Bài học Tin học 7
Mục lục nội dung
1. Giới thiệu Tin học 7
Chương trình bảng tính điện tử là một phần mềm rất phổ biến và thông dụng hiện nay, trong đó chương trình Microsoft Excel là phần mềm phổ biến rộng rãi nhất. Ở chương trình tin học 7 các em sẽ được học xử lý bảng tính, tính toán – xử lý dữ liệu bằng các hàm Toán học. Vì vậy hệ thống bài học Tin học 7 được eLib biên soạn nhằm giúp các em hệ thống hóa kiến thức cơ bản theo chương trình SGK môn Tin học 7
Mỗi bài học gồm có bốn phần: Tóm tắt lý thuyết, Bài tập minh hoạ, Luyện tập, Kết luận.
Nội dung bài học được phân tích bao gồm các vấn đề cơ bản, đồng thời có mở rộng ở mức độ phù hợp để học sinh vừa có điều kiện ôn tập vừa liên hệ củng cố và nâng cao kiến thức.
Các bài tập minh họa được trình bày dưới dạng câu hỏi và hướng dẫn trả lời nhằm giúp các em rèn luyện các kỹ năng làm bài tập.
Các câu hỏi luyện tập có hai dạng: một số câu hỏi cơ bản và các câu hỏi nâng cao ở mức phù hợp để các em khá, giỏi mở rộng kiến thức.
Mời các em tham khảo nội dung từng bài giảng chi tiết ở Menu bên trái đối với PC và Menu ở trên đối với Mobile
2. Cách học hiệu quả Tin học 7
2.1. Yêu thích môn học
Để học tốt môn Tin học, trước hết người học phải có sự đam mê, tìm tòi và học hỏi. Bên cạnh đó, người học cần phải được thực hành trên máy nhiều mới mau tiến bộ.
Đối với các em học sinh phổ thông, các em phải chịu khó lắng nghe thầy cô giảng bài và hướng dẫn làm bài tập, cũng như nghiêm túc theo dõi việc hướng dẫn thực hành trên máy tính. Các em phải trả lời được câu hỏi “sao lại thế?”, để có câu trả lời thì các em phải chịu khó tìm tòi trên sách giáo khoa, trên giáo trình, trên mạng… hoặc các em có thể hỏi bạn và thầy cô.
2.2. Đầu tư vào việc làm bài tập
Một cách học hiệu quả nữa là các em phải làm bài tập và thực hành thật nhiều, nhưng có một điều các em phải nhớ cho là không phải bao giờ các em cũng tìm được một bài tập tin phù hợp với khả năng và kiến thức của mình đâu. Vì thế nên các em cần phải sáng tạo từ những bài toán tin trong sách giáo khoa, sách bài tập để ra những bài tập mới phù hợp với khả năng và trình độ của mình. Ví dụ như: Từ bài toán kiểm tra xem một xâu có là xâu đối xứng hay không trong sách giáo khoa, các em có thể sáng tạo ra nhiều bài toán khác như: nhập vào 1 xâu rồi tìm ra xâu con đối xứng dài nhất trong xâu đó ..., hoặc từ những bài tập đếm từ, các em có thể nảy ra ý tưởng tìm xem trong xâu đã nhập có bao nhiêu từ giống nhau ...
2.3. Xây dựng nền tảng kiến thức vững chắc
Đa phần những bạn chưa am hiểu nhiều về môn Tin học bước đầu sẽ cảm thấy lạ lẫm và khó nắm bắt kiến thức. Để có được kết quả tốt bạn cần xây dựng cho mình một phương pháp học đúng đắn.
Trước nhất bạn cần nắm vững kiến thức căn bản, nền tảng của môn học. Hãy tập trung lắng nghe những hướng dẫn của giảng viên, đọc kĩ rồi tóm lược lại nội dung của giáo trình, nếu có những thắc mắc cần hỏi ngay thầy cô hay bạn bè.
Các em cũng cần phải làm thêm các bài thực hành, tự tìm tòi nghiên cứu thêm ở lớp, ở nhà, trên thư viện, trên mạng internet,… Nhờ có được các kiến thức nền, bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn, qua đó sẽ hình thành được thái độ học tập nghiêm túc và tích cực.
Hãy vận dụng kiến thức một cách linh hoạt, tập cho mình có khả năng tư duy logic, óc phân tích và áp dụng kiến thức mình học được vào thực tế.
Các em cần phải tham gia vào quá trình học ngay từ ban đầu, theo một sự logic, học cái dễ trước cái khó sau, cái sau phải vận dụng cái trước. Các em có thể nâng cao được kiến thức phụ thuộc vào việc các em có học tốt kiến thức căn bản hay không.
2.4. Cần có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành
Để có kết quả tốt, đạt điểm cao trong môn Tin học, sinh viên chỉ nghe giảng bằng tai, nhìn bằng mắt là chưa đủ. Điều quan trọng nhất chính là phải thực hành, hãy tìm tòi, lên ý tưởng mới, tự chứng minh và thực hành trên máy tính. Đây là cách nhanh nhất giúp các em có thể tiếp thu kiến thức nhanh nhất và nó sẽ được lưu trữ trong bộ não lâu nhất.
2.5. Không ngừng học hỏi từ người khác
Không nên dấu dốt mà hãy học tập từ bạn bè, những người giỏi hơn mình, nhanh chóng nhờ thầy cô giải đáp các thắc mắc, khó khăn mình đang gặp phải. Bên cạnh đó, nên rủ bạn bè học nhóm để tăng hứng khởi, có động lực cạnh tranh để mình cố gắng hơn.
2.6. Có sự đầu tư về cả thời gian lẫn công sức
Lượng kiến thức là vô biên, còn sức lực con người thì có giới hạn, không phải lúc nào bạn cũng có thể tiếp thu được kiến thức nhanh chóng nên phải hình thành cho bản thân sự kiên trì, có sự đầu tư lớn về mặt thời gian trong quá trình học tập. Không nên quá nóng vội, việc đốt cháy giai đoạn có thể khiến cho các em thất bại trong mọi lĩnh vực, kể cả việc học tập.
Các em cũng cần phải lưu ý, kiến thức mà nhà trường cũng như môn học cung cấp chỉ là những gì cơ bản nhất, giúp bạn định hướng và có thái độ học tập, làm việc đúng mực chứ không thể cho bạn biết được hết những kiến thức hay kỹ năng. Vì thế khi học môn Tin học, các em cần bổ sung thêm kiến thức ở bên ngoài, tích cực trau dồi kinh nghiệm, kiến thức phù hợp cho bản thân
2.7. Lập kế hoạch học tập và sinh hoạt khoa học
Điều quan trọng nữa để đạt điểm cao môn Tin học là các em phải biết cách sắp xếp thời gian học tập, có thời gian biểu hợp lý, không nên gò ép bản thân học quá sức mà cần có những khoảng thời gian nghỉ ngơi.
Tham khảo thêm
- doc
Bài 3: Thực hiện tính toán trên trang tính
- doc
Bài thực hành 2: Làm quen với các dữ liệu trên trang tính
- doc
Bài 2: Các thành phần chính và dữ liệu trên trang tính
- doc
Bài thực hành 1: Làm quen với chương trình bảng tính Excel
- doc
Bài 1: Chương trình bảng tính là gì?
- doc
Bài thực hành 3: Bảng điểm của em
- doc
Bài 4: Sử dụng các hàm để tính toán
- doc
Bài thực hành 4: Bảng điểm của lớp em
- doc
Bài 5: Thao tác với bảng tính
- doc
Bài thực hành 5: Chỉnh sửa trang tính của em