QCVN120:2019/BGTVT quy chuẩn về trang thiết bị đào tạo huấn luyện thuyền viên hàng hải

QCVN QC 120: 2019/BGTVT do Cục Hàng hải Việt Nam biên soạn, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, Bộ Giao thông vận tải ban hành theo Thông tư số 15/2019/TT-BGTVT ngày 26 tháng 4 năm 2019. Mời các bạn cùng tham khảo 

QCVN120:2019/BGTVT quy chuẩn về trang thiết bị đào tạo huấn luyện thuyền viên hàng hải

QCVN QC 120: 2019/BGTVT

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ CƠ SỞ VẬT CHẤT, TRANG THIẾT BỊ ĐÀO TẠO CỦA CƠ SỞ ĐÀO TẠO, HUẤN LUYỆN THUYỀN VIÊN HÀNG HẢI

LỜI NÓI ĐẦU

QCVN QC 120: 2019/BGTVT do Cục Hàng hải Việt Nam biên soạn, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, Bộ Giao thông vận tải ban hành theo Thông tư số 15/2019/TT-BGTVT ngày 26 tháng 4 năm 2019.

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

VỀ CƠ SỞ VẬT CHẤT, TRANG THIẾT BỊ ĐÀO TẠO CỦA CƠ SỞ ĐÀO TẠO, HUẤN LUYỆN THUYỀN VIÊN HÀNG HẢI

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này (sau đây gọi tắt là Quy chuẩn) quy định về cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo của cơ sở đào tạo, huấn luyện thuyền viên hàng hải.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn này áp dụng đối với các cơ sở đào tạo, huấn luyện thuyền viên hàng hải và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác đào tạo, huấn luyện thuyền viên hàng hải tại Việt Nam.

Điều 3. Giải thích thuật ngữ

Trong Quy chuẩn này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Công ước STCW là Công ước quốc tế về tiêu chuẩn huấn luyện, cấp chứng chỉ và trực ca cho thuyền viên năm 1978, sửa đổi năm 2010.

2. Chương trình IMO Model Course là chương trình mẫu của Tổ chức Hàng hải Quốc tế về đào tạo, huấn luyện thuyền viên hàng hải.

3. Chương trình đào tạo, huấn luyện thuyền viên hàng hải là chương trình đào tạo, huấn luyện, tài liệu giảng dạy được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt, ban hành.

4. Cơ sở đào tạo, huấn luyện thuyền viên hàng hải (sau đây viết tắt là cơ sở đào tạo, huấn luyện) là cơ sở đào tạo, huấn luyện thuyền viên làm việc trên tàu biển theo các quy định của Công ước STCW, được Bộ Giao thông vận tải cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện đào tạo, huấn luyện thuyền viên hàng hải theo quy định tại Nghị định số 29/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 3 năm 2017 của Chính phủ quy định về điều kiện cơ sở đào tạo, huấn luyện và tổ chức tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải và Nghị định số 147/2018/NĐ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định về điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực hàng hải.

Chương II

CÁC QUY ĐỊNH VỀ KỸ THUẬT

Điều 4. Phòng học lý thuyết, phòng thi, kiểm tra, cơ sở dữ liệu

1. Phòng học lý thuyết phải bảo đảm diện tích, thiết bị, quy cách theo quy định tại Phụ lục 1 của Quy chuẩn này.

2. Phòng thi, kiểm tra phải lắp đặt hệ thống camera giám sát được kết nối với máy tính tại phòng làm việc của Hội đồng thi và phòng chờ thi của học viên theo quy định tại Phụ lục 2 của Quy chuẩn này.

3. Cơ sở đào tạo, huấn luyện thuyền viên hàng hải phải có cơ sở dữ liệu điện tử quản lý chứng chỉ nghiệp vụ của thuyền viên hàng hải để tra cứu theo quy định của Công ước STCW. Cơ sở dữ liệu điện tử phải được liên kết vào cơ sở dữ liệu thuyền viên của Cục Hàng hải Việt Nam.

Điều 5. Quy định về trang thiết bị đào tạo, huấn luyện

1. Huấn luyện an toàn bao gồm: Huấn luyện kỹ thuật cứu sinh; Huấn luyện kỹ thuật phòng cháy, chữa cháy; Huấn luyện kỹ thuật an toàn sinh mạng và trách nhiệm xã hội; Huấn luyện kỹ thuật sơ cứu y tế theo quy định tại Phụ lục 3 của Quy chuẩn này.

2. Huấn luyện nghiệp vụ đặc biệt bao gồm: Huấn luyện cơ bản tàu dầu; Huấn luyện cơ bản tàu hóa chất; Huấn luyện cơ bản tàu khí hóa lỏng; Huấn luyện khai thác tàu dầu; Huấn luyện khai thác tàu hóa chất; Huấn luyện khai thác tàu khí hoá lỏng theo quy định tại Phụ lục 4 của Quy chuẩn này.

3. Huấn luyện nghiệp vụ chuyên môn bao gồm: Huấn luyện GMDSS - Chứng chỉ GOC, ROC; Phòng thực hành Thiên văn- Địa văn: Phòng mô phỏng buồng lái; Phòng mô phỏng buồng máy- điện, điện tử; Phòng phần mềm ứng dụng xếp dỡ hàng hóa theo quy định tại Phụ lục 5 của Quy chuẩn này.

4. Khu vực dạy thực hành bao gồm: Phòng thực hành máy sống; Phòng thực hành nồi hơi; Phòng thực hành sửa chữa; Phòng thực hành cơ khí; Khu vực hồ thực hành theo quy định tại Phụ lục 6 của Quy chuẩn này.

Điều 6. Tàu huấn luyện

Các cơ sở đào tạo, huấn luyện thuyền viên hàng hải phải có tối thiểu 01 tàu sử dụng cho công tác đào tạo, huấn luyện và còn thời hạn đăng kiểm theo quy định. Tàu sử dụng cho công tác đào tạo, huấn luyện phải có đầy đủ trang thiết bị phục vụ mục đích huấn luyện; Trường hợp sử dụng tàu hàng hoặc tàu khách cho mục đích đào tạo, huấn luyện thì phải thỏa mãn các yêu cầu của đăng kiểm đối với tàu hàng hoặc tàu khách đang hoạt động.

Chương III

CÁC QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ

Điều 7. Tổ chức thực hiện

1. Cục Hàng hải Việt Nam tổ chức triển khai thực hiện Quy chuẩn này trong phạm vi toàn quốc.

2. Người đứng đầu cơ sở đào tạo, huấn luyện thuyền viên hàng hải chịu trách nhiệm thực hiện Quy chuẩn này. Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện đào tạo, huấn luyện thuyền viên hàng hải, các cơ sở đào tạo, huấn luyện thuyền viên hàng hải phải gửi thông tin về Bộ Giao thông vận tải để lập danh sách công bố cơ sở đào tạo phù hợp với Quy chuẩn trên Cổng Thông tin điện tử Bộ Giao thông vận tải. Hàng năm cơ sở đào tạo, huấn luyện thuyền viên hàng hải phải tổ chức đánh giá nội bộ về cơ sở vật chất, trang thiết bị và chương trình đào tạo, huấn luyện, tài liệu giảng dạy phù hợp với Quy chuẩn và các quy định của Công ước STCW.

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung của QCVN QC 120: 2019/BGTVT ----

Ngày:13/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM