10 đề kiểm tra 15 phút HK1 môn Lịch Sử lớp 9 năm 2020 có đáp án

Mời các em học sinh cùng tham khảo nội đề kiểm tra 15 phút HK1 môn Lịch Sử 9 năm 2020 được eLib biên soạn và tổng hợp bên dưới đây. Tài liệu gồm 10 đề thi có đáp án chi tiết, rõ ràng sẽ giúp các em ôn tập kiến thức, nâng cao kĩ năng giải đề thi. Chúc các em học tập thật tốt!

10 đề kiểm tra 15 phút HK1 môn Lịch Sử lớp 9 năm 2020 có đáp án

1. Đề kiểm tra 15 phút học kì 1 môn Lịch sử 9 – Số 1

TRƯỜNG THCS HOÀNG DIỆU

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT HỌC KÌ 1

MÔN LỊCH SỬ 9

NĂM HỌC 2020-2021

Câu 1. Tình hình nổi bật của Liên Xô ngay sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) là

A. chịu những tổn thất nặng nề.

B. bước ra với tư thế thua trận.

C. thu được nhiều lợi nhuận.

D. đứng đầu thế giới về kinh tế.

Câu 2. Nhằm hoàn thành mục tiêu khôi phục kinh tế, ngay từ đầu năm 1946 Đảng và Nhà nước Xô viết đã đề ra kế hoạch

A. 5 năm lần thứ tư.

B. 5 năm lần thứ năm.

C. 5 năm lần thứ sáu.

D. 5 năm lần thứ bảy.

Câu 3. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, ngành kinh tế được Liên Xô chú trọng để đưa đất nước phát triển là

A. Công nghiệp truyền thống.

B. Công hàng tiêu dùng.

C. Công nghiệp nhẹ.

D. Công nghiệp nặng.

Câu 4. Những thành tựu Liên Xô đạt được trong lĩnh vực khoa học – kĩ thuật từ năm 1945 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX bao gồm

A. Chế tạo bom nguyên tử, phóng vệ tinh nhân tạo, du hành vũ trụ.

B. Nhiều rô-bốt nhất thế giới, phóng vệ tinh nhân tạo, du hành vũ trụ.

C. Chế tạo bom nguyên tử, phóng vệ tinh nhân tạo, đưa người đầu tiên lên mặt trăng

D. Chế tạo bom nguyên tử, tàu sân bay lớn và nhiều nhất thế giới, du hành vũ trụ.

Câu 5. Theo thỏa thuận của ba cường quốc Liên Xô - Mĩ - Anh, quân đội Liên Xô chiếm đóng khu vực nào của nước Đức?

A. phía tây nước Đức.

B. phía đông nước Đức.

C. phía nam nước Đức.

D. phía bắc nước Đức. 

Câu 6. Nội dung nào sau đây không thể hiện nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của các nước dân chủ nhân dân Đông Âu?

A. Do sự thỏa thuận của các nước đồng minh chống phát xít.

B. Do Nghị quyết của hội nghị I-an-ta (2/1945).

C. Hồng quân Liên Xô truy kích thắng lợi quân phát xít Đức.

D. Do sự hợp tác có hiệu quả trong Tổ chức Hiệp ước Vacsava.

Câu 7. Nội dung nào chủ yếu nhất chứng minh sự thắng lợi của cách mạng dân chủ nhân dân các nước Đông Âu có ý nghĩa quốc tế?

A. Cải thiện một bước đời sống nhân dân.

B. Thực hiện một số quyền tự do dân chủ cho nhân dân.

C. Tạo điều kiện để Đông Âu bước vào giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội.

D. Góp phần hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa từ năm 1949.

Câu 8. Đâu không phải là cơ sở dẫn đến sự hợp tác giữa Liên Xô và các nước Đông Âu?

A. Cùng chung mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội.

B. Đều đặt dưới sự lãnh đạo của các Đảng Cộng sản.

C. Đều cùng chung mục tiêu thoát khỏi sự nô dịch của Đức.

D. Đều cùng chung hệ tư tưởng của chủ nghĩa Mác Lê-nin. 

Câu 9. Trong những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai, đất nước nào ở châu Âu được mệnh danh là “Đất nước của triệu người khất thực”?

A. Cộng hòa dân chủ Đức.

B. Tiệp Khắc.

C. Ru-ma-ni.

D. Hung-ga-ri. 

Câu 10. Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo năm:

A. Năm 1957

B. Năm 1961

C. Năm 1947

D. Năm 1949

ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT HK1 – SỐ 1

1A              2A             3D             4A             5B

6D              7D             8C             9D           10A

2. Đề kiểm tra 15 phút học kì 1 môn Lịch sử 9 – Số 2

TRƯỜNG THCS LINH ĐÔNG

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT HỌC KÌ 1

MÔN LỊCH SỬ 9

NĂM HỌC 2020-2021

Câu 1. Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở Môdămbích, Ănggôla và Ghi-nê Bít-xao đã đánh dấu sự tan rã của hệ thống thuộc địa của

A. Tây Ban Nha.           

B. Bồ Đào Nha.

C. Anh.                        

D. Pháp.

Câu 2. Nhiệm vụ đặt ra cho các nước Á, Phi, Mĩ Latinh sau khi giành độc lập là gì?

A. xây dựng và phát triển đất nước.

B. thực hiện liên kết khu vực.

C. khắc phục hạn chế của xu thế toàn cầu hóa.

D. thắng thế trong cục diện Chiến tranh lạnh.

Câu 3. Năm 1950 đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng đối với Ấn Độ?

A. Chế tạo thành công bom nguyên tử.

B. Tuyên bố độc lập.

C. Cách mạng chất xám có nhiều thành quả.

D. Đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu gạo. 

Câu 4. Cuộc đấu tranh ở quốc gia nào được coi là “lá cờ đầu” trong phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh?

A. Angiêri.                        

B. Cuba.

C. Mêxicô.                       

D. Vênêzuêna

Câu 5. Cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi được xếp vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc vì

A. Chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi là không phù hợp với ý Chúa.

B. Nam Phi chưa giành được độc lập dân tộc.

C. Chế độ phân biệt chủng tộc là một hình thái áp bức của chủ nghĩa thực dân.

D. Chế độ phân biệt chủng tộc không được Hiến pháp Nam Phi thừa nhận.

Câu 6. Nhân tố chủ quan quan trọng nhất đưa đến sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc sau Chiến tranh thế giới thứ hai là?

A. Mâu thuẫn dân tộc ở các nước Á, Phi, Mĩ Latinh hết sức gay gắt.

B. Mâu thuẫn giai cấp ở các nước Á, Phi, Mĩ Latinh hết sức gay gắt.

C. Ảnh hưởng từ cuộc khai thác thuộc địa của các nước đế quốc thực dân.

D. Các lực lượng dân tộc như giai cấp tư sản, vô sản ở các nước phát triển.

Câu 7. Phong trào giải phóng dân tộc của các nước Á, Phi, Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai không chịu tác động bởi nhân tố khách quan nào sau đây?

A. Mâu thuẫn dân tộc ở mỗi nước diễn ra gay gắt.

B. Chiến tranh thế giới thứ hai làm các nước đế quốc suy yếu.

C. Sự giúp đỡ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.

D. Sự cổ vũ của các quốc gia tuyên bố độc lập trước.

Câu 8. Một trong những ý nghĩa quan trọng từ thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi, Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Làm sụp đổ về cơ bản hệ thống chủ nghĩa thực dân trên thế giới.

B. Mang lại độc lập cho nhiều quốc gia trên thế giới.

C. Là cơ sở để các thắng lợi vượt xa các nước tư bản phát triển.

D. Tạo điều kiện phổ biến liên kết khu vực, quốc tế. 

Câu 9. Ý nghĩa sự thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc đối với tình hình quan hệ quốc tế là

A. Xóa bỏ sự thống trị của chủ nghĩa thực dân cũ.

B. Tăng sức mạnh cho phong trào đấu tranh thế giới.

C. Làm xói mòn trật tự Ianta.

D. Xóa bỏ chế đô phân biệt chủng tộc trên thế giới. 

Câu 10. Ba quốc gia nào ở Đông Nam Á đã chớp thời cơ Nhật đầu hàng đồng minh để tiến hành khởi nghĩa vũ trang và giành thắng lợi trong năm 1945?

A. Inđônêxia, Việt Nam, Campuchia.

B. Inđônêxia, Campuchia, Lào.

C. Việt Nam, Lào, Campuchia.

D. Lào, Việt Nam, Inđônêxia.

---(Để xem nội dung đáp án của đề thi số 2 vui lòng theo dõi tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

3. Đề kiểm tra 15 phút học kì 1 môn Lịch sử 9 – Số 3

TRƯỜNG THCS ĐĂNG KHOA

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT HỌC KÌ 1

MÔN LỊCH SỬ 9

NĂM HỌC 2020-2021

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM 

Câu 1. Ba quốc gia nào ở Đông Nam Á đã chớp thời cơ Nhật đầu hàng đồng minh để tiến hành khởi nghĩa vũ trang và giành thắng lợi trong năm 1945?

A. Inđônêxia, Việt Nam, Campuchia.

B. Inđônêxia, Campuchia, Lào.

C. Việt Nam, Lào, Campuchia.

D. Lào, Việt Nam, Inđônêxia.   

Câu 2. Đến khoảng thời gian nào hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc – thực dân về cơ bản bị sụp đổ?

A. Từ những năm 50 của thế kỉ XX.

B. Từ những năm 60 của thế kỉ XX.

C. Từ những năm 80 của thế kỉ XX.

D. Từ những năm 90 của thế kỉ XX.

Câu 3. Sự kiện nào được lịch sử gọi là “Năm Châu Phi”?

A. An-giê-ri tuyên bố độc lập.

B. Chế độ phân biệt chủng tộc được xóa bỏ.

C. Cách mạng Môdămbích giành thắng lợi.

D. 17 nước châu Phi tuyên bố độc lập. 

Câu 4. Từ những năm 70 của thế kỉ XX, chủ nghĩa thực dân cũ chỉ còn tồn tại dưới hình thức nào?

A. Chủ nghĩa thực dân kiểu cũ.

B. Chủ nghĩa thực dân kiểu mới.

C. Chế độ phân biệt chủng tộc.

D. Chế độ thực dân.

Câu 5. Sau nhiều năm đấu tranh bền bỉ của người da đen, chính quyền thực dân của các giai cấp thống trị người da trắng đã phải

A. Thành lập Liên minh vì tiến bộ.

B. Tuyên bố xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc.

C. Giúp các nước châu Phi phát triển kinh tế.

D. Thành lập hai nhà nước tự trị ở hai miền Nam Phi.

Câu 6. Sự kiện nào đánh dấu chủ nghĩa thực dân - đế quốc đã sụp đổ đến tận gốc rễ?

A. Cách mạng Cuba giành thắng lợi.

B. 17 nước châu Phi tuyên bố độc lập.

C. Chế độ phân biệt chủng tộc bị xóa bỏ hoàn toàn.

D. Môdămbích và Ănggôla tuyên bố độc lập. 

II. PHẦN TỰ LUẬN (4 điểm)

Câu 7. Em có nhận xét gì về những đặc điểm chính của phong trào giải phóng dân tộc từ sau năm 1945 (về quy mô phong trào, thành phần tham gia lãnh đạo, hình thức và khí thế đấu tranh)?

---(Để xem nội dung đáp án của đề thi số 3 vui lòng theo dõi tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

4. Đề kiểm tra 15 phút học kì 1 môn Lịch sử 9 – Số 4

TRƯỜNG THCS AN ĐÔNG

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT HỌC KÌ 1

MÔN LỊCH SỬ 9

NĂM HỌC 2020-2021

Câu 1. Trong giai đoạn nào, kinh tế Mĩ vẫn còn đứng đầu thế giới về nhiều mặt nhưng không còn giữ vị trí tuyệt đối như trước nữa?

A. Từ năm 1845 đến năm 1952.

B. Từ năm 1952 đến năm 1973.

C. Từ năm 1973 đến năm 1991.

D. Từ năm 1991 đến năm 2000.

Câu 2. Nội dung nào phản ánh đúng tình hình kinh tế Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Mĩ trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới.

B. Mĩ là trung tâm kinh tế - tài chính lớn thứ hai thế giới.

C. Mĩ là nước có sản lượng nông nghiệp gấp 4 lần 5 nước tư bản cộng lại.

D. Mĩ đạt được nhiều thành tựu trong công cuộc chống chủ nghĩa khủng bố.

Câu 3. Trong chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945), nước Mĩ giàu lên trong chiến tranh do

A. nhận được sự ủng hộ của Liên Xô

B. kết quả của quá trình hiên đại hóa sản xuất.

C. được yên ổn sản xuất, bán vũ khí cho nước tham chiến.

D. có khai thác triệt để nguồn tài nguyên giàu có.

Câu 4. Nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A. Anh                         

B. Pháp

C. Mĩ                            

D. Nhật

Câu 5. Nguyên nhân nào không tạo điều kiện cho nền kinh tế Mĩ phát triển trong và sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Không bị chiến tranh tàn phá.

B. Được yên ổn sản xuất vũ khí và bán vũ khí cho các nước tham chiến.

C. Tập trung sản xuất và tư bản cao.

D. Tiến hành chiến tranh xâm lược và nô dịch các nước.

---Còn tiếp---

5. Đề kiểm tra 15 phút học kì 1 môn Lịch sử 9 – Số 5

TRƯỜNG THCS – THPT VĂN LANG

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT HỌC KÌ 1

MÔN LỊCH SỬ 9

NĂM HỌC 2020-2021

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM 

Câu 1. Những thành tựu chủ yếu của Mĩ trong lĩnh vực sáng chế công cụ sản xuất mới sau Chiến tranh thế giới thứ hai bao gồm

A. máy tính, máy tự động, hệ thống máy tự động.

B. thực hiện cuộc “Cách mạng xanh” trong nông nghiệp.

C. sản xuất được những vũ khí hiện đại.

D. chinh phục vũ trụ, đưa người lên Mặt Trăng.

Câu 2. Những thành tựu khoa học - kĩ thuật đạt được sau chiến tranh thế giới thứ hai của Mĩ có tác động như thế nào đến đời sống nhân dân?

A. Xóa tan hố ngăn cách giàu nghèo giữa các tầng lớp nhân dân.

B. Hỗ trợ Mĩ thực hiện thành công “Chiến lược toàn cầu”

C. Đời sống vật chất, tinh thần có sự thay đổi nhanh chóng.

D. Giúp Mĩ vươn lên đứng đầu thế giới về khoa học – công nghệ.

Câu 3. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, hai đảng nào thay nhau cầm quyền ở nước Mĩ?

A. Đảng Dân chủ và Đảng Xã hội.

B. Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa.

C. Đảng Xã hội và Đảng Cộng hòa.

D. Đảng Cộng hòa và Đảng Quốc xã.

Câu 4. Chính sách đối ngoại chủ yếu của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A. đàn áp phong trào giải phóng dân tộc thế giới.

B. khống chế, chi phối các nước tư bản đồng minh

C. ngăn chặn tiến tới xóa bỏ CNXH trên thế giới.

D. triển khai “chiến lược toàn cầu”.

Câu 5. Mục tiêu nào dưới đây không nằm trong chiến lược toàn cầu của Mĩ?

A. Ngăn chặn và tiến tới xóa bỏ chủ nghĩa xã hội trên thế giới.

B. Đàn áp phong trào cách mạng thế giới .

C. Khống chế, chi phối các nước tư bản đồng minh phụ thuộc vào Mĩ.

D. Giúp đỡ các nước Đồng minh phát triển về kinh tế.

---Còn tiếp---

6. Đề kiểm tra 15 phút học kì 1 môn Lịch sử 9 – Số 6

TRƯỜNG THCS BẮC SƠN

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT HỌC KÌ 1

MÔN LỊCH SỬ 9

NĂM HỌC 2020-2021

Câu 1. Từ năm 1945 đến năm 1952, Nhật Bản khôi phục kinh tế trong hoàn cảnh như thế nào? 

A. chịu tổn thất nặng nề.

B. thu nhiều lợi nhuận nhờ chiến tranh.

C. giàu tài nguyên thiên nhiên.

D. nhận sự trợ giúp của Liên Xô.

Câu 2. Đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Nhật Bản trở thành

A. một trong ba trung tâm kinh tế-tài chính lớn của thế giới.

B. trung tâm kinh tế tài chính lớn nhất thế giới.

C. trung tâm kinh tế tài chính duy nhất thế giới.

D. siêu cường tài chính số một thế giới.

Câu 3. Nền kinh tế của Nhật Bản có sự biến chuyển như thế nào từ những năm 90 của thế kỉ XX?

A. tiếp tục tăng trưởng với tốc độ cao.

B. bị cạnh tranh gay gắt bởi các nước NICs.

C. là nước có nền kinh tế phát triển nhất.

D. lâm vào tình trạng suy thoái kéo dài.

Câu 4. Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, để tương xứng với vị thế siêu cường kinh tế, Nhật Bản nỗ lực vươn lên thành một cường quốc

A. khoa học kĩ thuật

B. chính trị.

C. tài chính.

D. công nghệ.

Câu 5. Đâu là nhân tố quyết định đưa Nhật Bản phát triển “thần kì” từ những năm 60 của thế kỉ XX?

A. vai trò lãnh đạo, quản lí có hiệu quả của Nhà nước.         

B. chi phí cho quốc phòng rất thấp.

C. nguồn nhân lực có chất lượng, tính kỉ luật cao.                

D. áp dụng thành tựu khoa học - kĩ thuật.

---Còn tiếp---

7. Đề kiểm tra 15 phút học kì 1 Lịch Sử 9 số 7

Trường THCS Bạch Đằng

Môn: Lịch Sử 9

Năm: 2020-2021

Số câu: 6 câu trắc nghiệm, 1 câu tự luận

8. Đề kiểm tra 15 phút học kì 1 Lịch Sử 9 số 8

Trường THCS Việt Anh

Môn: Lịch Sử 9

Năm: 2020-2021

Số câu: 10 câu trắc nghiệm

9. Đề kiểm tra 15 phút học kì 1 Lịch Sử 9 số 9

Trường THCS Nguyễn Tri Phương

Môn: Lịch Sử 9

Năm: 2020-2021

Số câu: 2 câu tự luận

10. Đề kiểm tra 15 phút học kì 1 Lịch Sử 9 số 10

Trường THCS Việt Nhật

Môn: Lịch Sử 9

Năm: 2020-2021

Số câu: 10 câu trắc nghiệm

...

---Bấm TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để xem đầy đủ nội dung các Đề thi 1-10---

Ngày:10/10/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM