Đề kiểm tra 1 tiết HK1 lớp 11

Nhằm giúp các em học sinh lớp 11 ôn tập, chuẩn bị cho kì thi sắp đến, eLib đã tổng hợp bộ Đề kiểm tra 1 tiết HK1 lớp 11 dưới đây để gửi đến các em. Bộ đề thi gồm nhiều đề kiểm tra 1 tiết được sưu tầm và chọn lọc từ nhiều trường THPT trên cả nước. Mỗi câu hỏi sẽ có kèm theo đáp án và gợi ý giải chi tiết, giúp các em có thể làm quen với cấu trúc đề thi và rèn luyện được kỹ năng giải đề thi trước khi bước vào kì thi chính thức. Hy vọng bộ đề thi này sẽ giúp các em ôn tập hiệu quả và đạt thành tích cao trong học tập.

1. Giới thiệu về bộ đề kiểm tra 1 tiết HK1 lớp 11

Để hỗ trợ các em học sinh lớp 11 ôn tập, củng cố kiến thức trong quá trình học tập cũng như chuẩn bị tốt cho kì kiểm tra sắp tới. eLib xin gửi đến các em bộ Đề kiểm tra 1 tiết HK1 lớp 11 gồm các đề kiểm tra 1 tiết bám sát nội dung chương trình sách giáo khoa cùng nhiều đề kiểm tra 45 phút. Bộ đề kiểm tra được biên soạn trên 2 hình thức là bài trắc nghiệm và tự luận giúp các em có thể tự luyện tập, kiểm tra và đánh giá đúng năng lực của bản thân trong học tập và kiểm tra cử, đồng thời giúp các em có thể nắm vững và nâng cao kiến thức của mình với bộ đề kiểm tra được biên soạn có đầy đủ đáp án và gợi ý giải chi tiết gồm các câu hỏi đa dạng ở nhiều mức độ. Hy vọng với bộ đề kiểm tra này sẽ giúp các em sẽ tự tin hơn và đạt kết quả cao hơn trong học tập, kiểm tra thi cử.

Nội dung của các đề kiểm tra được biên tập đầy đủ, bám sát với nội dung SGK, bố cục rõ ràng, thuận tiện để các em có thể tham khảo từng bài ở Menu bên trái đối với PC và Menu ở trên đối với Mobile.

2. Kỹ năng biên soạn đề kiểm tra

2.1. Xác định mục đích của đề kiểm tra

Đề kiểm tra là một công cụ dùng để đánh giá kết quả học tập của học sinh sau khi học xong một chủ đề, một chương, một học kì, một lớp hay một cấp học nên người biên soạn đề kiểm tra cần căn cứ vào mục đích yêu cầu cụ thể của việc kiểm tra, căn cứ chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình và thực tế học tập của học sinh để xây dựng mục đích của đề kiểm tra cho phù hợp.

2.2. Xác định hình thức đề kiểm tra

Đề kiểm tra (viết) có các hình thức sau:

- Đề kiểm tra tự luận

- Đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan

Đề kiểm tra kết hợp cả hai hình thức trên: có cả câu hỏi dạng tự luận và câu hỏi dạng trắc nghiệm khách quan.

Mỗi hình thức đều có ưu điểm và hạn chế riêng nên cần kết hợp một cách hợp lý các hình thức sao cho phù hợp với nội dung kiểm tra và đặc trưng môn học để nâng cao hiệu quả, tạo điều kiện để đánh giá kết quả học tập của học sinh chính xác hơn.

Nếu đề kiểm tra kết hợp hai hình thức thì nên có nhiều phiên bản đề khác nhau hoặc cho học sinh làm bài kiểm tra phần trắc nghiệm khách quan độc lập với việc làm bài kiểm tra phần tự luận: làm phần trắc nghiệm khách quan trước, thu bài rồi mới cho học sinh làm phần tự luận.

2.3. Thiết lập ma trận đề kiểm tra (bảng mô tả tiêu chí của đề kiểm tra)

Lập một bảng có hai chiều, một chiều là nội dung hay mạch kiến thức, kĩ năng chính cần đánh giá, một chiều là các cấp độ nhận thức của học sinh theo các cấp độ: nhận biết, thông hiểu và vận dụng (gồm có vận dụng ở cấp độ thấp và vận dụng ở cấp độ cao).

Trong mỗi ô là chuẩn kiến thức kĩ năng chương trình cần đánh giá, tỉ lệ % số điểm, số lượng câu hỏi và tổng số điểm của các câu hỏi.

Số lượng câu hỏi của từng ô phụ thuộc vào mức độ quan trọng của mỗi chuẩn cần đánh giá, lượng thời gian làm bài kiểm tra và trọng số điểm quy định cho từng mạch kiến thức, từng cấp độ nhận thức.

2.4. Biên soạn câu hỏi theo ma trận

Việc biên soạn câu hỏi theo ma trận cần đảm bảo nguyên tắc: loại câu hỏi, số câu hỏi và nội dung câu hỏi do ma trận đề quy định, mỗi câu hỏi TNKQ chỉ kiểm tra một chuẩn hoặc một vấn đề, khái niệm.

Để các câu hỏi biên soạn đạt chất lượng tốt, cần biên soạn câu hỏi thoả mãn các yêu cầu sau: (ở đây trình bày 2 loại câu hỏi thường dùng nhiều trong các đề kiểm tra)

a. Các yêu cầu đối với câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn

- Câu hỏi phải đánh giá những nội dung quan trọng của chương trình

- Câu hỏi phải phù hợp với các tiêu chí ra đề kiểm tra về mặt trình bày và số điểm tương ứng;

- Câu dẫn phải đặt ra câu hỏi trực tiếp hoặc một vấn đề cụ thể;

- Không nên trích dẫn nguyên văn những câu có sẵn trong sách giáo khoa;

- Từ ngữ, cấu trúc của câu hỏi phải rõ ràng và dễ hiểu đối với mọi học sinh;

- Mỗi phương án nhiễu phải hợp lý đối với những học sinh không nắm vững kiến thức;

- Mỗi phương án sai nên xây dựng dựa trên các lỗi hay nhận thức sai lệch của học sinh;

- Đáp án đúng của câu hỏi này phải độc lập với đáp án đúng của các câu hỏi khác trong bài kiểm tra;

- Phần lựa chọn phải thống nhất và phù hợp với nội dung của câu dẫn;

- Mỗi câu hỏi chỉ có một đáp án đúng, chính xác nhất;

- Không đưa ra phương án “Tất cả các đáp án trên đều đúng” hoặc “không có phương án nào đúng”.

b. Các yêu cầu đối với câu hỏi tự luận

- Câu hỏi phải đánh giá nội dung quan trọng của chương trình;

- Câu hỏi phải phù hợp với các tiêu chí ra đề kiểm tra về mặt trình bày và số điểm tương ứng;

- Câu hỏi yêu cầu học sinh phải vận dụng kiến thức vào các tình huống mới;

- Câu hỏi thể hiện rõ nội dung và cấp độ tư duy cần đo;

- Nội dung câu hỏi đặt ra một yêu cầu và các hướng dẫn cụ thể về cách thực hiện yêu cầu đó;

- Yêu cầu của câu hỏi phù hợp với trình độ và nhận thức của học sinh;

- Yêu cầu học sinh phải hiểu nhiều hơn là ghi nhớ những khái niệm, thông tin;

- Ngôn ngữ sử dụng trong câu hỏi phải truyền tải được hết những yêu cầu của cán bộ ra đề đến học sinh;

- Câu hỏi nên gợi ý về: Độ dài của bài luận; Thời gian để viết bài luận; Các tiêu chí cần đạt.

- Nếu câu hỏi yêu cầu học sinh nêu quan điểm và chứng minh cho quan điểm của mình, câu hỏi cần nêu rõ: bài làm của học sinh sẽ được đánh giá dựa trên những lập luận logic mà học sinh đó đưa ra để chứng minh và bảo vệ quan điểm của mình chứ không chỉ đơn thuần là nêu quan điểm đó.

2.5. Xây dựng hướng dẫn chấm (đáp án) và thang điểm

Việc xây dựng hướng dẫn chấm (đáp án) và thang điểm đối với bài kiểm tra cần đảm bảo các yêu cầu:

Nội dung: khoa học và chính xác. Cách trình bày: cụ thể, chi tiết nhưng ngắn gọn và dễ hiểu, phù hợp với ma trận đề kiểm tra.

Cần hướng tới xây dựng bản mô tả các mức độ đạt được để học sinh có thể tự đánh giá được bài làm của mình (kĩ thuật Rubric).

3. Kỹ năng ôn tập, làm bài hiệu quả

3.1. Kỹ năng ôn tập

- Để có kỹ năng ôn tập, các em cần làm những việc sau:

- Định hướng rõ những kiến thức mình cần cho kỳ kiểm tra.

- Lên kế hoạch ôn tập chi tiết sẽ giúp các em ôn kiểm tra không bị hổng kiến thức và tiết kiệm thời gian.

- Bí quyết ôn tập hiệu quả là cần phải nắm chắc kiến thức cơ bản trong SGK và đề cương bài giảng. Bởi nắm chắc kiến thức là bạn đã vững hơn nửa lượng kiến thức trong bài kiểm tra, việc ôn tập kiến thức nâng cao cũng sẽ trở nên đơn giản hơn rất nhiều.

- Thường xuyên luyện các đề năm trước. Đề kiểm tra chứa các nội dung kiến thức đầy đủ và tổng quát nhất, vì vậy luyện đề kiểm tra của các năm trước sẽ nắm được các kiến thức đã học, bổ sung những kiến thức còn kiểm mà còn nắm bắt được các thủ thuật làm bài kiểm tra sao cho nhanh và chính xác. Đây cũng là cách rèn luyện sự tự tin trước mỗi kỹ kiểm tra.

- Ôn kiểm tra, ngoài việc học trên lớp và tự học ở nhà nên tổ chức hình thức học theo nhóm. Bởi vì thông qua nhóm học tập, mọi người trong nhóm dễ dàng thảo luận với nhau để tìm ra những đáp án trước những bài tập khó và có thể góp ý và sửa sai cho nhau. Hơn nữa học nhóm với những người giỏi hơn mình ở một mảng kiến thức hay một môn nào đó cũng như là học kèm với thầy cô giáo vậy. Hoặc bạn giỏi ở một mảng nào đó, cũng đừng ngần ngại học nhóm, vì giảng giải cho các bạn khác cũng là một cách ôn luyện – giúp các em củng cổ thêm kiến thức rất nhiều!

- Xác định thời điểm học cũng rất quan trọng. Từ 4h30 sáng tới 7h00 sáng là thời điểm con người ghi nhớ tốt nhất các trí nhớ ngắn hạn, thời điểm buổi chiều từ 16h00 tới 18h00 là thời điểm tốt nhất cho các kiến thức dài hạn. Điều này chỉ ra rằng, nếu đang ôn kiểm tra thì buổi sáng là thời điểm học hoàn hảo, nếu học những kiến thức quan trọng, cần nhớ lâu thì nên học buổi chiều/ tối.

- Thời gian học hiệu quả thường khoảng 45 phút sau đó hãy nghỉ ngơi thư giãn một chút. Và nếu cảm thấy quên kiến thức thì cũng đừng cố gắng quá để nhớ lại nó làm gì cả. Nguyên tắc của học hiệu quả là phải để cho đầu óc thư giãn, rồi tự kiến thức nó sẽ về. Nếu muốn ôn lại bài thì hãy ôn lại sau đó 10 phút, rồi 1 ngày, rồi 1 tuần, và một tháng.

3.2. Kỹ năng làm bài

Kết quả của bài kiểm tra không chỉ phụ thuộc vào khối lượng kiến thức của bạn mà còn dựa vào chỉ số IQ, độ linh hoạt, khả năng ứng biến, tình trạng sức khỏe…và rất nhiều yếu tố khác. Các em sinh viên nên rèn luyện cho mình kỹ năng sau để đạt được kết quả cao nhất

- Đọc kỹ đề

- Bình tĩnh phân tích bài cẩn thận

- Cân đối bài kiểm tra. Phân bổ thời gian thật hợp lí cho số câu hỏi có trong đề kiểm tra

- Vận dụng những điều đã học một cách tổng hợp

- Tập trung làm bài, tránh phân tán tư tưởng

- Trình bày bài kiểm tra rõ ràng, khoa học, súc tích

- Khi tới gần hết giờ kiểm tra, nếu chưa hoàn thành hết bài kiểm tra, hãy tiếp tục bình tĩnh làm bài với hết khả năng của mình.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM