Lịch Sử 6 Bài 21: Khởi nghĩa Lý Bí. Nước Vạn Xuân (542 - 602)

Bài học dưới đây tóm tắt cách siết chặt ách đô hộ của nhà Lương và cuộc khởi nghĩa của Lý Bí, thành lập nước Vạn Xuân. Hi vọng đây là tài liệu bổ ích hỗ trợ cho các em học sinh lớp 6 trong quá trình học tập. Mời các em cùng tham khảo!

Lịch Sử 6 Bài 21: Khởi nghĩa Lý Bí. Nước Vạn Xuân (542 - 602)

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Nhà Lương siết chặt ách đô hộ như thế nào?

- Chia nước ta thành 6 châu

- Thi hành chính sách phân biệt và đối xử gay gắt

- Đặt ra hàng trăm thứ thuế

- Tiêu Tư tàn bạo mất lòng dân

=> Nhân dân cực khổ, căm phẫn nổi dậy đấu tranh

1.2. Khởi nghĩa Lý Bí. Nước Vạn Xuân thành lập

1.2.1. Khởi nghĩa Lý Bí

a. Nguyên nhân

- Chán ghét chính quyền đô hộ

- Thương dân trước tình cảnh cơ cực

b. Diễn biến

- Lý Bí (Lý Bôn) quê Thái Bình. Do căm ghét bọn đô hộ nên mùa xuân năm 542 phất cờ khởi nghĩa.

- Tháng 4 – 542, quân Lương kéo sang đàn áp khởi nghĩa. Nghĩa quân đã đánh bại quân Lương

- Đầu năm 543 quân Lương tấn công lần 2, quân ta đánh bại địch ở Hợp Phố.

Lược đồ khởi nghĩa Lý Bí

1.2.2. Nước Vạn Xuân ra đời

Năm 544 Lý Bí lên ngôi hoàng đế (Lý Nam Đế), đặt tên nước là Vạn Xuân, đóng đô ở cửa sông Tô Lịch (Hà Nội), lập triều đình với hai ban văn, võ.

2. Luyện tập

Câu 1: Em tính xem từ sau thất bại của An Dương Vương, đất nước ta rơi vào tay nhà Triệu đến bấy giờ (năm 542) dân tộc ta đã bao nhiêu năm sống dưới ách đô hộ của các triều đại phong kiến Trung Quốc? (Dựa vào sơ đồ về thời gian dưới đây để tính). Chính sách cai trị bóc lột của nhà Lương còn tàn bạo và khốc liệt hơn thể hiện ở những điểm nào?

Gợi ý trả lời

- 720 năm

- Chính sách cai trị bóc lột của nhà Lương

+ Phân biệt đối xử: Chỉ có tôn thất nhà Lương và một số dòng họ lớn mới được giao chức vụ quan trọng.

+ Biện pháp bóc lột: Đặt ra hàng tram thứ thuế vô lí, đến bán vợ đợ con cũng phải nộp thuế.

+ Đời sống nhân dân ta lúc bấy giờ vô cùng cực khổ, túng quẫn, chịu hàng trăm thứ thuế, lao dịch nặng nề.

Câu 2:  Nêu những việc làm của Lý Bí sau khi khởi nghĩa thắng lợi. Em hiểu thế nào về ý nghĩa của các tên gọi “Vạn Xuân”, “Thiên Đức” ở trong bài?

Gợi ý trả lời

Mùa xuân năm 544, Lý Bí lên ngôi Hoàng đế, đặt tên nước là Vạn Xuân, đóng đô ở cửa sông Tô Lịch, đặt niên hiệu là Thiên Đức, lập triều đình với hai ban văn võ.

- Việc đặt tên nước là Vạn Xuân thể hiện lòng mong muốn cho sự trường tồn của dân tộc, của đất nước.

- Đặt niên hiệu “Thiên Đức” thể hiện việc nước ta giành độc lập, Lý Bí lên ngôi vua là hợp với ý trời.

3. Kết luận

Kết thúc bài học, các em cần ghi nhớ các ý chính sau:

  • Chính sách siết chặt ách đô hộ của nhà Lương
  • Lý Bí đứng dậy khởi nghĩa và thành lập Nước Vạn Xuân
Ngày:09/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM