Địa lí 11 Bài 3: Một số vấn đề mang tính toàn cầu

eLib xin giới thiệu đến bạn đọc các kiến thức mang tính toàn cầu như: bùng nổ dân số, già hoá dân số, ô nhiễm môi trường...gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với nhân loại. Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này mời tất cả các em học sinh cùng tìm hiểu qua bài học sau đây!

Địa lí 11 Bài 3: Một số vấn đề mang tính toàn cầu

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Dân số

a. Bùng nổ dân số

Biểu đồ quy mô dân số thế giới giai đoạn 1960-2010

- Dân số thế giới tăng nhanh, nhất là nửa sau thế kỉ XX.

- Dân số thế giới tăng nhanh, nhất là nửa sau thế kỷ XX. Năm 2018 là 7,7 tỉ người.

- Gia tăng dân số chủ yếu do các nước đang phát triển, vì các nước này chiếm:

  • 80% số dân thế giới
  • 95% dân số tăng hằng năm của thế giới.

- Tỉ suất gia tăng dân số của các nước đang phát triển > mức trung bình thế giới > các nước phát triển.

- Dân số bùng nổ hiện nay chủ yếu ở các nước đang phát triển: (chiếm 80% dân số và 95% số dân gia tăng hàng năm của thế giới).

- Ảnh hưởng: 

  • Tích cực: Tạo ra nguồn lao động dồi dào.
  • Tiêu cực: Gây sức ép nặng nề đối với tài nguyên môi trường, phát triển kinh tế và chất lượng cuộc sống....

b. Già hóa dân số

Biểu đồ dân số nhóm nước phát triển và đang phát triển

- Dân số thế giới có xu hướng già đi:

  • Tỉ lệ người < 15 tuổi giảm.
  • Tỉ lệ người > 65 tuổi tăng.
  • Tuổi thọ trung bình ngày càng tăng

- Sự già hoá dân số chủ yếu ở nhóm nước phát triển do các nước này có:

  • Tỉ suất gia tăng tự nhiên thấp, giảm nhanh.
  • Cơ cấu dân số già.

- Hậu qủa của cơ cấu dân số già:

  • Thiếu lao động.
  • Chi phí phúc lợi cho người già tăng.
  • Thiếu diện tích đất ở.
  • Tỉ suất sinh giảm.

1.2. Môi trường

a. Biến đổi khí hậu toàn cầu và suy giảm tầng ôzôn

- Nguyên nhân: Do con người thải khối lượng lớn khí thải như khí CO2, khí CFCs

  • Lượng CO2 tăng → hiệu ứng nhà kính tăng → nhiệt độ Trái đất tăng.
  • Khí thải từ sản xuất công nghiệp và sinh hoạt → mưa axit → tầng ôzôn mỏng và thủng.

- Hậu quả: Nhiệt độ không khí (trái đất) tăng, tầng ôdôn bị mỏng đi, có nơi bị thủng, khí hậu toàn cầu biến đổi

b. Ô nhiễm môi trường nước ngọt, biển và đại dương

- Nguyên nhân: Do chất thải trong sản xuất và sinh hoạt chưa xử lí đưa trực tiếp vào các sông, hồ, biển.

  • Chất thải công nghiệp và sinh hoạt chưa xử lí  đổ trực tiếp vào sông hồ → ô nhiễm → thiếu nước sạch.
  • Chất thải công nghiệp chưa xử lí → đổ trực tiếp vào sông biển, đắm tàu, rửa tàu, tràn dầu

- Hậu quả: Khan hiếm nguồn nước sạch, Biển và đại dương bị ô nhiểm nên suy giảm tài nguyên.

→ Môi trường biển chịu nhiều tổn thất.

Ô nhiễm dầu trên biển

c. Suy giảm đa dạng sinh học

- Nguyên nhân:

  • Khai thác quá mức nhất là diện tích rừng bị thu hẹp nhanh.
  • Khai thác thiên nhiên quá mức → sinh vật bị tuyệt chủng hoặc sắp tuyệt chủng → mất nhiều loài sinh vật, gen di truyền, thực phẩm, thuốc, nguyên liệu sản xuất …

- Hậu quả: Nhiều loài sinh vật có nguy cơ bị tuyệt chủng và tuyệt chủng.

* Một số vấn đề về môi trường toàn cầu

- Biến đổi khí hậu toàn cầu:

+ Hiện trạng: Trái đất nóng lên, mưa axit.

+ Nguyên nhân: 

  • Lượng CO2 tăng đáng kể trong khí quyển→ hiệu ứng nhà kính.
  • Chủ yếu từ ngành sản xuất điện và các ngành công nghiệp sự dụng than đốt.

+ Hậu quả: 

  • Băng tan
  • Mực nước biển tăng → ngập một số vùng đất thấp
  • Ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt và sản xuất

+ Giải pháp: Cắt giảm lượng CO2, SO2, NO2, CH4 trong sản xuất và sinh hoạt.

- Suy giảm tầng Ôzôn:

+ Hiện trạng: Tầng ô dôn bị thủng và lỗ thủng ngày càng lớn.

+ Nguyên nhân: Hoạt động công nghiệp và sinh hoạt → một lượng khí thải lớn trong khí quyển.

+ Hậu quả: Ảnh hưởng đến sức khỏe, mùa màng, sinh vật thủy sinh.

+ Giải pháp: Cắt giảm lượng CFCs trong sản xuất và sinh hoạt.

- Ô nhiễm nguồn nước ngọt, biển và Đại Dương:

+ Hiện trạng: 

  • Ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước ngọt.
  • Ô nhiễm biển.

+ Nguyên nhân: 

  • Chất thải công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt.
  • Việc vận chuyển và các sản phẩm từ dầu mỏ.

+ Hậu quả: 

  • Thiếu nguồn nước sạch.
  • Ảnh hưởng đến sức khỏe
  • Ảnh hưởng đến sinh vật thủy sinh

+ Giải pháp: 

  • Tăng cường xây dựng các nhà máy xử lí chất thải.
  • Đảm bảo an toàn hàng hải.

- Suy giảm đa dạng sinh học:

+ Hiện trạng: Nhiều loài sinh vật bị tuyệt chủng hoặc đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.

+ Nguyên nhân: Khai thác thiên nhiên quá mức.

+ Hậu quả: 

  • Mất đi nhiều loài sinh vật, nguồn thực phẩm, nguồn thuốc chữa bệnh, nguồn nhiên liệu…..
  • Mất cân bằng sinh thái.

+ Giải pháp: Toàn thế giới tham gia vào mạng lưới các trung tâm sinh vật, xây dựng các khu bảo vệ thiên nhiên.

1.3. Một số vấn đề khác

- Xung đột sắc tộc, xung đột tôn giáo và nạn khủng bố trở thành mối đe dọa trực tiếp tới ổn định hòa bình của thế giới.

  • Nạn khủng bố: Tấn công bằng chất nổ, vũ khí sinh học, phá hoại mạng. 
  • Hoạt động kinh tế ngầm: buôn lậu vũ khí, rửa tiền, buôn bán ma tuý…

- Để giải quyết các vấn đề trên cần phải có sự hợp tác tích cực của các quốc gia và cộng đồng quốc tế.

- Các quốc gia và cộng đồng quốc tế cần phải hợp tác gìn giữ hòa bình của khu vực và thế giới.

2. Luyện tập

Câu 1: Nguồn nhân lực trẻ và đông ở các nước đang phát triển tác động như thế nào đến kinh tế-xã hội? 

Gợi ý làm bài

- Cung cấp nhân lực cho nền kinh tế và xã hội: Nguồn lao động trẻ, khỏe, tiếp thu khoa học kĩ thuật nhanh nhạy, đáp ứng đủ cho nhu cầu nhân lực của nền kinh tế xã hội.

- Về việc đáp ứng nhu cầu giáo dục, y tế, vấn đề nhà ở, cung cấp lương thực, thực phẩm: Trẻ em quá đông, các nhu cầu về giáo dục, y tế, nhà ở và lương thực là rất lớn, tuy nhiên, nền kinh tế các nước đang phát triển chưa thể đáp ứng được đầy đủ cho các nhu cầu đó.

- Những vấn đề về việc làm cho lực lượng lao động này: dân số đông, nền kinh tế chưa phát triển toàn diện, việc phân công lao động vẫn còn khó khăn, tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm ở mức cao.

Câu 2: Dựa vào bảng 3.1 trong SGK, hãy vẽ biểu đồ hình cột thể hiện tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên qua các thời kì (1960 – 2005). Nêu nhận xét?

Gợi ý làm bài

- Từ những năm 1960 đến năm 1990 ở các nước phát triển, tỉ suất gia tăng dân số là từ 1,2 % đến 0,1 %. Đặc biệt là từ năm 1995 đến nay, tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên giảm xuống còn từ 0,2 % đến 0,1%.

- Ở các nước đang phát triển, thời kì 1960 – 1990 tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên từ 2,3% đến 1,5% . Trong thời kì 1995 đến nay, tỉ suất này giảm xuống còn 1,7% đến 1,5%.

Câu 3: Nguồn nhân lực trẻ và đông ở các nước đang phát triển tác động như thế nào đến kinh tế-xã hội? 

Gợi ý làm bài

- Cung cấp nhân lực cho nền kinh tế và xã hội: Nguồn lao động trẻ, khỏe, tiếp thu khoa học kĩ thuật nhanh nhạy, đáp ứng đủ cho nhu cầu nhân lực của nền kinh tế xã hội.

- Về việc đáp ứng nhu cầu giáo dục, y tế, vấn đề nhà ở, cung cấp lương thực, thực phẩm: Trẻ em quá đông, các nhu cầu về giáo dục, y tế, nhà ở và lương thực là rất lớn, tuy nhiên, nền kinh tế các nước đang phát triển chưa thể đáp ứng được đầy đủ cho các nhu cầu đó.

- Những vấn đề về việc làm cho lực lượng lao động này: dân số đông, nền kinh tế chưa phát triển toàn diện, việc phân công lao động vẫn còn khó khăn, tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm ở mức cao.

Câu 4: Nêu một số hành động được thực hiện trên toàn thế giới để bảo vệ môi trường? 

Gợi ý làm bài

Một số hành động được thực hiện trên toàn thế giới để bảo vệ môi trường là:

- Cấm hút thuốc lá ở nơi công cộng

- Chương trình giờ Trái Đất

- Ngày Môi trường Thế giới

- Đi xe đạp để bảo vệ môi trường

- Sử dụng các chất liệu từ thiên nhiên

- Sử dụng năng lượng sạch: sử dụng các nguồn năng lượng có thể tái tạo bất cứ khi nào có thể như năng lượng từ gió, ánh nắng mặt trời,... 

- Các tổ chức bảo vệ Môi trường Thế giới: Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên, Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế,…

3. Trắc nghiệm Online

Các em hãy luyện tập bài trắc nghiệm Một số vấn đề mang tính toàn cầu Địa lý 11 sau để nắm rõ thêm kiến thức bài học.

Trắc Nghiệm

4. Kết luận

Học xong bài này các em phải nắm được: 

- Tình hình dân số hiện nay như thế nào

- Nguyên nhân do đâu dẫn đến sự bùng nổ dân số

- Sự biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường dẫn đến hậu quả gì

Ngày:21/07/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM