Địa lí 11 Bài 11: Hiệp hội các nước Đông Nam Á

Nhằm hỗ trợ và thúc đẩy nền kinh tế phát triển, hiệp hội các nước Đông Nam Á được thành lập với tên gọi là ASEAN. Vậy sự ra đời của tổ chức này đã thúc đẩy nền kinh tế của các nước Đông Nam Á phát triển như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu ở bài học dưới đây.

Địa lí 11 Bài 11: Hiệp hội các nước Đông Nam Á

1. Tóm tắt lý thuyết

Các nước thành viên ASEAN

1.1. Mục tiêu và cơ chế hợp tác của ASEAN

a. Sự ra đời của ASEAN

  • ASEAN thành lập ngày 8/8/1967 gồm 5 quốc gia: Thái Lan, In đô nê xi a, Ma- lai – xi- a, Phi – lip –pin, Xin – ga –po.
  • Số lượng thành viên ngày càng tăng, đến nay đã có 10 quốc gia thành viên.
  • Quốc gia chưa tham gia ASEAN là Đông-ti-mo.

b. Mục tiêu ASEAN

  • Thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của các nước thành viên.
  • Xây dựng khu vực có nền hòa bình, ổn định.
  • Giải quyết các mâu thuẫn, bất đồng trong nội bộ và bất đồng, khác biệt giữa nội bộ với bên ngoài.
  • Đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định, cùng phát triển.

c. Cơ chế hợp tác của ASEAN

  • Thông qua các hội nghị, các diễn đàn, các hoạt động chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, thể thao…
  • Thông qua ký kết các hiệp ước hai bên, nhiều bên hoặc các hiệp ước chung.
  • Tổ chức các hội nghị
  • Thông qua các dự án, chương trình phát triển.
  • Xây dựng khu vực thương mại tự do
  • Thông qua hoạt động văn hóa, thể thao của khu vực.

=> Đảm bảo cho ASEAN đạt được mục tiêu chính và mục đích cuối cùng là hòa bình, ổn định và cùng phát triển.

1.2. Thành tựu của ASEAN

  • Tốc độ tăng trưởng khá cao
  • Tạo dựng được môi trường hòa bình, ổn định
  • Đời sống nhân dân được cải thiện
  • Phát triển thể thao, văn hóa…

1.3. Thách thức

a. Trình độ phát triển chênh lệch

- Trình độ phát triển không đều thể hiện qua GDP/người (2004):

  • Xin-ga-po đạt 25207 USD
  • Việt Nam đạt 553 USD
  • Lào 423 USD
  • Cam – pu- chia đạt 358 USD

=> ảnh hưởng đến mục tiêu giải quyết những sự khác biệt trong nội bộ và mối quan hệ giữa ASEAN và các tổ chức quốc tế khác.

b. Vẫn còn tình trạng đói nghèo

  • Đây là thực trạng thật của các quốc gia trong ASEAN, mặc dù mức độ đói nghòe ở mỗi quốc gia có khác nhau.

c. Các vấn đề xã hội

  • Đô thị hóa diễn ra nhanh à nhiều vấn đề phức tạp của xã hội.
  • Các vấn đề khác như tôn giáo, sự hòa hợp dân tộc, dịch bệnh, sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường chưa hợp lí.
  • Thất nghiệp, phát triển nguồn nhân lực, đào tạo nhân tài. Các nước ASEAN cần cùng nỗ lực giải quyết ở cấp quốc gia, khu vực.

1.4. Việt Nam trong quá trình hội nhập ASEAN

a. Việt Nam tham gia hiệp hội ASEAN

  • Về kinh tế, giao dịch thương mại của Việt Nam trong khối đạt 30%
  • Tham gia hầu hết các hoạt động về chính trị, văn hóa, giáo dục, xã hội, thể thao…
  • Vị trí và vai trò của Việt Nam ngày càng được nâng cao.

b. Cơ hội và thách thức

- Cơ hội:

  • Mở rộng thị trường: Thúc đẩy kinh tế phát triển
  • Giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, trình độ KH – KT, thu hút vốn đầu tư nước ngoài…
  • Tiếp thu khoa học để phát triển

- Thách thức

  • Sự chênh lệch trình độ phát triển
  • Sự chênh lệch về thể chế chính trị, sự cạnh tranh giữa các nước.

- Giải pháp

  • Đón đầu, đầu tư và áp dụng các công nghệ tiên tiến để tăng sức mạnh cạnh tranh các sản phẩm.

2. Luyện tập

Câu 1: Hãy cho biết, trong khu vực Đông Nam Á còn nước nào chưa gia nhập ASEAN.

Gợi ý làm bài

Đông-ti-mo là nước chưa gia nhập ASEAN.

Câu 2: Tại sao mục tiêu của ASEAN lại nhấn mạnh đến sự ổn định.

Gợi ý làm bài

Mục tiêu của ASEAN nhẫn mạnh đến sự ổn định vì:

- Các nước Đông Nam Á có nhiều dân tộc, một số dân tộc phân bố rộng, không theo biên giới quốc gia, điều này gây khó khăn trong quản lí, ổn định chính trị, xã hội  ở mỗi nước.

- Là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn trên thế giới, các tôn giáo và phong tục tập quán đa đa dạng.

- Có sự tranh chấp, phức tạp về biên giới, đảo, vùng biển (vấn đề biển Đông) do nhiều nguyên nhân nên đòi hỏi cần phải ổn định để phát triển.

- Trong lịch sử, các nước Đông Nam Á từng bị chiến tranh xâm lược, chính trị mất ổn định.

- Sự ổn định trong khu vực sẽ không tạo cớ để các thế lực bên ngoài can thiệp vào công việc nội bộ của khu vực.

Câu 3: Trình độ phát triển giữa một số quốc gia còn quá chênh lệch đã ảnh hưởng gì tới mục tiêu phấn đấu của ASEAN?

Gợi ý làm bài

Trình độ phát triển giữa một số quốc gia còn quá chênh lệch đã làm cho việc thực hiện các mục tiêu của ASEAN gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi sự nỗ lực của tất cả các nước thành viên.

Câu 4: Tình trạng đói nghèo ở một bộ phận dân cư sẽ gây ra những trở ngại gì trong việc phát triển-kinh tế xã hội của mỗi quốc gia?

Đảng và Nhà nước ta đã có những chính sách gì để xóa đói, giảm nghèo?

Gợi ý làm bài

- Tình trạng đói nghèo ở một bộ phận dân cư sẽ có ảnh hưởng:

+ Kìm hãm sự phát triển kinh tế của các quốc gia.

+ Tích lũy nền kinh tế giảm.

+ Gây áp lực về các vấn đề chi phí phúc lợi xã hội,  giải quyết nhà ở, xóa đói giảm nghèo...

- Những chính sách của Đảng và Nhà nước ta  để xóa đói, giảm nghèo:

+ Hỗ trợ vay vốn cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn.

+ Hỗ trợ vay vốn cho sinh viên nghèo ở bậc đại học.

+ Miễn hoặc giảm học phí cho học sinh, sinh viên nghèo.

+ Hỗ trợ đào tạo nghề cho người lao động.

+ Miễn, giảm một số loại thuế.

+ Xây dựng “Quỹ ủng hộ người nghèo“  để kêu gọi tấm lòng của các doanh nghiệp, nhà hảo tâm.

3. Trắc nghiệm Online

Các em hãy luyện tập bài trắc nghiệm Hiệp hội các nước Đông Nam Á Địa lý 11 sau để nắm rõ thêm kiến thức bài học.

Trắc Nghiệm

4. Kết luận

Sau bài học cần nắm các nội dung sau:

- Hiểu và trình bày được các mục tiêu chính của ASEAN.

- Đánh giá được những thuận lợi và khó khăn của Việt Nam trong quá trình hội nhập.

- Phân tích được hoạt động đối ngoại của khu vực Đông Nam Á.

Ngày:07/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM