10 đề kiểm tra 1 tiết HK1 môn Ngữ văn 10 năm 2019 có đáp án

Mời các em cùng tham khảo Bộ 10 đề kiểm tra 1 tiết HK1 môn Ngữ văn lớp 10 có đáp án năm 2019 đã được eLib tổng hợp và biên soạn. Hy vọng rằng những đề kiểm tra dưới đây sẽ giúp các em học sinh ôn tập và nắm vững các kiến thức của bộ môn Ngữ văn đã học trong chương trình HK1. Chúc các em học thật tốt!

10 đề kiểm tra 1 tiết HK1 môn Ngữ văn 10 năm 2019 có đáp án

1. Đề kiểm tra 1 tiết Học kì 1 - số 1

TRƯỜNG THPT THANH MIỆN

NĂM HỌC: 2019 – 2020

MÔN: NGỮ VĂN 10

Thời gian làm bài: 90 phút

I. ĐỌC – HIỂU (3.0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:

Tôi đứng lặng giữa cuộc đời nghiêng ngả

Để một lần nhớ lại mái trường xưa

Lời dạy ngày xưa có tiếng thoi đưa

Có bóng nắng in dòng sông xanh thắm.

 

Thoáng quên mất giữa tháng ngày ngọt đắng.

Trưởng thành này có bóng dáng hôm qua.

Nhớ được điều gì được dạy những ngày xa

Áp dụng - chắc nhờ cội nguồn đã có.

 

Nước mắt thành công hoà nỗi đau đen đỏ

Bậc thềm nào dìu dắt những bước đi

Bài học đời đã học được những gì

Có nhắc bóng người đương thời năm cũ.

 

Vun xới cơn mơ bằng trái tim ấp ủ

Để cây đời có tán lá xum xuê.

Bóng mát dừng chân là một chốn quê

Nơi ơn tạ là mái trường nuôi lớn.

 

Xin phút tĩnh tâm giữa muôn điều hời hợt

Cảm tạ mái trường ơn nghĩa thầy cô.

(Lời cảm tạ - sưu tầm)

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính trong đoạn thơ trên.

Câu 2. Chỉ rõ phép tu từ được sử dụng trong câu thơ: “Thoáng quên mất giữa tháng ngày ngọt đắng”.

Câu 3. Nêu nội dung chính của đoạn thơ.

Câu 4. Từ đoạn thơ trên trình bày suy nghĩ của anh/chị về vai trò của mái trường và thầy cô đối với cuộc đời của mỗi người.

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Đề: Cảm nhận của anh (chị) về vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ Nguyễn Trãi được thể hiện trong bài thơ “Cảnh ngày hè”. Qua bài thơ hãy rút ra bài học nhận thức cho thế hệ trẻ hôm nay.

---- HẾT ------

ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 1

I. ĐỌC – HIỂU

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính trong đoạn thơ trên là: Biểu cảm.

Câu 2: Câu thơ “Thoáng quên mất giữa tháng ngày ngọt đắng” sử dụng phép tu từ ẩn dụ, ngọt đắng: chỉ những thăng trầm, buồn vui trong cuộc đời.

Câu 3: Nội dung chính: Đoạn thơ ghi lại tâm trạng, suy nghĩ của một người học trò khi đã rời xa mái trường với tình cảm yêu thương, trân trọng và lòng biết ơn sâu sắc. Càng trưởng thành, càng nếm trải những thăng trầm, buồn vui trong cuộc sống, mỗi người lại càng thấm thía hơn tấm lòng bao dung, yêu thương và công lao của thầy cô, mái trường.

Câu 4: Học sinh có thể trình bày theo những hướng sau:

- Nêu được vai trò của thầy cô và mái trường đối với cuộc đời mỗi người.

- Công lao to lớn của thầy cô đối với học trò: truyền đạt kiến thức, thắp sáng ƣớc mơ, niềm tin cho học trò bằng cả trái tim yêu thương để giúp các em bước ra đời vững vàng, cứng cáp, sẵn sàng cống hiến cho cuộc đời.

- Giúp mỗi người hoàn thiện bản thân về trí tuệ, tâm hồn.

II. LÀM VĂN

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận theo bố cục 3 phần: Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ Nguyễn Trãi trong bài thơ “Cảnh ngày hè”. Qua bài thơ rút ra bài học nhận thức cho thế hệ trẻ hôm nay.

c. Triển khai vấn đề nghị luận: Thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Trên cơ sở những hiểu biết về nhà thơ Nguyễn Trãi, tác phẩm “Cảnh ngày hè” để nghị luận. Cụ thể:

- Mở bài:

+ Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm.

+ Nêu vấn đề cần nghị luận: Vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ Nguyễn Trãi trong bài thơ “Cảnh ngày hè”; Bài học nhận thức cho thế hệ trẻ.

- Thân bài:

+ Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi thể hiện qua tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống tha thiết.

+ Tác giả đã tập trung mọi giác quan (thị giác, thính giác, khứu giác,...) và cả tâm hồn nhạy cảm tinh tế, giàu cảm xúc của mình để cảm nhận cảnh vật.

  • Thị giác: Cảm nhận được màu sắc hoa hòe, hoa lựu, hoa sen.
  • Khứu giác: Cảm nhận được mùi hương của hoa sen.
  • Thính giác: Nghe tiếng ve, lao xao chợ cá.

+ Tác giả đã sử dụng những động từ mạnh để miêu tả cảnh vật (đùn đùn, rợp, giương, phun, tiễn...) giúp người đọc cảm nhận được cảnh vật như vận động tiếp diễn không ngừng, căng tràn sức sống.

+ Kết hợp các yếu tố: Đường nét, màu sắc, âm thanh, ánh sáng, mùi hương, cảnh vật, con người... để miêu tả một bức tranh thiên nhiên hết sức sinh động, giàu sức sống và bức tranh cuộc sống náo nhiệt mà yên bình nơi thôn dã.

+ Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi thể hiện qua tấm lòng ưu ái, luôn hướng về cuộc sống của nhân dân, mong cho dân được ấm no hạnh phúc.

  • Mong có cây đàn như của vua Thuấn, đàn lên khúc Nam phong cho mưa thuận gió hoà, nhân dân ấm no, hạnh phúc.
  • Vẻ đẹp tâm hồn của một con người yêu nước thương dân: Thân nhàn mà tâm không nhàn. (Học sinh cần phân tích được nghệ thuật: Hình ảnh thơ gần gũi, quen thuộc, sử dụng sáng tạo câu lục ngôn câu đầu, câu cuối, giọng thơ, nhịp thơ mạnh. Liên hệ với những kiến thức có liên quan (ngoài bài thơ) để đánh giá được vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ).

+ Rút ra bài học:

  • Về lòng yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống con người và yêu đất nước.
  • Cần phải có khát khao xây dựng quê hương, đất nước bằng tinh thần tự nguyện hiến dâng.

- Kết bài:

+ Khái quát về vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi.

+ Khẳng định giá trị của bài thơ, vị trí của Nguyễn Trãi trong nền thi ca dân tộc.

d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.

2. Đề kiểm tra 1 tiết Học kì 1 - số 2

TRƯỜNG THPT THANH MIỆN

NĂM HỌC: 2019 – 2020

MÔN: NGỮ VĂN 10

Thời gian làm bài: 90 phút

I. ĐỌC - HIỂU (3.0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:

Ở quanh con, người tử tế vẫn nhiều

Vẫn còn có bao điều tốt đẹp

Xa danh lợi hãy chịu nhiều thua thiệt

Hãy vì người, nếu mong họ vì con.

 

Rách cho thơm, dẫu đói thì phải sạch

Tình thương yêu không mua được bằng tiền

Cần gỗ tốt, nước sơn còn phải tốt

Oán bên lòng, ơn khắc dạ đừng quên.

 

Nếu vấp ngã, con tự mình đứng dậy

Muốn tập bơi, cứ nhảy xuống giữa dòng

Thà mất cả, cố giữ gìn danh dự

Sống thẳng mình, mặc kệ thế gian cong.

(Nói với con, Nguyễn Huy Hoàng, nguồn http://baophunuthudo.vn/article)

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính trong đoạn thơ trên.

Câu 2. Chỉ rõ những câu tục ngữ dân gian được vận dụng trong khổ thơ thứ hai.

Câu 3. Nêu nội dung chính của đoạn thơ.

Câu 4. Những lời tâm sự “nói với con” của nhà thơ được thể hiện trong đoạn thơ gợi cho anh/ chị suy nghĩ gì?

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Đề: Cảm nhận của anh (chị) về vẻ đẹp cuộc sống và vẻ đẹp nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ Nhàn. Qua bài thơ hãy trình bày suy nghĩ về quan niệm sống của bản thân.

---- HẾT ------

ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 2

I. ĐỌC – HIỂU

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính trong đoạn thơ trên là: Biểu cảm.

Câu 2: Những câu tục ngữ dân gian đƣợc vận dụng trong khổ thơ thứ hai là:

- Đói cho sạch, rách cho thơm.

- Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.

Câu 3: Nội dung chính:

- Thể hiện niềm tin với mọi người, với cuộc sống.

- Gợi lẽ sống cao đẹp: sống vị tha, hãy vì mọi người mà biết chấp nhận thiệt thòi về mình, đừng để danh lợi cám dỗ.

- Bộc lộ tình thương, sự quan tâm và trách nhiệm của người cha.

Câu 4: Học sinh có thể trình bày theo hướng:

- Thế giới này luôn tồn tại nhiều mặt trái, thế nhưng lòng tốt vẫn chiếm số đông.

- Con người cần sống tỉnh táo bởi lòng người khó lường, sau những mất mát vẫn phải biết hy vọng nhìn về tƣơng lai, cơ hội đến với con người thật hiếm hoi và phải tinh tường mới nhận ra và quan trọng hơn là phải biết nắm bắt lấy cơ hội đó.

- Phải có niềm tin vào con người.

II. LÀM VĂN

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Về một hình tượng thơ trong một bài thơ: Có đủ các phần: mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:

- Vẻ đẹp cuộc sống và vẻ đẹp nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ Nhàn.

- Qua bài thơ trình bày suy nghĩ về quan niệm sống của bản thân.

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: Thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Trên cơ sở những hiểu biết về nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, tác phẩm “Nhàn” để nghị luận. Cụ thể:

- Mở bài:

+ Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm.

+ Nêu vấn đề cần nghị luận: Vẻ đẹp cuộc sống và vẻ đẹp nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm; quan niệm sống của bản thân.

- Thân bài:

+ Vẻ đẹp cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm:

  • Cuộc sống thuần hậu dân dã (Câu 1, 2).
  • Thể hiện qua những công việc thường nhật, những dụng cụ trong lao động: “một mai”, “một cuốc”, “một cần câu”... Điệp từ, số từ "một" cho thấy nhu cầu cuộc sống không có gì là lớn lao cao sang mà hết sức bình dị.
  • Việc nhà thơ - một Trạng Trình danh tiếng trở về với cuộc sống bình dị như thế phải chăng đó cũng là sự ngông ngạo với thói đời. Ngông mà không ngang, cứ thuần hậu, nguyên thủy "Thơ thẩn..."; Cuộc sống thanh cao (Câu 5, 6).
  • Sự đạm bạc quê mùa ở những thức ăn dân dã: măng trúc, giá đỗ.
  • Sinh hoạt bình dị như mọi người dân quê: tắm hồ, tắm ao.

+ Vẻ đẹp nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm:

  • Qua quan niệm sống: Không màng danh lợi, sống cuộc đời ẩn sĩ, tìm về “nơi vắng vẻ” tránh “chốn lao xao” cũng là để thoát khỏi vòng ganh đua của thói tục để giữ cho tâm hồn an nhiên, khoáng đạt.
  • Qua cách ứng xử: “dại” “khôn” vừa thâm trầm vừa hóm hỉnh thể hiện nhân cách và quan niệm của nhà thơ về lẽ sống. Với nhà thơ cái khôn của người thanh cao là quay lưng lại với danh lợi, tìm sự thư thái cho tâm hồn, sống ung dung hòa hợp với tự nhiên.
  • Qua lối sống "nhàn": Thể hiện một một trí tuệ sáng suốt của nhà thơ. Trí tuệ giúp ông nhận ra công danh, của cải, quyền quý chỉ là giấc chiêm bao. Trí tuệ nâng cao nhân cách để nhà thơ từ bỏ "chốn lao xao" trở về với cuộc sống đạm bạc nơi thôn dã. Điều đó cho thấy Nguyễn Bỉnh Khiêm “nhàn” nhưng không có nghĩa là thoát li đời sống.
  • Liên hệ với những kiến thức có liên quan (ngoài bài thơ) để đánh giá được vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ).

+ Liên hệ với quan điểm sống của bản thân:

  • Sống, lao động và học tập có ích cho bản thân và cho quê hương, đất nước. Luôn không ngừng hoàn thiện bản thân, trau dồi tri thức, tránh xa những cám dỗ vật chất và danh lợi tầm thường. Luôn giữ vững bản thân trước mọi biến cố của cuộc sống.
  • Chú trọng bồi dưỡng đạo đức nhân cách, nuôi dưỡng vẻ đẹp trí tuệ, vẻ đẹp tâm hồn trong cuộc sống.

- Kết bài:

+ Đánh giá cuộc sống và vẻ đẹp nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm.

+ Khẳng định giá trị của bài thơ, vị trí của Nguyễn Bỉnh Khiêm trong nền thi ca dân tộc.

d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.

3. Đề kiểm tra 1 tiết Học kì 1 - số 3

TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG

NĂM HỌC: 2019 – 2020

MÔN: NGỮ VĂN 10

Thời gian làm bài: 90 phút

Đề: Sau khi tự tử ở giếng Loa Thành, xuống thuỷ cung, Trọng Thuỷ đã tìm gặp lại Mị Châu. Những sự việc gì đã xảy ra? Anh (chị) hãy kể lại câu chuyện đó.

---- HẾT ------

ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 3

a. Yêu cầu về kĩ năng: Hiểu đúng yêu cầu của đề bài. Thực chất phải biết cách làm bài văn tự sự. Kết cấu bài chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt, không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp. Chữ viết cẩn thẩn.

b. Yêu cầu về kiến thức: Đây là loại đề yêu cầu kể chuyện tưởng tượng và sáng tạo. Để làm tốt loại bài này cần phát huy khả năng tưởng tượng liên tưởng (các sự việc, các chi tiết để tạo thành cốt truyện). Học sinh có thể có cách kể khác nhau, tuy vậy yêu cầu các chi tiết, sự việc phải đảm bảo lôgic, phải phù hợp với tâm lí, tính cách của các nhân vật. Không những thế cách giải quyết được đưa ra cũng phải làm hài lòng người đọc. Có thể tham khảo một dàn ý dưới dây:

- Mở bài: Sau khi an táng cho vợ, Trọng Thuỷ ngày đêm buồn rầu khổ não. Một hôm đang tắm, Trọng Thuỷ nhìn thấy bóng Mị Châu ở dưới nước bèn nhảy xuống giếng ôm nàng mà chết.

- Thân bài:

+ Trọng Thuỷ lạc xuống Thuỷ cung:

  • Vì trong lòng luôn ôm nỗi nhớ Mị Châu nên sau khi chết, linh hồn Trọng Thuỷ tự tìm đến thuỷ cung.
  • Miêu tả cảnh cảnh ở dưới thuỷ cung (cung điện nguy nga lộng lẫy, người hầu đi lại rất đông...).

+ Trọng Thuỷ gặp lại Mị Châu:

  • Đang ngơ ngác thì Trọng Thuỷ bị quân lính bắt vào đại điện.
  • Trọng Thuỷ được đưa đến quỳ trước mặt một người mà lính hầu gọi là công chúa.
  • Sau một hồi lục vấn, Trọng Thuỷ kể rõ mọi sự tình. Lúc ấy Mị Châu cũng rưng rưng nước mắt.

+ Mị Châu kể lại chuyện mình và trách Trọng Thuỷ:

  • Mị Châu chết, được vua Thuỷ Tề nhận làm con nuôi.
  • Mị Châu cứng rắn nặng lời phê phán oán trách Trọng Thuỷ: Trách chàng là người phản bội; Trách chàng gieo bao đớn đau cho hai cha con nàng và đất nước.
  • Mị Châu nhất quyết cự tuyệt Trọng Thuỷ rồi cả cung điện tự nhiên biến mất.

- Kết bài: Trọng Thuỷ còn lại một mình: Buồn rầu, khổ não, Trọng Thuỷ mong ước nước biển ngàn năm sẽ xoá sạch lầm lỗi của mình.

c. Tiêu chuẩn đạt được điểm:

- Điểm 9 – 10: Đáp ứng được các yêu cầu nêu trên; cốt truyện rõ ràng, nội dung sâu sắc, văn viết có cảm xúc; có thể có một vài sai sót không đáng kể. Chữ viết cẩn thận.

- Điểm 7 – 8: Về cơ bản biết cách làm bài văn tự sự; cốt truyện tương đối rõ ràng, nội dung khá sâu sắc; kể chuyện có chỗ còn lúng túng, diễn đạt tương đối tốt. Chữ viết khá cẩn thận.

- Điểm 5 – 6: Đáp ứng được yêu cầu viết bài văn tự sự; cốt truyện có chỗ thiếu logic, chặt chẽ, nội dung chưa sâu sắc; diễn đạt khá lưu loát, rõ ràng. Mắc lỗi chính tả ít.

- Điểm 3 – 4: Biết cách kể chuyện nhưng nội dung còn sơ sài, cạn cợt; diễn đạt có chỗ còn yếu. Chữ viết thiếu cẩn thận.

- Điểm 1 – 2: Chưa nắm rõ cách làm văn tự sự, nội dung sơ sài, hời hợt, diễn đạt yếu. Sai chính tả nhiều.

4. Đề kiểm tra 1 tiết Học kì 1- số 4

TRƯỜNG THPT BÙI DỤC TÀI

NĂM HỌC: 2019 – 2020

MÔN: NGỮ VĂN 10

Thời gian làm bài: 90 phút

I. ĐỌC – HIỂU (3.0 điểm)

Đọc bài ca dao sau và trả lời các câu hỏi:

“Tôi kể ngày xưa chuyện Mị Châu

Trái tim lầm chỗ để trên đầu

Nỏ thần vô ý trao tay giặc

Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu”

                                              (Tố Hữu)

Câu 1. Đoạn thơ trên đề cập đến câu chuyện gì? Thuộc thể loại nào của văn học dân gian?

Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện tu từ trong văn bản?

Câu 3. Nhân vật Mị Châu đáng thương hay đáng trách? Lí giải suy nghĩ của mình?

Câu 4. Từ văn bản trên theo em tuổi trẻ làm gì để góp phần xây dựng và bảo vệ tổ quốc? (Viết đoạn văn  khoảng 7-10 câu).

---- Còn tiếp ------

5. Đề kiểm tra 1 tiết Học kì 1- số 5

TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI

NĂM HỌC: 2019 – 2020

MÔN: NGỮ VĂN 10

Thời gian làm bài: 90 phút

I. ĐỌC - HIỂU (3.0 điểm)

Đọc đoạn văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Ngày xưa, có Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ. Hai chị em suýt soát tuổi nhau. Tấm là con vợ cả, Cám là con vợ lẽ. Mẹ Tấm đã chết từ hồi Tấm còn bé. Sau đó mấy năm thì cha Tấm cũng chết. Tấm ở với dì ghẻ là mẹ của Cám. Dì ghẻ là người rất cay nghiệt. Hàng ngày, Tấm phải làm lụng vất vả, hết chăn trâu, gánh nước, đến thái khoai, vớt bèo; đêm lại còn say lúa giã gạo mà không hết việc. Trong khi đó thì Cám lại được mẹ nuông chiều, được ăn trắng mặc trơn, suốt ngày quanh quẩn ở nhà, không phải làm việc nặng.

(Trích Tấm Cám - Ngữ văn 10, Tập một, NXB Giáo dục, 2008, trang 65)

Câu 1. Theo lĩnh vực và mục đích giao tiếp, đoạn văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào? (0.5 điểm)

A. Sinh hoạt

B. Nghệ thuật

C. Khoa học

D. Hành chính.

Câu 2. Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích trên? (0.5 điểm)

A. So sánh, liệt kê

B. Nhân hóa, liệt kê

C. Ẩn dụ, so sánh

D. So sánh, hoán dụ

Câu 3. Phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đã xác định được ở câu 2? (1.0 điểm)

Câu 4. Trình bày cảm nghĩ của em về hình tượng các nhân vật được giới thiệu trong đoạn văn bản trên (1.0 điểm)

---- Còn tiếp ------

6. Đề kiểm tra 1 tiết Học kì 1- số 6

TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ

NĂM HỌC: 2019 – 2020

MÔN: NGỮ VĂN 10

Thời gian làm bài: 90 phút

I. ĐỌC – HIỂU (3.0 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.

(Đồng chí - Chính Hữu, Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục, 2010)

Câu 1. Khi nêu xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác bài thơ Đồng chí có bạn học sinh viết: Bài thơ "Đồng chí" của Chính Hữu trích từ tập thơ "Vầng trăng quầng lửa" và được sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Em hãy sửa lỗi kiến thức của câu văn trên (0.5 điểm).

Câu 2. Hãy ghi lại tên tác phẩm đã học (ghi rõ tên tác giả) sáng tác cùng năm với bài thơ Đồng chí (0.5 điểm).

Câu 3. Về câu thơ cuối của bài thơ, nhà thơ Chính Hữu kể rằng lúc đầu ông viết là "Đầu súng mảnh trăng treo", sau đó bớt đi một chữ. Chữ nào trong câu thơ đã được bớt đi? Theo em, vì sao tác giả lại bớt đi như vậy (1 điểm).

---Để xem tiếp nội dung của Đề thi số 6, các em vui lòng xem online hoặc tải về máy tính---

7. Đề kiểm tra 1 tiết Học kì 1- số 7

Trường: THPT HÒN ĐẤT

Số câu: 2

Thời gian làm bài: 90 phút

Năm học: 2019 - 2020

8. Đề kiểm tra 1 tiết Học kì 1- số 8

Trường: THPT NGUYỄN HUỆ

Số câu: 2

Thời gian làm bài: 90 phút

Năm học: 2019 - 2020

9. Đề kiểm tra 1 tiết Học kì 1- số 9

Trường: THPT NGHÈN

Số câu: 2

Thời gian làm bài: 90 phút

Năm học: 2019 - 2020

10. Đề kiểm tra 1 tiết Học kì 1- số 10

Trường: THPT LIỄN SƠN

Số câu: 2

Thời gian làm bài: 90 phút

Năm học: 2019 - 2020

---Bấm TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để xem đầy đủ nội dung các Đề thi 1-10---

Ngày:16/09/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM