TCVN 8998:2018 tiêu chuẩn về thép cacbon và thép hợp kim thấp

TCVN 8998:2018 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 17 Thép biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố. Mời các bạn cùng tham khảo 

TCVN 8998:2018 tiêu chuẩn về thép cacbon và thép hợp kim thấp

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 8998:2018

ASTM E 415-17

THÉP CACBON VÀ THÉP HỢP KIM THẤP - PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH THÀNH PHẦN HÓA HỌC BẰNG QUANG PHỔ PHÁT XẠ CHÂN KHÔNG

Standard Test Method for Analysis of Carbon and Low-Alloy Steel by Spark Atomic Emission Spectrometry

Lời nói đầu

TCVN 8998:2018 thay thế TCVN 8998:2011.

TCVN 8998:2018 hoàn toàn tương đương ASTM E 415-17.

TCVN 8998:2018 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 17 Thép biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

THÉP CACBON VÀ THÉP HỢP KIM THẤP - PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH THÀNH PHẦN HÓA HỌC BẰNG QUANG PHỔ PHÁT XẠ CHÂN KHÔNG

Standard Test Method for Analysis of Carbon and Low-Alloy Steel by Spark Atomic Emission Spectrometry

1  Phạm vi áp dụng

1.1 Tiêu chuẩn này quy định phương pháp thử để xác định đồng thời 21 nguyên tố hợp kim và các nguyên tố khác trong thép cacbon và thép hợp kim thấp bằng phép đo phổ phát xạ nguyên tử tia lửa trong chân không ở phạm vi hàm lượng theo Bảng 1.

Bảng 1 - Phạm vi hàm lượng

CHÚ THÍCH 1: Phạm vi thành phần theo khối lượng đã liệt kê được xác lập thông qua thử nghiệm kiểm tra đối chiếu các vật liệu chuẩn (tham chiếu).

1.2 Phương pháp thử này bao gồm quy định đối với các mẫu thử có đường kính đủ để bịt kín phần lỗ phát tia lửa của máy khi đưa mẫu vào phân tích. Chiều dày mẫu thử có thể thay đổi cho phù hợp với thiết kế của phần giá đỡ mẫu của máy, nhưng thích hợp nhất là chiều dày ở trong khoảng từ 10 mm đến 38 mm.

1.3 Tiêu chuẩn này quy định việc phân tích kiểm tra thường xuyên trong quá trình sản xuất gang, thép và phân tích vật liệu gia công. Việc phân tích này sử dụng đối với các vật mẫu được đúc bằng khuôn kim loại, được cán và được rèn. Hiệu suất tốt nhất có được khi mẫu chuẩn và mẫu phân tích có thành phần và trạng thái luyện kim tương tự. Tuy nhiên không đòi hỏi tất cả các ứng dụng phải tuân theo tiêu chuẩn này.

1.4 Tiêu chuẩn này không đề cập tới sự an toàn. Trách nhiệm của người sử dụng tiêu chuẩn này là thiết lập sự an toàn thích hợp và thực hành thoải mái cũng như xác định việc sử dụng có những điều chỉnh về giới hạn trước khi dùng.

1.5 Tiêu chuẩn này được biên soạn phù hợp với các nguyên tắc đã được thừa nhận trên phạm vi quốc tế về tiêu chuẩn hóa.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì chỉ áp dụng phiên bản đã nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, nếu có.

  • ASTM E 29, Practice for using significant digits in test data to determine conformance with specifications (Thực hành sử dụng các chữ số có nghĩa trong các dữ liệu thử, kiểm tra để xác định sự phù hợp với điều kiện kỹ thuật).
  • ASTM E 135, Terminology relating to analytical chemistry for metals, ores, and related materials (Thuật ngữ có liên quan đến hóa học phân tích cho các kim loại, quặng và các vật liệu có liên quan).
  • ASTM E 305, Practice for establishing and controlling atomic emission spectrochemical analytical curves (Quy trình kỹ thuật cho thiết lập và hiệu chỉnh các đường cong phân tích hóa-quang phổ phát xạ nguyên tử).
  • ASTM E 350, Test methods for chemical analysis of carbon steel, low-alloy steel, silicon electrical steel, ingot iron, and wrought iron (Các phương pháp thử cho phân tích hóa học thép cacbon, thép hợp kim thấp, thép silic kỹ thuật điện, thép thỏi, thép gia công áp lực).
  • ASTM E 406, Practice for using controlled atmospheres in spectrochemical analysis (Quy trình kỹ thuật cho sử dụng môi trường có kiểm soát trong phân tích hóa-quang phổ).
  • ASTM E 1019, Test methods for determination of carbon, sulfur, nitrogen, and oxygen in steel, iron, nickel, and cobalt alloys by various combustion and fusion techniques (Các phương pháp thử cho xác định cacbon, lưu huỳnh, nitơ và oxy trong thép, gang, các hợp kim coban và niken bằng các kỹ thuật đốt cháy và nung chảy khác nhau).
  • ASTM E 1329, Practice for verification and use of control charts in spectrochemical analysis (Quy trình kỹ thuật cho kiểm tra xác minh và sử dụng các biểu đồ kiểm tra trong phân tích hóa-quang phổ).
  • ASTM E 1601, Practice for conducting an interlaboratory study to evaluate the performance of an analytical method (Quy trình kỹ thuật cho tiến hành nghiên cứu giữa các phòng thí nghiệm để đánh giá chất lượng của một phương pháp phân tích).
  • ASTM E 1763, Guide for interpretation and use of results from interlaboratory testing of chemical analysis methods (withdrawn 2015) (Hướng dẫn giải thích và sử dụng các kết quả từ thử nghiệm, kiểm tra giữa các phòng thí nghiệm các phương pháp phân tích hóa học).
  • ASTM E 1806, Practice for sampling steel and iron for determination of chemical composition (Quy trình kỹ thuật cho lấy mẫu thép và gang để phân tích thành phần hóa học).
  • ASTM E 1950, Pratice for reporting results from methods of chemical analysis (Quy trình kỹ thuật về báo cáo các kết quả từ các phương pháp phân tích hóa học).
  • ASTM E 2972, Guide for production, testing, and value assignment of in-house reference materials for metals, ores, and other related materials (Hướng dẫn cho sản xuất, thử nghiệm và ấn định giá trị của các vật liệu tham chiếu của công ty đối với các kim loại, quặng và các vật liệu có liên quan khác).
  • ASTM MNL. 7 Manual on presentation of data and control chart analysis (Sách hướng dẫn trình bày các dữ liệu và phân tích biểu đồ hiệu chỉnh).

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa được cho trong ASTM E 135.

4  Bản chất phương pháp

4.1 Sự phóng điện của một tụ được sinh ra giữa một bề mặt phẳng, là mặt nền của vật mẫu hình đĩa tròn và một điện cực được tạo dáng hình côn. Sự phóng điện kết thúc tại một thời điểm có cường độ định trước với một vạch phổ chọn lọc của sắt hoặc tại một thời gian định trước và năng lượng phát xạ tương đối của vạch phổ phân tích được ghi lại. Các vạch phổ có độ nhạy nhất là của asen, bo, cacbon, nitơ, photpho, lưu huỳnh và thiếc nằm trong vùng cực tím chân không. Sự hấp thu bức xạ bởi không khí trong vùng này được khắc phục bằng cách tạo chân không cho phổ kế hoặc sử dụng một khí trong suốt truyền tia cực tím trong chân không (VUV) và làm sạch buồng tia lửa bằng khí acgon.

5  Ý nghĩa và sử dụng

5.1 Phương pháp thử này dùng để phân tích kim loại và hợp kim bằng quang phổ chủ yếu để thử nghiệm các loại vật liệu xem có phù hợp với các thông số kỹ thuật về thành phần hóa học. Điều quan trọng là tất cả những ai sử dụng phương pháp này phải là những nhà phân tích có khả năng thực hiện một cách thành thạo và an toàn các phương thức thông thường của phòng thí nghiệm. Do đó, việc phân tích được thực hiện trong một phòng thí nghiệm được trang bị một cách phù hợp.

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung của TCVN 8998:2018 ----

Ngày:17/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM