Lý 8 Bài 22: Dẫn nhiệt

Trong sự truyền nhiệt, nhiệt năng được truyền từ phần này sang phần khác của một vật, từ vật này sang vật khác. sự truyền nhiệt này được thực hiện bằng cách nào? Để trả lời câu hỏi trên, mời các em cùng tham khảo bài học.

Lý 8 Bài 22: Dẫn nhiệt

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Dẫn nhiệt 

Dẫn nhiệt là sự  truyền  nhiệt năng từ  phần này sang  phần  khác của  một  vật,  từ  vật  này  sang  vật khác

1.2. Tính dẫn nhiệt của các chất

a) Thí nghiệm 1:

Đèn cồn đun nóng thanh sắt

- Nhận xét thí nghiệm

+ C4: Các đinh có rơi xuống đồng thời không?

  • Các đinh rơi xuống không đồng thời, hiện tượng này chứng tỏ thanh đồng dẫn nhiệt tốt hơn thủy tinh

+ C5: Hiện tượng đó chứng tỏ điều gì ?

  • Trong 3 chất này thì đồng  dẫn nhiệt tốt nhất, thủy tinh dẫn nhiệt kém trong chất rắn, kim loại dẫn nhiệt tốt nhất

  • Kết luận: Trong chất rắn, kim loại dẫn nhiệt tốt nhất.

b) Thí nghiệm 2:

- Nhận xét thí nghiệm

+ C6: Khi nước ở đầu ống nghiệm sôi thì hiện tượng gì xảy ra với viên sáp gắn ở đáy ống nghiệm ?

  • Khi nước ở phần trên ống nghiệm bắt đầu sôi thì cục sáp ở đáy ống nghiệm không bị nóng chảy.

  • Kết luận:  Sáp không nóng chảy, chất lỏng dẫn nhiệt kém

c) Thí nghiệm 3:

- Nhận xét thí nghiệm

  • C7: Sáp không nóng chảy, chất khí dẫn nhiệt kém

  • Bảng dẫn nhiệt của một số chất:

Bảng dẫn nhiệt của một số chất

d) Kết luận:

  • Chất rắn dẫn nhiệt tốt, trong chất rắn kim loại dẫn nhiệt tốt nhất: Đồng >  nhôm> thủy  tinh

  • Chất lỏng, chất khí dẫn nhiệt kém

  • Chất rắn dẫn nhiệt tốt nhất, chất khí dẫn nhiệt kém nhất:  rắn> lỏng > khí

2. Bài tập minh họa

Câu 1: Tại sao trong những ngày rét sờ vào kim loại ta lại thấy lạnh, còn trong những ngày nắng nóng sờ vào kim loại ta lại thấy nóng?

Hướng dẫn giải:

  • Kim loại là chất dẫn nhiệt rất tốt. Vào những ngày trời lạnh, nhiệt độ bên ngoài thấp hơn nhiệt độ của cơ thể nên khi sờ vào kim loại, nhiệt truyền từ cơ thể sang kim loại và bị phân tán nhanh, làm cho ta có cảm giác bị lạnh đi một cách nhanh chóng.
  • Ngược lại vào những ngày nóng, nhiệt độ của kim loại bên ngoài cao hơn nhiệt độ của cơ thể. Khi chạm vào kim loại, nhiệt lượng truyền từ kim loại sang cơ thể làm cho ta có cảm giác nóng lên.

Câu 2: Về mùa nào chim thường hay đứng xù lông? Tại sao?

Hướng dẫn giải:

Về mùa đông chim thường hay đứng xù lông vì mùa đông, thời tiết lạnh, chim xù lông đế tạo ra các lớp không khí dẫn nhiệt kém giữa các lông chim, điều này giúp chim được giữ ấm hơn.

3. Luyện tập

3.1. Bài tập tự luận

Câu 1: Bản chất của sự dẫn nhiệt là gì?

Câu 2: Ở xứ lạnh tại sao người ta thường làm cửa sổ có hai hay ba lớp kính? 

Câu 3: Trong sự dẫn nhiệt, nhiệt được truyền từ vật nào sang vật nào?

Câu 4: Một bàn gỗ và một bàn nhôm có cùng nhiệt độ. Khi sờ tay vào mặt bàn ta cảm thấy mặt bàn nhôm lạnh hơn mặt bàn gỗ. Tại sao?

3.2. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Cho các chất sau đây: gỗ, nước đá, bạc, nhôm. Thứ tự sắp xếp nào sau đây là đúng với khả năng dẫn nhiệt theo quy luật tăng dần?

A. Gỗ, nước đá, nhôm, bạc.

B. Bạc, nhôm, nước đá, gỗ.

C. Nước đá, bạc, nhôm, gỗ.

D. Nhôm, bạc, nước đá, gỗ.

Câu 2: Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng liên quan đến dẫn nhiệt là:

A. Dùng một que sắt dài đưa một đầu vào bếp than đang cháy đỏ, một lúc sau cầm đầu còn lại ta thấy nóng tay.

B. Nhúng một đầu chiếc thìa bằng bạc vào một cốc nước sôi, tay ta có cảm giác nóng lên.

C. Khi đun nước trong ấm, nước sẽ nóng dần lên, nếu ta sờ ngón tay vào nước thì tay sẽ ấm lên.

D. Các trường hợp trên đều liên quan đến hiện tượng dẫn nhiệt.

Câu 3: Chọn câu trả lời đúng nhất. Giải thích vì sao mùa đông áo bông giữ ấm được cơ thể?

A. Vì bông xốp bên trong áo bông có chứa không khí mà không khí dẫn nhiệt kém nên hạn chế sự dẫn nhiệt từ cơ thể ra ngoài.

B. Sợi bông dẫn nhiệt kém nên hạn chế sự truyền nhiệt từ khí lạnh bên ngoài vào cơ thể.

C. Áo bông truyền cho cơ thể nhiều nhiệt lượng hơn áo thường.

D. Khi ta vận động các sợi bông cọ xát vào nhau làm tăng nhiệt độ bên trong áo bông.

Câu 4: Tại sao khi đun nước bằng ấm nhôm và bằng ấm đất trên cùng một bếp lửa thì nước trong ấm nhôm chóng sôi hơn?

A. Vì nhôm mỏng hơn.

B. Vì nhôm có tính dẫn nhiệt tốt hơn.

C. Vì nhôm có khối lượng nhỏ hơn.

D. Vì nhôm có khối lượng riêng nhỏ hơn.

4. Kết luận

Qua bài giảng này, các em sẽ được làm quen với các kiến thức liên quan đến sự Dẫn nhiệt cùng với các bài tập liên quan theo nhiều cấp độ từ dễ đến khó…, các em cần phải nắm được : 

  • Nắm được sự dẫn nhiệt là gì. Tim được vd trong thực tế về dẫn nhiệt

  • So sánh được tính dẫn nhiệt của chất rắn, chất lỏng, chất khí.

Ngày:11/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM