội trên địa bàn huyện Thanh Oai trong 05 năm từ năm 2014 đến năm 2018 từ đó làm sáng tỏ những bất cập và hạn chế trong định tội danh và quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội để đưa ra các giải pháp đảm bảo định tội danh và quyết định hình phạt đúng trong trường hợp phạm nhiều tội.

Luận văn ThS: Phạm nhiều tội từ thực tiễn Huyện Thanh Oai, Thành Phố Hà Nội

1. Mở đầu

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Phạm nhiều tội là một chế định rất phức tạp hiện nay. Trong BLHS 2015 sửa đổi bổ sung 2017 hay trong các văn bản hướng dẫn thi hành BLHS chưa có quy định riêng về khái niệm phạm nhiều tội mà BLHS hiện hành chỉ quy định về định tội danh và quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội.

1.2 Tình hình nghiên cứu

Trong khoa học luật hình sự, hiện đã có nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề phạm nhiều tội như: Luận án Tiến sĩ luật học “Chế định nhiều tội phạm trong Luật hình sự Việt Nam” của nghiên cứu sinh Lê Văn Đệ;Luận văn Thạc sĩ luật học “Phạm nhiều tội theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội”, của tác giả Đỗ Minh Hoàng;Luận văn Thạc sĩ luật học “Quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả Trần Thị Hồng Cúc; 

1.3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận về phạm nhiều tội, phân tích các quy định của BLHS, đánh giá thực tiễn định tội danh và quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội trên địa bàn huyện Thanh Oai trong 05 năm từ năm 2014 đến năm 2018 từ đó làm sáng tỏ những bất cập và hạn chế trong định tội danh và quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội để đưa ra các giải pháp đảm bảo định tội danh và quyết định hình phạt đúng trong trường hợp phạm nhiều tội.

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu:

 Luận văn nghiên cứu về phạm nhiều tội với việc khái quát các hình thức biểu hiện của nó, vấn đề định tội danh và quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội, việc áp dụng các quy định pháp luật về phạm nhiều tội trong thực tiễn công tác xét xử trên địa bàn huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội.

Phạm vi nghiên cứu:

Về mặt nội dung, đề tài được thực hiện dưới góc độ luật hình sự.

Về mặt không gian, đề tài nghiên cứu trong phạm vi của huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội.

Về mặt thời gian, đề tài nghiên cứu thực tiễn giải quyết các vụ án hình sự trên địa bàn huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội từ năm 2014 đến năm 2018.

1.5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu luận văn sẽ dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lênin. Đây được coi là kim chỉ nam cho việc định hướng các phương pháp nghiên cứu cụ thể của tác giả trong quá trình thực hiện luận văn. Phương pháp này được tác giả sử dụng để nghiên cứu các vấn đề lý luận trong luận văn.

Phương pháp phân tích và bình luận để làm rõ những vấn đề lý luận và quy định pháp luật hiện hành về trường hợp phạm nhiều tội

Phương pháp tổng hợp nhằm khái quát hoá thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về trường hợp phạm nhiều tội nhằm đưa ra những kiến nghị phù hợp

1.6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

Kết quả nghiên cứu của luận văn có ý nghĩa quan trọng về phương diện lý luận.Luận văn là công trình khoa học đầu tiên về luận văn thạc sĩ nghiên cứu về trường hợp phạm nhiều tội trên địa bàn huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội dưới góc độ luật hình sự;luận văn đã làm rõ các quy định pháp luật về trường hợp phạm nhiều tội; làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn giải quyết các vụ án hình sự phạm nhiều tội trên địa bàn huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội; đề xuất được những giải pháp hoàn thiện pháp luật cũng như các giải pháp khác về trường hợp phạm nhiều tội. Với các kết quả nghiên cứu, luận cứ khoa học cụ thể được chứng minh, phản ánh và phát triển thêm một bước trên cả hai phương diện lý luận và thực tiễn.

2. Nội dung

2.1 Những vấn đề lý luận và pháp luật về phạm nhiều tội

Khái niệm về phạm nhiều tội 

Đặc điểm của phạm nhiều tội

Các trường hợp phạm nhiều tội

Phân biệt phạm nhiều tội với một số trường hợp khác

Khái quát Luật hình sự Việt Nam về phạm nhiều tội từ năm 1945 đến nay

2.2 Thực tiễn định tội danh và quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội trên địa bàn huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội

Khái quát tình hình xét xử hình sự trên địa bàn huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội 

Thực tiễn định tội danh trong trường hợp phạm nhiều tội trên địa bàn huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội

Thực tiễn quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội trên địa bàn huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội

Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế của định tội danh và quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội

2.3 Các yêu cầu và giải pháp bảo đảm định tội danh và quyết định hình phạt đúng trong trường hợp phạm nhiều tội

Các yêu cầu đối với định tội danh và quyết định hình phạt đúng trong trường hợp phạm nhiều tội

Giải pháp bảo đảm định tội danh và quyết định hình phạt đúng trong trường hợp phạm nhiều tội

3. Kết luận

Không thể nói là đã đầy đủ những qua luận văn của mình với đề tài“Phạm nhiều tội theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội” phần nào tác giả đã khái quát được các quy định pháp luật hiện hành, phân tích những điểm tiến bộ của pháp luật hiện hành so với các quy định pháp luật trước đây về phạm nhiều tội. Từ việc phân tích các quy định pháp luật hiện hành tác giả đã đưa ra được khái niệm “phạm nhiều tội” và từ đó chỉ ra một số đặc điểm để có thể phân biệt được “phạm nhiều tội” với các trường hợp khác như phạm tội liên tục, tội kéo dài, phạm tội nhiều lần,... Bằng việc khái quát lại quy định pháp luật hình sự Việt Nam từ những năm 1945 đến nay tác giả đã chỉ ra được những quy định pháp luật ở giai đoạn đó, đánh giá và phân tích các quy định đó.

4. Tài liệu tham khảo

Phương Anh (2018), Huyện Thanh Oai (17/3/2018)

Bộ tư pháp (1999), BLHS nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam (năm 1985), Dân chủ và pháp luật, Hà Nội.

Bộ Tư pháp (dịch) (2009), Bộ luật hình sự Nhật Bản, Nxb Tư pháp, Hà Nội.

-- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn ThS Luật trên--

Ngày:19/09/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM