10 Đề thi Học kì 1 môn Sinh học 12 năm 2019 có đáp án

Xin giới thiệu đến các em tài liệu Bộ 10 đề thi Học kì 1 môn Sinh học 12 năm học 2019-2020 có đáp án và lời giải chi tiết. Tài liệu được biên soạn nhằm giúp các em học sinh ôn tập và nắm vững các kiến thức đã học của chương trình HK1. Hi vọng đây sẽ là 1 tài liệu tham khảo hữu ích trong quá trình học tập của các em.

10 Đề thi Học kì 1 môn Sinh học 12 năm 2019 có đáp án

1. Đề thi HK1 môn Sinh 12 số 1

SỞ GD VÀ ĐT TP. HỒ CHÍ MINH

NĂM HỌC 2019 - 2020

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I TRƯỜNG THPT HOÀNG HOA THÁM

MÔN: Sinh học - LỚP 12

Thời gian làm bài: 50 phút

Mã đề: 201

(Đề có 04 trang)

Họ và tên học sinh: ……………………………….

Lớp: ……. - SBD: …………..

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM. (7 điểm)

Câu 1: Trong cơ chế hoạt động của ôperôn Lac, enzim ARN polimeraza liên kết với bộ phận nào sau đây?

A. Vùng vận hành. 

B. Gen cấu trúc.

C. Gen điều hòa.

D. Vùng khởi động.

Câu 2. Theo lý thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có hai loại kiểu gen?

A. AA × aa.                                                    B. Aa × aa. 

C. Aa × Aa.                                                    D. AA × AA.

Câu 3: Axit amin là nguyên liệu để tổng hợp nên phân tử nào sau đây?

A. mARN.                 B. tARN.                       C. ADN.    D. Protein.

Câu 4: Dạng đột biến nào sau đây làm tăng số lượng gen trên NST?

A. Đa bội.                 B. Đảo đoạn NST.         C. Lặp đoạn NST.    D. Lệch bội.

Câu 5: Ở sinh vật lưỡng bội, thể đột biến nào sau đây mang bộ NST 3n?

A. Thể tam bội.         B. Thể ba.                    C. Thể tứ bội.       D. Thể một.

Câu 6: Trong cơ chế điều hòa hoạt động của opêron Lac, prôtêin ức chế do gen nào sau đây mã hóa?

A. Gen điều hòa.       B. Gen cấu trúc Z.        C. Gen cấu trúc Y.     D. Gen cấu trúc A.

Câu 7: Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, bò sát cổ ngự trị ở đại

A. Trung sinh.           B. Tân sinh.                  C. Cổ sinh.               D. Nguyên sinh.

Câu 8: Cơ thể có kiểu gen nào sau đây là cơ thể không thuần chủng?

A. AAbb.                   B. AaBb.                       C. AABB.               D. aaBB.

Câu 9: Quan hệ giữa lúa và cỏ trong một ruộng lúa thuộc quan hệ

A. hợp tác.               B. cộng sinh.                 C. kí sinh.    D. cạnh tranh.

Câu 10: Động vật nào sau đây có NST giới tính ở giới cái là XX và ở giới đực là XO?

A. Thỏ.                     B. Châu chấu.               C. Gà.           D.Ruồi giấm.

Câu 11: Đối tượng được Moocgan sử dụng trong nghiên cứu di truyền liên kết gen là

A. đậu Hà Lan.          B. ruồi giấm.                 C. lúa.                    D. gà.

Câu 12: Hệ tuần hoàn của động vật nào sau đây không có mao mạch?

A. Tôm sông.            B. Cá rô phi.                   C. Ngựa.                         D. Chim bồ câu.

Câu 13: Trong chọn giống, phương pháp nào sau đây tạo ra các cây con có kiểu gen giống cây mẹ?

A. Gây đột biến.        B. Lai khác dòng.          C. Công nghệ gen.         D. Giâm cành.

Câu 14: Tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực và số lượng cá thể cái trong quần thể được gọi là

A. nhóm tuổi.            B. mật độ cá thể.          C. tỉ lệ giới tính.                    D. kích thước quần thể.

Câu 15: Cây ngô → Sâu ăn lá ngô → Nhái → Rắn hổ mang → Diều hâu. Nhái thuộc bậc dinh dưỡng …

A. cấp 2.                   B. cấp 4.                       C. cấp 1.                                D. cấp 3.

Câu 16: Coren phát hiện ra hiện tượng di truyền ngoài nhân nhờ phương pháp

A. lai thuận nghịch.                                       B. gây đột biến.

C. lai phân tích.                                             D. phân tích bộ NST.

Câu 17: Nhân tố nào sau đây có thể làm thay đổi tần số alen và TPKG của QT theo một hướng xác định?

A. Di - nhập gen.                                           B. Giao phối ngẫu nhiên

C. Chọn lọc tự nhiên.                                    D. Đột biến.

Câu 18: Tập hợp sinh vật nào sau đây là 1 quần thể sinh vật?

A. Tập hợp cây trong rừng Cúc Phương.       B. Tập hợp cá trong hồ Gươm.

C. Tập hợp chim trên 1 hòn đảo.                    D. Tập hợp cây thông nhựa trên

Câu 19: Nhân tố nào sau đây cung cấp nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa?

A. Các yếu tố ngẫu nhiên.                                  B. Giao phối ngẫu nhiên.

C. Đột biến.                                                         D. Chọn lọc tự nhiên

Câu 20: Hiện tượng một KG có thể thay đổi KH trước các điều kiện môi trường khác nhau được gọi là

A. ĐBG.                                                        B. ĐB cấu trúc NST.

C. thường biến.                                             D. ĐB số lượng NST.

Câu 21: Nhân tố tiến hóa nào sau đây có thể làm phong phú thêm vốn gen của quần thể?

A. Chọn lọc tự nhiên.                                     B. Giao phối không ngẫu nhiên.

C. Di - nhập gen.                                           D. Các yếu tố ngẫu nhiên.

II. PHẦN TỰ LUẬN: (3đ)

Câu 22: Ở cừu, kiểu gen HH quy định có sừng, kiểu gen hh quy định không sừng, kiểu gen Hh quy định có sừng ở cừu đực và không sừng ở cừu cái; gen này nằm trên NST thường. Cho các cừu đực không sừng lai với các cừu cái có sừng, thu được F1. Cho các cừu đực F1 giao phối với các cừu cái có sừng, thu được F2. Theo lí thuyết, Xác định tỉ lệ kiểu hình ở F2.

Câu 23: Môt loài thú, phép lai ♀\(\frac{{\underline {Ab} }}{{aB}}Dd\) x ♂ \(\frac{{\underline {Ab} }}{{aB}}Dd\) thu được F1. Trong tổng số cá thể F1 có 0,25% số cá thể có kiểu hình lặn 3 tính trạng. Cho biết mỗi gen quy định 1 tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn, hoán vị gen xảy ra ở cả quả trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái với tần số bằng nhau. Theo lí thuyết, số cá thể có kiểu hình trội 2 trong 3 tính trạng ở F1 chiếm tỉ lệ bao nhiêu?

Câu 24: Một quần thể động vật giao phối, màu cánh do 1 gen có 4 alen nằm trên NST thường quy định. Alen A1 quy định cánh đen trội hoàn toàn so với alen A2, A3, A4; alen A2 quy định cánh xám trội hoàn toàn so với alen A3, A4; alen A3 quy định cánh vàng trội hoàn toàn so với alen A4 quy định cánh trắng. Khi quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền có 51% cá thể cánh đen : 13% cá thể cánh xám : 32% cá thể cánh vàng : 4% cá thể cánh trắng. Cho các cá thể cánh xám của quần thể này giao phối ngẫu nhiên, thu được đời con. Theo lí thuyết, trong tổng số cá thể thu được ở đời con tỷ lệ cánh xám chiếm?

Câu 25: Cho biết mỗi bệnh do 1 trong 2 alen của 1 gen quy định, 2 gen này đều nằm ở vùng không tương đồng trên NST giới tính X và các gen liên kết hoàn toàn. Cho các phát biểu về phả hệ như sau:

I. Xác định được tối đa kiểu gen của 12 người.

II. Người số 1 và người số 14 có thể có kiểu gen giống nhau.

III. Xác suất sinh con trai đầu lòng chỉ bị bệnh M của cặp 13 - 14 là 25%.

IV. Người số 6 có thể có kiểu gen đồng hợp 2 cặp gen.

Xác định đúng sai của các phát biểu trên

------ HẾT ------

ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA SỐ 1

MÔN: SINH HỌC - LỚP 12

I. Phần trắc nghiệm 21c (7đ)

1A, 2C, 3D, 4C, 5A, 6A, 7A, 8B, 9D, 10B, 11B, 12A, 13D, 14C, 15D, 16A 17C, 18D, 19C, 20C, 21C

II. Phần tự luận 4c (3đ)

Câu 22: Cừu đực: HH, Hh: có sừng; hh: không sừng ; Cừu cái: HH: có sừng, Hh,hh: không sừng

P: ♂   hh × ♀  HH à F1: Hh ⇒ ♂  F1  × ♀ HH

⇒ F2: (♂   = 1HH + 1Hh = 100% có sừng) +  (♀ = 1HH + 1Hh = 50% có sừng + 50% không sừng)

Vậy tỉ lệ kiểu hình chung là: 75% có sừng: 25% không sừng.

Câu 23:           ♂   \(\frac{{\underline {Ab} }}{{aB}}Dd\)  ×  ♀  \(\frac{{\underline {Ab} }}{{aB}}Dd\)

Câu 24:

\(\frac{7}{{13}}A2:\frac{4}{{13}}A3:\frac{2}{{13}}A3\)

trắng =  \((\frac{2}{{13}})\)2 = \(\frac{4}{{169}}\)

vàng =  \((\frac{4}{{13}}+\frac{2}{{13}})\)2 - \((\frac{2}{{13}})\)2 = \(\frac{32}{{169}}\)

xám =  \(1 - \frac{32}{{169}} - \frac{4}{{169}} = \frac{133}{{169}}\)

Câu 25:

Tất cả người nam đều xác định được kiểu gen: 2,4,5,8,10,11,13,15 (8 người)

Người nữ xác định được kiểu gen của

+ (7): XMNXmN (vì nhận XMN của bố (2), và sinh con (12) bị bệnh M)

+ (9): XMnXmN (vì nhận XmN  của bố, sinh con (15) bị bệnh N nên phải mang XMn)

+ (12): XmNXmN(vì bị bệnh M mà cơ thể 7 có kiểu gen XMNXmN  nên chỉ có thể nhận thêm XmN)

+ (3): XMNXMn (Vì sinh con 11 mang XMN, sinh ra con (9) XMnXmN )

I, II đúng,

III sai, xét cặp (13) – (14): XMNY × XMN(XMn:XmN) vì người mẹ (9) cho 2 loại giao tử: 1XMn :1XmN

Vậy xác suất sinh con trai chỉ bị bệnh M là: 

IV đúng, người (6) nhận XMN của bố, người (1) chưa biết chính xác kiểu gen nên cũng có thể cho giao tử XMN.

2. Đề thi HK1 môn Sinh 12 số 2

SỞ GD & ĐT THANH HÓA

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I TRƯỜNG THPT HUỲNH VĂN NGHỆ

NĂM HỌC 2019-2020

MÔN THI: SINH HỌC- KHỐI 12

Thời gian làm bài: 50 phút

Câu 1: Khi nói về ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến quá trình hô hấp hiếu khí ở thực vật, phát biểu nào sau đây sai?

A. Nhiệt độ môi trường ảnh hưởng đến hô hấp ở thực vật.

B. Các loại hạt khô như hạt thóc, hạt ngô có cường độ hô hấp thấp.

C. Nồng độ CO2 cao có thể ức chế quá trình hô hấp.

D. Trong điều kiện thiếu ôxi, thực vật tăng cường quá trình hô hấp hiếu khí.

Câu 2: Ruồi giấm có bộ NST 2n = 8. Bằng phương pháp tế bào học, người ta xác định được 1 cá thể thuộc loài này có bộ NST gồm 9 chiếc, trong đó có 1 cặp gồm 3 chiếc. Cá thể này thuộc thế đột biến nào?

A. Thể một.              B. Thể tứ bội.               C. Thể ba.    D. Thể tam bội.

Câu 3: Khi nói về tiêu hóa ở động vật nhai lại, phát biểu nào sau đây sai?

A. Động vật nhai lại có dạ dày 4 ngăn.

B. Dạ múi khế tiết ra enzim pepsin và HCl để tiêu hóa prôtêin.

C. Xenlulozo trong cỏ được biến đổi nhờ hệ vi sinh vật cộng sinh ở dạ cỏ.

D. Dạ tổ ong được coi là dạ dày chính thức của nhóm động vật này.

Câu 4: Ở đậu Hà Lan, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Cây thuần chủng thân cao, hoa đỏ có kiểu gen nào sau đây?

A. AABB.                  B. AaBb.                       C. AaBB.           D. AABb.

Câu 5: Trong các nhân tố sau, nhân tố nào làm tăng vốn gen của quần thể?

A. Chọn lọc tự nhiên.                               B. Đột biến.

C. Yếu tố ngẫu nhiên.                              D. Giao phối không ngẫu nhiên.

Câu 6 Dạng đột biến nào sau đây có thể làm cho 2 alen của 1 gen nằm trên cùng 1 NST?

A. Thêm 1 cặp nuclêôtit                             B. Mất 1 cặp nuclêôtit

C. Lặp đoạn NST                                      D. Đảo đoạn

Câu 7: Một loài thực vật, hình dạng quả do 2 cặp gen A, a và B, b cùng quy định. Phép lai P: cây quả dẹt ´ cây quả dẹt, thu được F1 có tỉ lệ 9 cây quả dẹt : 6 cây quả tròn : 1 cây quả dài. Cho 2 cây quả tròn F1 giao phấn với nhau, thu được F2. Theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình ở F2 có thể là

A. 1 cây quả dẹt : 2 cây quả tròn : 1 cây quả dài.

B. 1 cây quả dẹt : 1 cây quả dài.

C. 2 cây quả dẹt : 1 cây quả tròn : 1 cây quả dài.

D. 1 cây quả tròn : 1 cây quả dài.

Câu 8: Một loài thực vật, màu hoa do cặp gen A, a quy định, kiểu gen AA quy định hoa đỏ, kiểu gen Aa quy định hoa hồng, kiểu gen aa quy định hoa vàng; hình dạng quả do cặp gen B, b quy định. Phép lai P: cây hoa đỏ, quả bầu dục ´ cây hoa vàng, quả tròn, thu được F1 gồm 100% cây hoa hồng, quả tròn. Cho 1 cây F1 giao phấn với cây M cùng loài, thu được F2 có 12,5% cây hoa đỏ, quả tròn : 25% cây hoa hồng, quả tròn : 25% cây hoa hồng, quả bầu dục : 12,5% cây hoa vàng, quả tròn : 12,5% cây hoa vàng, quả bầu dục : 12,5% cây hoa đỏ, quả bầu dục. Cho cây F1 giao phấn với cây hoa vàng, quả bầu dục, thu được đời con. Theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình ở đời con là

A. 1:1: 1:1.                B. 9:3:3: 1.                    C. 3: 3: 1:1.              D. 3:1.

Câu 9: Một loài thực vật, xét 2 gen nằm trên cùng 1 NST, mỗi gen quy định 1 tính trạng và mỗi gen đều có 2 alen, các alen trội là trội hoàn toàn. Phép lai P: cây dị hợp 2 cặp gen tự thụ phấn, thu được F1. Cho biết hoán vị gen xảy ra ở cả quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái. Theo lí thuyết, khi nói về F1, phát biểu nào sau đây sai?

A. Mỗi tính trạng đều có tỉ lệ kiểu hình là 3 : 1.

B. Kiểu hình trội 2 tính trạng luôn chiếm tỉ lệ lớn nhất.

C. Kiểu hình trội 1 trong 2 tính trạng có 5 loại kiểu gen.

D. Có 2 loại kiểu gen dị hợp 2 cặp gen.

Câu 10. Ở các loài sinh vật lưỡng bội, số nhóm gen liên kết ở mỗi loài bằng số:

A. tính trạng của loài.   

B. NST trong bộ lưỡng bội của loài.

C. NST trong bộ đơn bội của loài. 

D. giao tử của loài.

Câu 11. Tính trạng màu da ở người là trường hợp di truyền theo cơ chế

A. 1 gen chi phối nhiều tính trạng.

B. 1 gen bị đột biến thành nhiều alen.

C. nhiều gen không alen chi phối 1 tính trạng.

D. nhiều gen không alen quy định nhiều tính trạng.

Câu 12. Cho biết alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho kiểu hoa đỏ ở đời con chiếm 75%?

A. Aa x Aa                   B. Aa x aa                              C. Aa x AA                      D. AA  x aa

Câu 13. Theo quan niệm hiện đại, nguồn nguyên liệu của chọn lọc tự nhiên là

A. đột biến NST.                                            B. thường biến, đột biến gen.

C. thường biến.                                              D. đột biến, biến dị tổ hợp.

Câu 14. Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, ở đại nào xuất hiện thực vật có hoa?

A. Nguyên sinh.                 B. Tân sinh                 C. Cổ sinh              D. Trung sinh.

Câu 15. Kết quả lai thuận-nghịch khác nhau và con luôn có KH giống mẹ thì gen quy định tính trạng đó

A. nằm ở ngoài nhân.                                            B. nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X

C. nằm trên nhiễm sắc thể giới tính Y.                   D. nằm trên nhiễm sắc thể thường.

...

---Để xem tiếp nội dung từ câu 16-30 của Đề thi số 2, các em vui lòng chọn chức năng xem online hoặc tải về máy tính---

3. Đề thi HK1 môn Sinh12 số 3

SỞ GD & ĐT THỪA THIÊN HUẾ

TRƯỜNG THPT PHẠM THẾ HIỂN

KIỂM TRA HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2019-2020

MÔN SINH HỌC - LỚP 12

Thời gian làm bài : 50 phút

Câu 1. Bằng cách nào sau đây người ta có thể tạo ra một giống cây mới chứa đặc điểm di truyền của hai loài khác nhau?

A. Gây đột biến đa bội.                                   B. Nuôi cấy mô.

C. Lai tế bào sinh dưỡng.                                D. Nuôi cấy hạt phấn.

 Câu 2. Ở người, tính trạng máu khó đông do alen lặn h trên NST X qui định, alen H qui định máu đông bình thường. Ở một gia đình có bố và mẹ đều không bị bệnh mang kiểu gen: ♂ XHY  x ♀ XHXh. Cho biết không phát sinh đột biến mới. Nhận xét nào sau đây sai khi nói về các con của cặp vợ chồng này?

A. Con gái có thể nhận giao tử XH  hoặc Xh của mẹ.

B. Con trai bị bệnh đã nhận giao tử Xh của mẹ.

C. Con trai không bị bệnh đã nhận giao tử XH của bố.

D. Tất cả con gái của gia đình này đều không bị bệnh.

 Câu 3. Nội dung nào sau đây đúng về thể tam bội?

A. Thể tam bội được hình thành do sự kết hợp giữa giao tử (n + 1) và n.

B. Trong tế bào sinh dưỡng, ở mỗi cặp nhiễm sắc thể đều có 3 nhiễm sắc thể.

C. Trong tế bào sinh dưỡng, chỉ có một cặp nhiễm sắc thể nào đó có 3 nhiễm sắc thể.

D. Thể tam bội được hình thành do sự kết hợp giữa 2 giao tử 2n.

 Câu 4. Theo lý thuyết thì thành phần kiểu gen của quần thể cây tự thụ phấn qua các thế hệ sẽ thay đổi theo hướng

A. giảm dần tần số kiểu gen dị hợp và kiểu gen đồng hợp.

B. tăng dần tần số kiểu gen dị hợp và kiểu gen đồng hợp.

C. giảm dần tần số kiểu gen đồng hợp , tăng dần tần số kiểu gen dị hợp.

D. tăng dần tần số kiểu gen đồng hợp, giảm dần tần số kiểu gen dị hợp.

Câu 5.  Phát biểu nào sau đây sai khi nói về mức phản ứng?

A. Mức phản ứng không di truyền được.

B. Tính trạng chất lượng thường có mức phản ứng hẹp.

C. Mức phản ứng di truyền được.

D. Tính trạng số lượng thường có mức phản ứng rộng.          

Câu 6. Biện pháp nào sau đây có thể bảo vệ vốn gen của loài người?

A. Sử dụng các biện pháp tránh thai.

B. Tư vấn di truyền và sàng lọc trước khi sinh.

C. Chăm sóc trẻ tật nguyền.

D. Xác định giới tính sớm để sàng lọc trước khi sinh.

 Câu 7. Trong kĩ thuật chuyển gen, người ta thường chọn thể truyền có các dấu chuẩn hoặc các gen đánh dấu để

A. tạo điều kiện cho gen đã ghép được biểu hiện.

B. tạo ADN tái tổ hợp được dễ dàng.

C. nhận biết được tế bào nào đã nhận được ADN tái tổ hợp.

D. đưa ADN tái tổ hợp vào trong tế bào nhận.

 Câu 8. Khi nghiên cứu biến dị ở ruồi giấm, Moocgan nhận thấy gen qui định cánh cụt đồng thời qui định một số tính trạng khác: đốt thân ngắn, lông cứng hơn, trứng đẻ ít …, đây là hiện tượng

A. tương tác bổ sung.                                     B. tương tác cộng gộp.

C. di truyền liên kết.                                        D. tác động đa hiệu của gen.

 Câu 9. Trong kỹ thuật chuyển gen, thể truyền có thể là

A. plasmit.                                                        B. nấm đơn bào. 

C. động vật nguyên sinh.                                  D. vi khuẩn E.coli.

 Câu 10. Trên phân tử mARN, bộ 3 kết thúc có vai trò

A. mã hóa axit amin mêtiônin.                         B. làm tín hiệu kết thúc dịch mã.

C. làm tín hiệu kết thúc phiên mã.                   D. mã hóa axit amin foocmin mêtiônin.

 Câu 11. Những loại enzim nào sau đây được sử dụng trong kĩ thuật tạo ADN tái tổ hợp?

A. Amilaza và ligaza.                                      B. Restrictaza và ligaza.

C. ADN - pôlimeraza và amilaza.                    D. ARN - pôlimeraza và ligaza.

 Câu 12. Hiện tượng liên kết gen hoàn toàn không có đặc điểm nào sau đây?

A. Hạn chế sự xuất hiện biến dị tổ hợp.

B. Tạo điều kiện cho các gen quý trên các NST trong cặp tương đồng  tổ hợp với nhau.

C. Các gen trên cùng một NST có hiện tượng di truyền cùng nhau.

D. Đảm bảo sự di truyền bền vững của nhóm gen liên kết.

---Để xem tiếp nội dung từ câu 13-30 của Đề thi số 3, các em vui lòng chọn chức năng xem online hoặc tải về máy tính---

4. Đề thi HK1 môn Sinh 12 số 4

SỞ GD & ĐT HÀ TĨNH

TRƯỜNG THPT PHAN ĐĂNG LƯU

KIỂM TRA HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2019-2020

MÔN SINH HỌC - LỚP 12

Thời gian làm bài : 45 phút

Họ và tên học sinh :............................................................... Số báo danh : ...................

Câu 1. Theo lý thuyết thì tần số alen của một gen ở quần thể cây tự thụ phấn sẽ

A. thay đổi qua các thế hệ.                             B. tăng dần qua các thế hệ.

C. không đổi qua các thế hệ.                           D. giảm dần qua các thế hệ.

 Câu 2. Bằng cách nào sau đây người ta có thể tạo ra một giống cây mới chứa đặc điểm di truyền của hai loài khác nhau?

A. Nuôi cấy hạt phấn.                                     B. Gây đột biến đa bội.

C. Lai tế bào sinh dưỡng.                               D. Nuôi cấy mô.

 Câu 3. Nội dung nào sau đây đúng về thể ba nhiễm?

A. Thể ba nhiễm được hình thành do sự kết hợp giữa giao tử 2n và n.

B. Trong tế bào sinh dưỡng, chỉ có một cặp nhiễm sắc thể nào đó có 3 nhiễm sắc thể.

C. Trong tế bào sinh dưỡng, ở mỗi cặp nhiễm sắc thể đều có 3 nhiễm sắc thể.

D. Thể ba nhiễm được hình thành do sự kết hợp giữa giao tử (n + 2) và n.

Câu 4. Biện pháp nào sau đây có thể bảo vệ vốn gen của loài người?

A. Chăm sóc trẻ tật nguyền.

B. Xác định giới tính sớm để sàng lọc trước khi sinh.

C. Sử dụng các biện pháp tránh thai.

D. Hạn chế các tác nhân gây đột biến.

 Câu 5. Theo lý thuyết, cơ thể mang kiểu gen: AaXbY giảm phân bình thường cho bao nhiêu loại giao tử sau đây?

(1) Aa                    (2) AXb              (3) AY          (4) XbY            (5) aa            (6) aY

A. 6.                             B. 4.                          C. 5.                    D. 3.

Câu 6. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về thường biến?

A. Thường biến là những biến đổi về kiểu gen.

B. Thường biến là những biến đổi đồng loạt, không có hướng.

C. Thường biến không di truyền được.

D. Thường biến không có ý nghĩa đối với đời sống của sinh vật.

-----Còn tiếp-----

5. Đề thi HK1 môn Sinh 12 số 5

TRƯỜNG THPT PHAN BỘI CHÂU

KIỂM TRA HỌC KÌ 1

Năm học 2019-2020

MÔN SINH HỌC - LỚP 12

Thời gian làm bài : 45 phút

Câu 1: Ở người, bệnh máu khó đông do gen lặn h nằm trên NST X quy định, gen H quy định máu đông bình thường. Một người nam mắc bệnh lấy một người nữ bình thường nhưng có bố mắc bệnh, khả năng họ sinh ra được đứa con khỏe mạnh là bao nhiêu?

A. 100%                      B. 25%                        C. 75%                         D. 50%

Câu 2: Trường hợp hai cặp gen không alen nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể tương đồng cùng tác động đến sự hình thành một tính trạng được gọi là hiện tượng

A. tương tác gen.                                           B. tương tác bổ sung.

C. tương tác cộng gộp.                                  D. tương tác bổ trợ.

Câu 3: Điều nào sau đây không đúng về nhiễm sắc thể giới tính ở mỗi người ?

A. NST giới tính chỉ gồm một cặp trong nhân tế bào.

B. NST giới tính chỉ có trong các tế bào sinh dục.

C. NST giới tính chứa các gen qui định giới tính và các gen qui định tính trạng khác

D. NST giới tính tồn tại ở cặp tương đồng XX hoặc không tương đồng XY.

Câu 4: Cho lai hai cây bí quả tròn với nhau, đời con thu được 272 cây bí quả tròn, 183 cây bí quả bầu dục và 31 cây bí quả dài. Sự di truyền tính trạng hình dạng quả bí tuân theo quy luật nào?

A. Liên kết gen hoàn toàn.                                                  B. Tương tác bổ trợ.

C. Tương tác cộng gộp.                                                       D. Phân li độc lập.

Câu 5: Ở người, tính trạng có túm lông trên tai di truyền

A. độc lập với giới tính.                                                         B. chéo giới.

C. thẳng theo bố.                                                                  D. theo dòng mẹ.

-----Còn tiếp-----

6. Đề thi HK1 môn Sinh 12 số 6

TRƯỜNG THPT TRỊNH HOÀI ĐỨC

KIỂM TRA HỌC KÌ I

Năm học: 2019 – 2020

Môn kiểm tra: SINH HỌC – Lớp 12

Thời gian làm bài: 45 phút

Câu 1: Trong cấu trúc phân tử của loại axit nucleic nào sau đây được đặc trưng bởi nuclêôtit loại timin?

  A. rARN.                       B. ADN.                        C. mARN.                  D. tARN.

Câu 2: Loại đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào sau đây làm giảm số lượng gen trên nhiễm sắc thể?

A. Đột biến lặp đoạn.                      B. Đột biến chuyển đoạn trên một nhiễm sắc thể.

C. Đột biến đảo đoạn.                     D. Đột biến mất đoạn.

Câu 3: Đậu Hà Lan có bộ NST lưỡng bội 2n = 14. Số NST trong tế bào sinh dưỡng của thể ba thuộc loài này là

A. 8.                             B. 13.                           C. 15.                    D. 21.

Câu 4: Sự điều hòa hoạt động của operon Lac ở E. coli dựa vào tương tác của protein ức chế với?

A. Gen điều hòa.           B. Vùng vận hành.        C. Vùng khởi động.    D. Nhóm gen cấu trúc.

Câu 5: Trong lịch sử phát triển của thế giới sinh vật, thứ tự xuất hiện của các đại là?

A. Tân sinh →Trung sinh →Thái cổ →Cổ sinh → Nguyên sinh.

B. Thái cổ →Nguyên sinh →Cổ sinh →Trung sinh →Tân sinh.

C. Nguyên sinh →Thái cổ →Cổ sinh →Tân sinh →Trung sinh.

D. Nguyên sinh →Thái cổ →Cổ sinh →Trung sinh →Tân sinh.

-----Còn tiếp-----

7. Đề thi HK1 môn Sinh 12 số 7

Trường: THPT VÕ MINH ĐỨC

Số câu: 25 câu trắc nghiệm

Thời gian làm bài: 45 phút

Năm học: 2019-2020

8. Đề thi HK1 môn Sinh 12 số 8

Trường: THPT Trần Phú

Số câu: 25 câu Trắc nghiệm

Thời gian làm bài: 45 phút

Năm học: 2019-2020

9. Đề thi HK1 môn Sinh 12 số 9

Trường: THPT Lê Khiết

Số câu: 25 câu trắc nghiệm

Thời gian làm bài: 45 phút

Năm học: 2019-2020

10. Đề thi HK1 môn Sinh 12 số 10

Trường: THPT Trần Văn Ơn

Số câu: 25 câu trắc nghiệm

Thời gian làm bài: 45 phút

Năm học: 2019-2020

---Bấm TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để xem đầy đủ nội dung các Đề thi 1-10---

Ngày:07/07/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM