Lý 10 Bài 28: Cấu tạo chất và thuyết động học phân tử chất khí

Ở lớp dưới chúng ta đã được học, vật chất được cấu tạo từ các phân tử và nguyên tử vô cùng bé. Nhưng tại sao các vật vẫn giữ được các hình dạng và kích thước dù các phân tử cấu tạo nên vật luôn chuyển động? Để trả lời cho câu hỏi trên, mời các em cùng theo dõi bài học để tìm ra câu trả lời nhé. Chúc các em học tốt!

Lý 10 Bài 28: Cấu tạo chất và thuyết động học phân tử chất khí

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Cấu tạo chất.

 a) Những điều đã học về cấu tạo chất

  • Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt là phân tử.
  • Các phân tử chuyển động không ngừng.
  • Các phân tử chuyển động càng nhanh.

b) Lực tương tác phân tử

  • Giữa các phân tử cấu tạo nên vật có lực hút và lực đẩy.
  • Khi khoảng cách giữa các phân tử nhỏ thì lực đẩy mạnh hơn lực hút, khi khoảng cách giữa các phân tử lớn thì lực hút mạnh hơn lực đẩy. Khi khoảng cách giữa các phân tử rất lớn thì lực tương tác không đáng kể.

Mô hình của lực hút và lực đẩy phân tử

c) Các thể rắn, lỏng, khí

- Vật chất được tồn tại dưới các thể khí, thể lỏng và thể rắn.

  • Ở thể khí, lực tương tác giữa các phân tử rất yếu nên các phân tử chuyển động hoàn toàn hỗn loạn. Chất khí không có hình dạng và thể tích riêng.

Sự sắp xếp và chuyển động của phân tử ở thể khí

  • Ở thể rắn, lực tương tác giữa các phân tử rất mạnh nên giữ được các phân tử ở các vị trí cân bằng xác định, làm cho chúng chỉ có thể dao động xung quanh các vị trí này. Các vật rắn có thể tích và hình dạng riêng xác định.

Sự sắp xếp và chuyển động của phân tử ở thể rắn

  • Ở thể lỏng, lực tương tác giữa các phân tử lớn hơn ở thể khí nhưng nhỏ hơn ở thể rắn nên các phân tử dao động xung quanh vị trí cân bằng có thể di chuyển được. Chất lỏng có thể tích riêng xác định nhưng không có hình dạng riêng mà có hình dạng của phần bình chứa nó.

Sự sắp xếp và chuyển động của phân tử ở thể lỏng

1.2. Thuyết động học phân tử chất khí.

a) Nội dung cơ bản của thuyết động học phân tử chất khí

  • Chất khí được cấu tạo từ các phân tử có kích thước rất nhỏ so với khoảng cách giữa chúng.

  • Các phân tử khí chuyển động hỗn loạn không ngừng ; chuyển động này càng nhanh thì nhiệt độ của chất khí càng cao.

  • Khi chuyển động hỗn loạn các phân tử khí va chạm vào nhau và va chạm vào thành bình gây áp suất lên thành bình.

Các phân tử khí va chạm vào nhau và va chạm thành bình

b) Khí lí tưởng

Chất khí trong đó các phân tử được coi là các chất điểm và chỉ tương tác khi va chạm gọi là khí lí tưởng

2. Bài tập minh họa

Câu 1: So sánh các thể khí, lỏng, rắn về các mặt sau đây:

Loại phân tử;

Tương tác phân tử;

Chuyển động phân tử.

Hướng dẫn giải

Ở thể khí các nguyên tử, phân tử ở xa nhau (khoảng cách giữa các nguyên tử, phân tử lớn gấp hàng chục lần kích thước của chúng). Lực tương tác giữa các nguyên tử, phân tử rất yếu nên các nguyên tử, phân tử chuyển dộng hoàn toàn hỗn độn. Do đó, chất khí không có hình dạng và thể tích riêng. Chất khí luôn chiếm loàn bộ thể lích của bình chứa và có thể nén được dễ dàng.

Ở thể rắn, các nguyên tử, phân tử ở gần nhau (khoảng cách giữa các nguyên tử, phân tử chỉ vào cỡ kích thước của chúng). Lực tương tác giữa các nguyên tử, phân tử chất rắn rất mạnh nên giữ dược các nguyên tử, phân lử này ở các vị trí xác định và làm cho chúng chỉ có thể dao động xung quanh các vị trí cân bằng xác định này. Do đó các vật rắn có thể tích và hình dạng riêng xác định.

Ở thể lỏng, lực tương tác giữa các phân tử lớn hơn ở thể khí nhưng nhỏ hơn ở thể rắn, nên các phân tử dao đông xung quang vị trí cân bằng có thể di chuyển được. Chất lỏng có thể tích riêng xác định nhưng không có hình dạng riêng mà có hình dạng của phần bình chứa nó.

Câu 2: Tính chất nào sau đây không phải là của phân tử của vật chất ở thế khí ?

A. Chuyển động hỗn loạn.

B. Chuyển động không ngừng.

C. Chuyển động hỗn loạn và không ngừng.

D. Chuyển động hỗn loạn xung quanh các vị trí cân bằng cố định.

Hướng dẫn giải

Ở thể khí, lực tương tác giữa các phân tử rất yếu nên các phân tử chuyển động hoàn toàn hỗn loạn.

⇒ Đáp án D sai.

3. Luyện tập

3.1. Bài tập tự luận

Câu 1: Một lượng khí có khối lượng là 30 kg và chứa 11,28.1026 phân tử. Phân tử khí này gồm các nguyên tử hiđrô và cacbon. Biết 1 mol khí có NA = 6,02.1023 phân tử. Khối lượng của các nguyển tử cacbon và hiđrô trong khí này là bao nhiêu?

Câu 2: Biết khối lượng của một mol nước là 18 g, và 1 mol có NA = 6,02.1023 phân tử. Số phân tử trong 2 gam nước là bao nhiêu?

Câu 3: Ở nhiệt độ 0oC và áp suất 760 mmHg, 22,4 lít khí ôxi chứa 6,02.1023 phân tử ôxi. Coi phân tử ôxi như một quả cầu có bán kính r = 10-10m. Thể tích riêng của các phân tử khí ôxi nhỏ hơn thể tích bình chứa bao nhiêu lần?

Câu 4: Biết khối lượng của 1 mol nước là μ = 18.10-3kg và 1 mol có NA = 6,02.1023 phân tử. Biết khối lượng riêng của nước là ρ = 103 kg/m3. Số phân tử có trong 300 cm3 là bao nhiêu?

Câu 5: Nêu ví dụ chứng tỏ giữa các phân tử có lực hút, lực đẩy.

3.2. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Biết khối lượng của 1 mol không khí ôxi là 32 g. 4 g khí ôxi là khối lượng cảu bao nhiêu mol khí ôxi?

A. 0,125 mol.

B. 0,25 mol.

C. 1 mol.

D. 2 mol.

Câu 2: Tìm câu sai.

A. Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng gọi là nguyên tử, phân tử.

B. Các nguyên tử, phân tử đứng sát nhau và giữa chúng không có khoảng cách.

C. Lực tương tác giữa các phân tử ở thể rắn lớn hơn lực tương tác giữa các phân tử ở thể lỏng và thể khí.

D. Các nguyên tử, phân tử chất lỏng dao động xung quanh các vị trí cân bằng không cố định.

Câu 3: Tìm câu sai.

A. Khí lí tưởng là khí mà thể tích của các phân tử có thể bỏ qua

B. Khí lí tưởng là khí mà khối lượng của các phân tử có thể bỏ qua

C. Khí lí tưởng là khí mà các phân tử chỉ tương tác với nhau khi va chạm.

D. Khí lí tưởng gây áp suất lên thành bình.

Câu 4: Câu nào sau đây nói về các phân tử khí lí tưởng là không đúng?

A. Có thể tích riêng không đáng kể.

B. Có lực tương tác không đáng kể.

C. Có khối lượng không đáng kể.

D. Có khối lượng đáng kể.

Câu 5: Câu nào sau đây nói về lực tương tác phân tử là không đúng?

A. Lực phân tử chỉ đáng kể khi các phân tử ở rất gần nhau.

B. Lực hút phân tử có thể lớn hơn lực đẩy phân tử.

C. Lực hút phân tử không thể lớn hơn lực đẩy phân tử.

D. Lực hút phân tử có thể bằng lực đẩy phân tử.

3.3. Trắc nghiệm Online

Các em hãy luyện tập bài trắc nghiệm Cấu tạo chất và thuyết động học phân tử chất khí Vật lý 10 sau để nắm rõ thêm kiến thức bài học.

Trắc Nghiệm

4. Kết luận

Qua bài giảng Cấu tạo chất và thuyết động học phân tử chất khí này, các em cần hoàn thành 1 số mục tiêu mà bài đưa ra như :

  • Hiểu được các nội dung về cấu tạo chất đã học ở lớp 8.

  • Nêu được nội dung cơ bản về thuyết động học phân tử chất khí.

  • Nêu được định nghĩa của khí lí tưởng.

Ngày:24/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM