Bài học Vật lý 10
Mục lục nội dung
1. Giới thiệu bài học Vật lý 10
Vật lý là môn học có tính tương tác và ứng dụng rất cao trong đời sống xã hội. Đó là một trong những môn khoa học tự nhiên quan trọng nhất trong chương trình Trung học phổ thông. Chương trình Vật lý 10 gồm hai phần: Phần 1- Cơ học: Nghiên cứu các dạng chuyển động cơ, các định luật cơ bản của chuyển động cơ; Phần 2- Nhiệt học: Nghiên cứu các trạng thái của các vật thể cấu tạo bởi các phân tử, nghiên cứu sự trao đổi năng lượng của các vật thể trong quá trình biến đổi. Vật Lý lớp 10 là nền tảng của chương trình Vật Lý THPT và có liên quan khá mật thiết đối với chương trình lớp 12 để ôn thi Đại học. Vì vậy, cần nắm thật chắc kiến thức, mời các em tham khảo hệ thống bài giảng môn Vật lý 10 do eLib tổng hợp và biên soạn dưới đây. Nội dung của các bài học được biên tập đầy đủ, bám sát với nội dung SGK mới phù hợp với chương trình mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, bố cục rõ ràng. Mỗi bài học gồm:
1. Phần Tóm tắt lý thuyết nhắc lại những khái niệm, công thức phải nhớ để vận dụng giải các loại bài tập.
2. Phần Bài tập minh họa giới thiệu một số loại bào tập hay gặp hoặc cần lưu ý luyện tập.
3. Phần Luyện tập bao gồm đề bài các bài tập (tự luận, trắc nghiệm) giúp học sinh củng cố và vận dụng các kiến thức và kĩ năng cơ bản đã học để làm bài tập.
4. Phần Kết luận giúp học sinh hệ thống lại các kiến thức cần nắm được của bài học.
Các em có thể tham khảo từng bài giảng chi tiết ở Menu bên trái đối với PC và Menu ở trên đối với Mobile.
2. Hướng dẫn học hiệu quả môn Vật lý lớp 10
2.1. Yêu thích môn Vật lý
Cách học giỏi môn lý: Các em nên thường xuyên đọc sách Vật lý vui, tham gia các hoạt động liên quan đến Vật lý như tham gia câu lạc bộ Vật lý ở trường, trên internet,… Luôn đặt câu hỏi “Tại sao?” trước những vấn đề, những tình huống thuộc môn vật lý dù là đơn giản để từ đó khơi gợi tính tò mò, đòi hỏi phải được lý giải- và như vậy dần dần các em sẽ tìm thấy được những cái hay, cái đẹp của bộ môn này mà yêu thích nó.
2.2. Học cách nắm bắt nhanh bài mới ở lớp cũng như các kiến thức đã học trước đó
Nghe nói thì việc này cũ nhèm rùi nhưng mà nó vẫn rất có ích đấy các em ạ. Việc nghe bài hay không quyết định khoảng 45% lượng kiến thức mà bạn tiếp thu được vào đầu.
Ngoài ra để học giỏi môn Vật lý trước khi đến lớp các em cần đọc và soạn bài thật kỹ. Chú ý ghi lại những từ ngữ quan trọng, những vấn đề còn chưa rõ trong bài để khi đến lớp nghe thầy cô giảng bài ta sẽ tiếp thu nhanh hơn. Phải mạnh dạn hỏi ngay những gì còn chưa hiểu với thầy cô, bạn bè…
2.3. Luôn tìm tòi mở rộng kiến thức sẽ giúp bạn học tốt môn lý nhanh hơn
Chương trình trong sách giáo khoa vốn là kiến thức chuẩn, căn bản nhưng không thể giải thích cặn kẽ hết mọi vấn đề vì thời lượng chương trình không cho phép. Cho nên, để hiểu rõ và nắm chắc kiến thức trong sách giáo khoa chúng ta cũng cần tìm đọc thêm sách tham khảo (chứ không phải là sách giải bài tập). Đồng thời, nên làm bài tập thật nhiều, bắt đầu từ những bài đơn giản rồi đến những bài tập khó…Việc làm bài tập nhiều sẽ giúp các em rèn luyện tư duy nhanh, tích luỹ thêm kiến thức bổ sung cho lý thuyết; đọc thêm nhiều sách chúng ta mới nắm chắc và hiểu đúng, sâu sắc hơn những kiến thức trong sách giáo khoa.
2.4. Nếu có điều kiện, các bạn nên thành lập nhóm học tập từ 03 đến 05 học sinh
Sau khi đã được học lý thuyết, bạn áp dụng ngay vào làm bài tập bởi vì “trăm hay không bằng tay quen”. Đầu tiên các em nên bắt đầu với những dạng cơ bản, sau đó nâng cao mức độ khó dần. Làm càng nhiều, các em sẽ nắm vững kiến thức hơn, biết phân dạng các loại bài tập khác nhau và rèn luyện được tính cẩn thận khi làm bài. Học theo nhóm là phương pháp học khá phổ biến. Các thành viên trong nhóm sẽ giúp đỡ nhau, bổ sung cho nhau, cùng giúp nhau tiến bộ. Tập tính cẩn thận khi làm bài.
Nhiều bạn hiểu bài, nhưng đến khi kiểm tra lại không được điểm cao, nguyên nhân là vì làm bài cẩu thả dẫn đến sai đáp án, quên đơn vị. Do đó các em nên lập ra trình tự giải các bài toán vật lý cụ thể và làm theo từng bước đó. Các bước giải một bài toán Vật lý tốt nhất là: tóm tắt đề bài, đổi đơn vị, vẽ hình minh họa nếu có, suy nghĩ những công thức có thể dùng để giải, thế số tìm ra kết quả, cuối cùng là để ý đơn vị và xem kết quả có phù hợp với thực tế hay không.
2.5. Trình tự làm một bài toán Vật lý bạn nên tham khảo
– Đọc để hiểu đề muốn tìm những đại lượng nào.
– Tóm tắt đề bài: ghi ra những đại lượng cần thiết cho việc tìm ra đại lượng mà đề bài yêu cầu.
– Đổi đơn vị nếu cần (học sinh thường không để ý hay quên làm bước này).
– Vẽ hình minh họa (nếu hiện tượng có nhiều vật tham gia hay có nhiều trường hợp).
– Suy nghĩ những công thức nào có thể dùng để giải.
– Tìm ra đại lượng cần tìm sau khi biến đổi và kết hợp các công thức (chưa vội thế số).
– Thế số để tìm ra kết quả cuối cùng.
– Để ý đơn vị của kết quả có phù hợp thực tế không.
2.6. Tự tin vào bản thân
Khi gặp những bài tập khó, các em đừng vội nản lòng, hãy tự an ủi rằng mình sẽ làm được. Bình tĩnh nghiên cứu những dữ kiện bài cho, suy nghĩ những hướng phát triển có thể sau đó áp dụng, biến đổi những công thức đã học để đưa ra kết quả. Với những phương pháp trên đây, hi vọng các em sẽ cảm thấy yêu thích môn Vật lý hơn và đạt được kết quả cao trong học tập.
3. Những lưu ý để học tốt Vật lý lớp 10
3.1. Đừng quên các chi tiết nhỏ
Các bài tập Vật lý thường mô phỏng theo tình huống thực tế, nhưng chúng đơn giản hóa cách vận hành thực tế của sự vật để các em dễ hiểu tình huống đó hơn. Đôi khi họ đơn giản hóa hay chủ ý loại bỏ các lực có thể làm thay đổi kết quả của bài tập (ví dụ như lực ma sát). Tuy nhiên, không phải mọi bài tập đều như vậy. Nếu đề bài không nói rõ đã loại bỏ các chi tiết nhỏ này và các em có đủ thông tin để tính đến chúng trong đáp án, hãy xem xét các lực này để có đáp án chính xác nhất.
3.2. Chú ý về đơn vị, thứ nguyên và tính hợp lý của kết quả
Khi làm xong các phép tính, cần lưu ý đơn vị ở câu trả lời của đề thi, cân nhắc xem đáp số có phù hợp với thực tế không. Hãy chú ý về đơn vị và cách viết kết quả theo quy tắc khoa học.
Tham khảo thêm
- doc
Bài 8: TH: Khảo sát chuyển động rơi tự do và XĐ gia tốc rơi tự do
- doc
Bài 16: Thực hành: Xác định hệ số ma sát
- doc
Bài 7: Sai số của phép đo các đại lượng vật lý
- doc
Bài 14: Lực hướng tâm
- doc
Bài 40: Thực hành: Xác định hệ số căng bề mặt của chất lỏng
- doc
Bài 6: Tính tương đối của chuyển động và CT cộng vận tốc
- doc
Bài 15: Bài toán về chuyển động ném ngang
- doc
Bài 22: Ngẫu lực
- doc
Bài 39: Độ ẩm của không khí
- doc
Bài 5: Chuyển động tròn đều