10 đề kiểm tra 1 tiết HK1 môn Ngữ văn 11 năm 2019 có đáp án

eLib xin gửi đến các em Bộ 10 đề kiểm tra 1 tiết HK1 môn Ngữ văn lớp 11 có đáp án năm 2019. Những đề thi này, eLib hy vọng rằng các em có thể ôn luyện và đánh giá năng lực môn văn của mình một cách tốt nhất. Từ đó, các em có thể hoàn thành bài kiểm tra cuối kì một cách hiệu quả. Mời các em cùng tham khảo nhé!

10 đề kiểm tra 1 tiết HK1 môn Ngữ văn 11 năm 2019 có đáp án

1. Đề kiểm tra 1 tiết Học kì 1 - số 1

TRƯỜNG THPT ĐƯỜNG AN

NĂM HỌC: 2019 – 2020

MÔN: NGỮ VĂN 11

Thời gian làm bài: 90 phút

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Anh chị hãy đọc đoạn văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Thỉnh thoảng chúng ta vẫn thường gặp người cho mình quyền được phán xét người khác theo một định kiến có sẵn. Những người không bao giờ chấp nhận sự khác biệt. Đó không phải là điều tồi tệ nhất. Điều tồi tệ nhất là chúng ta chấp nhận buông mình vào tấm lưới định kiến đó. Cuộc sống của chúng ta nếu bị chi phối bởi định kiến của bản thân đã là điều tồi tệ, nên nếu bị điều khiển bởi định kiến của những người khác còn tệ hơn nhiều. Sao ta không thôi sợ hãi và thử nghe theo chính mình?

Thật ra cuộc đời ai cũng có lúc không biết nên làm thế nào mới phải. Khi ấy, ba tôi dạy rằng, ta chỉ cần nhớ nguyên tắc sống cơ bản, cực kì ngắn gọn: “Trước hết, hãy tôn trọng người khác. Rồi sau đó, nghe theo chính mình". Hãy tôn trọng bởi cuộc đời là muôn mặt, và mỗi người có một cách sống riêng biệt. Chẳng có cách sống nào là cơ sở để đánh giá cách sống kia. John Mason có viết một cuốn sách với tựa đề "Bạn sinh ra là một nguyên bản, đừng chết như một bản sao". (…) Nó khiến tôi nhận ra rằng mỗi người đều là một nguyên bản, duy nhất, độc đáo và đáng tôn trọng.

(Trích "Nếu biết trăm năm là hữu hạn" - Phạm Lữ Ân)

Câu 1. Theo tác giả, điều tồi tệ nhất là gì? (0.5 điểm)

Câu 2. Tìm câu chủ đề trong đoạn văn bản trên? (0.75 điểm)

Câu 3. Anh chị có đồng tình với quan điểm của tác giả được nêu trong câu văn: “Cuộc sống của chúng ta nếu bị chi phối bởi định kiến của bản thân đã là điều tồi tệ, nên nếu bị điều khiển bởi định kiến của những người khác còn tệ hơn nhiều“ hay không? Vì sao? (0.75 điểm)

Câu 4. Thông điệp nào của đoạn văn có ý nghĩa nhất đối với anh chị? (1.0 điểm)

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Bàn về thơ của Trần Tế Xương, có ý kiến cho rằng: “Thơ Tế Xương đằm thắm da diết trong trữ tình - một thứ trữ tình thấm thía pha chút cười cợt theo thói quen trào phúng của Tế Xương". Bằng việc cảm nhận bài thơ Thương vợ anh chị hãy bình luận ý kiến trên.

------ HẾT ------

ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 1         

I. ĐỌC – HIỂU

Câu 1: Theo tác giả, điều tồi tệ nhất là chúng ta chấp nhận buông mình vào tấm lưới định kiến mà người khác phán xét chúng ta.

Câu 2: Câu chủ đề: “Trước hết, hãy tôn trọng người khác. Rồi sau đó, nghe theo chính mình".

Câu 3: Theo tác giả "Cuộc sống của ta nếu bị chi phối bởi định kiến của bản thân đã là điều rất tệ, nên nếu bị điều khiển bởi định kiến của những người khác hẳn còn tệ hơn nhiều". Đây là một ý kiến đúng đắn về thái độ sống ở đời. Ở đời mỗi người có một cuộc sống và quan điểm sống hoàn toàn khác nhau. Vì vậy, có những người dễ dàng phán xét người khác chỉ dựa trên quan điểm của bản thân và sự so sánh sự khác biệt với chính mình. Những định kiến mà họ đưa ra cho chúng ta chính là những tấm lưới mà bản thân ta ko nên sa ngã vào. Bởi vì từ trong chính bản thân chúng ta cũng đã có những giới hạn, định kiến mà chúng ta tự đặt ra cho mình rồi. Vậy nên, việc vượt qua được những định kiến của bản thân và người khác để sống cuộc đời do chính mình lựa chọn là điều cần thiết. Khi ấy, mỗi người sẽ nhận thức được cuộc sống còn tươi đẹp biết bao mà trước nay chúng ta vẫn bị gò bó bởi người khác và chính mình. Tóm lại, việc vượt qua được những định kiến rào cản của bản thân và những người khác chính là để sống một cuộc sống tự chủ, tự do.

Câu 4: Thông điệp có ý nghĩa nhất chính là: Đừng để dư luận, phán xét của người khác vùi dập mình, mà hãy thoát ra khỏi nó mà sống một cuộc sống tự do, tự tại.

II. LÀM VĂN

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận theo bố cục 3 phần: Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: “Thơ Tế Xương đằm thắm da diết trong trữ tình - một thứ trữ tình thấm thía pha chút cười cợt theo thói quen trào phúng của Tế Xương" qua bài thơ "Thương vợ" của Tế Xương.

c. Triển khai vấn đề cần nghị luận:

- Giới thiệu khái quát về nhà thơ Tế Xương, bài thơ "Thương vợ".

- Cảm nhận bài thơ "Thương vợ":

+ Tình cảm mà nhà thơ dành cho vợ mình.

+ Bài thơ mang tiếng chửi chính bản thân nhà thơ vì vẫn còn ăn bám vợ.

- Thơ Tế Xương đằm thắm da diết trong trữ tình - một thứ trữ tình thấm thía pha chút cười cợt theo thói quen trào phúng của Tế Xương.

- Nghệ thuật

+ Bút pháp trữ tình, lãng mạn.

+ Ngôn từ sử dụng đặc sắc: từ địa danh, giàu tính tạo hình,..

+ Giọng thơ: trầm bổng, nỗi nhớ nghe da diết.

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

2. Đề kiểm tra 1 tiết Học kì 1 - số 2

TRƯỜNG THPT DTNT TỈNH CAO BẰNG

NĂM HỌC: 2019 – 2020

MÔN: NGỮ VĂN 11

Thời gian làm bài: 90 phút

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc văn bản sau:

(1) Sáng nay tôi thức dậy với những lời trong một bài hát của ca sĩ Mick Jagger: “Ủy mị chẳng ích gì, chuyện trôi qua nhanh lắm”. Đùng như thế. Cuộc đời thực sự đang trôi nhanh lắm.

(2) Sao lại trì hoãn những việc có thể làm hôm nay cho những lúc rảnh rỗi trong tương lai xa xôi nào đó? Sao không đóng vai một con người vượt trội bây giờ mà lại dành điều đó vào một thời điểm khác mai sau? Sao lại chần chừ thụ hưởng những giờ phút tuyệt vời và chờ đến khi về già? Một ngày nọ tôi đọc cuốn sách về một phụ nữ trẻ suy tư về kế hoạch để dành tiền hưu. Cô nói: “Tôi muốn bảo đảm mình sẽ để dành thật nhiều tiền – như vậy tôi mới có thể vui sống vào cuối đời”. Tôi không nghĩ vậy. Tại sao phải chờ đến già mới hưởng thụ cuộc sống?

(3) Tôi không có ý nói rằng bạn nên bỏ qua tầm quan trọng của việc lên kế hoạch cho tương lai. Hãy biết ,nhìn xa và chuẩn bị cho suốt cuộc đời. Đó là sự quân bình. Hãy lên kế hoạch. Để dành tiền cho tuổi hưu. Hãy dự trù. Nhưng đồng thời cũng cần biết sống cho giây phút này. Sống thật đầy đủ.

(Trích Đời ngắn đừng ngủ dài – Robin Sharma, Phạm Anh Tuấn dịch, NXB Trẻ, 2017, tr.25 – 26)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. (0.5 điểm)

Câu 2. Nêu tên một biện pháp tu từ cú pháp được sử dụng trong đoạn (2). (0.75 điểm)

Câu 3. Anh/Chị hiểu thế nào về câu hỏi của tác giả: Tại sao phải chờ đến già mới hưởng thụ cuộc sống? (0.75 điểm)

Câu 4. Theo anh/chị, việc lên kế hoạch cho tương lai có cần thiết với cuộc đời mỗi người không? Vì sao? (1.0 điểm)

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Đề: Cảm nhận về đoạn thơ cuối trong bài thơ “Vội vàng” của Xuân Diệu. Qua đó anh/ chị hãy trình bày về quan niệm sống của mình.

“Mau đi thôi! mùa chưa ngả chiều hôm, 
Ta muốn ôm 
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn: 
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn, 
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu, 
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều 
Và non nước, và cây, và cỏ rạng, 
Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng, 
Cho no nê thanh sắc của thời tươi; 
- Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!”

------- HẾT ------

ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 2        

I. ĐỌC – HIỂU

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ là: phương thức nghị luận.

Câu 2: Các biện pháp tu từ được sử dụng: câu hỏi tu từ, lặp cú pháp.

Câu 3: Câu hỏi của tác giả có thể hiểu là: đừng chờ đợi đến già mới hưởng thụ cuộc sống, hãy biết tận hưởng cuộc sống mỗi ngày.

Câu 4: Học sinh nêu rõ quan điểm bản thân; lí giải hợp lí, thuyết phục về sự cần thiết của việc lên kế hoạch cho tương lai. Có thể theo hướng sau:

- Giúp con người có mục tiêu, phương hướng hành động.

- Giúp con người chủ động tìm các giải pháp; tránh được các rủi ro,…

II. LÀM VĂN

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Mở bài giới thiệu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:

- Cảm nhận về đoạn thơ, nêu được quan niệm sống của bản thân.

c. Triển khai vấn đề cần nghị luận: Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.

- Mở bài: giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, đoạn trích. Dẫn dắt được đến vấn đề nghị luận: đoạn thơ cuối trong tác phẩm “Vội vàng” của Xuân Diệu.

- Thân bài:

+ Câu thơ đầu: Lời giục giã: mau đi thôi→ thái độ sống: vội vàng, chạy đua với thời gian, sống mạnh mẽ, đủ đầy với từng phút giây của sự sống.

+ 9 câu thơ còn lại: Sự mãnh liệt của cái tôi đầy ham muốn:

  • Điệp từ: ta muốn => Khao khát hòa nhập với thiên nhiên và tình yêu tuổi trẻ.
  • Động từ mạnh- tăng dần (ôm, riết, say, thâu, cắn) + từ chỉ mức độ (chếnh choáng…đã đầy…no nê) => sự sống nồng nàn mê đắm, cuồng nhiệt.
  • Hình ảnh: cả sự sống mơn mởn, mây đưa, gió lượn, cánh bướm với tình yêu, cái hôn nhiều, non nước, xuân hồng.
  • Nhịp thơ: dồn dập, hối hả, sôi nổi.

=> Bức tranh xuân tươi mới tràn đầy sức sống, đầy hương sắc. xuân diệu coi mùa xuân như một người thiếu nữ đẹp, trẻ trung, tình tứ, quyến rũ, gọi mời.

- Kết bài: khái quát lại nội dung, nghệ thuật của đoạn trích:

+ Học sinh trình bày suy nghĩ về quan niệm sống của bản thân theo nhiều hướng khác nhau, trong đó phải đảm bảo đầy đủ các nội dung sau:

  • Quan niệm sống của bản thân là gì?
  • Thực hiện quan niệm sống đó như thế nào?                   

d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.   

3. Đề kiểm tra 1 tiết Học kì 1 - số 3

TRƯỜNG THPT BÙI DỤC TÀI

NĂM HỌC: 2019 – 2020

MÔN: NGỮ VĂN 11

Thời gian làm bài: 90 phút

I. ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)

Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi:

"Đò lên Thạch Hãn ơi… chèo nhẹ

Đáy sông còn đó bạn tôi nằm

Có tuổi hai mươi thành sóng nước

Vỗ yên bờ mãi mãi ngàn năm".

            (Lê Bá Dương, Lời người bên sông)

Câu 1. Xác định các phương thức biểu đạt trong bài thơ và cho biết đâu là phương thức biểu đạt chủ yếu nhất. (0.5 điểm)

Câu 2. Hãy chỉ ra và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ trong hai câu thơ Có tuổi hai mươi thành sóng nước / Vỗ yên bờ mãi mãi ngàn năm (1.5 điểm)

Câu 3. Tác giả đã thể hiện những tâm tư, tình cảm già khi đứng trước dòng sông Thạch Hãn. (1.0 điểm)

Câu 4. Từ bài thơ anh/chị hãy viết đoạn văn (8 – 12  dòng) trình bày suy nghĩ về trách nhiệm của học sinh thanh niên hiện nay đối với đất nước? (1,0 điểm)

II. LÀM VĂN (6.0 điểm)

Phân tích bức tranh phố huyện lúc về đêm cho đến khi đoàn tàu đi qua trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam.

----- HẾT ------

ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 3       

I. ĐỌC – HIỂU

Câu 1: Các phương thức biểu đạt: biểu cảm, tự sự, miêu tả. Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm.

Câu 2: Biện pháp nghệ thuật:

- Hoán dụ: có tuổi hai mươi gợi tuổi trẻ, phần đời sôi nổi, nhiệt huyết, ý nghĩa nhất của mỗi người.

- Ẩn dụ: sóng nước: chỉ sự hóa thân của những người lính đã hi sinh; bờ: gợi hình dung về quê hương, Tổ Quốc -> ca ngợi ý nghĩa sự hi sinh của những người lính với dân tộc.

=> Bài thơ gợi hình, gợi cảm, gợi sự xúc động với người đọc.

Câu 3: Thể hiện sự xúc động, xót thương và trân trọng những đồng đội đã hi sinh. Ca ngợi sự cống hiến, hi sinh của các anh hùng liệt sĩ để làm nên nền hòa bình, độc lập của dân tộc. Những người lính đã ngã xuống nhưng tuổi hai mươi của họ sẽ bất tử cùng Tổ Quốc.

Câu 4: 

- Đảm bảo đúng hình thức của một đoạn văn, quy tắc chính tả, dùng từ, viết câu.

- Trách nhiệm của học sinh thanh niên hiện nay với đất nước:

+ Sống, học tập và cống hiến cho đất nước.

+ Rèn luyện nhân cách, tu dưỡng đạo đức, bồi đắp lòng yêu nước.

+ Trách nhiệm nghĩa vụ với đất nước phải gắn liền với những việc làm thiết thực, ý nghĩa...

II. LÀM VĂN

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề gồm nhiều ý/ đoạn văn, kết bài kết luận được vấn đề. 

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Phân tích bức tranh phố huyện lúc về đêm cho đến khi đoàn tàu đi qua trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam.

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.

- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận:

+ Giới thiệu về nhà văn Thạch Lam và tác phẩm "Hai đứa trẻ".

+ Giới thiệu sơ qua bức tranh phố huyện lúc về đêm cho đến khi đoàn tàu đi qua trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam.

- Không gian phố huyện lúc đêm khuya: Bóng tối tối dày đặc bao trùm lên phố huyện đối lập với ánh sáng nhỏ nhoi, mong manh. Thế giới bóng tối cũng chính là cuộc sống tăm tối và tù túng đang bao phủ con người.

- Cuộc sống của con người nghèo khó, bấp bênh, bế tắc. Nhịp sống cứ lặp đi lặp lại một cách đơn điệu, quẩn quanh, tẻ nhạt, mỏi mòn, buồn chán. “Chừng ấy người trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hằng ngày của họ”.

- Phố huyện lúc chuyến tàu đêm đi qua:

+ Khi tàu đến:

  • Từ xa: sự xuất hiện của người gác ghi. Ngọn lửa xanh biếc, một làn khói bừng sáng. Tiếng còi vang lại, tiếng xe rít mạnh vào ghi, tiếng hành khách ồn ào khe khẽ.
  • Đến gần:Tiếng còi rít lên, tàu rầm rộ đi tới; lố nhố những người, các cửa kính sang trọng. các toa đèn sáng trưng, sang trọng, đồng và kền lấp lánh.

-> Tâm trạng vui mừng, hân hoan, hạnh phúc. Chuyến tàu tới làm cho phố huyện bừng sáng. Ánh sáng và âm thanh náo nhiệt của đoàn tàu đã phá vỡ màn đêm mênh mông và tịch mịch của phố huyện.

+ Tàu đi qua: Những đốm than đỏ, chiếc đèn xanh… khuất sau rặng tre. Phố huyện tịch mịch và đầy bóng tối.

-> Nuối tiếc, lặng theo mơ tưởng về Hà Nội.

- Đoàn tàu là biểu tượng về một thế giới tươi sáng và tốt đẹp hơn trong ước mơ của những người dân nơi phố huyện nghèo.

- Tâm trạng của Liên:

+ Gần gũi với thiên nhiên, với phố huyện.

+ Nhớ những kỉ niệm về Hà Nội  - “một vùng sáng rực và lấp lánh”.

+ Cảm thông, dõi theo cuộc sống của những mảnh đời nghèo khổ  nơi phố huyện.

+ Cố thức để được nhìn chuyến tàu đi qua – sự hoạt động cuối cùng của đêm khuya.

+ Tâm hồn Liên yên tĩnh hẳn, có những cảm giác mơ hồ không hiểu. Tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, giàu lòng trắc ẩn, đôn hậu.

+ Chờ đợi đoàn tàu trong niềm nuối tiếc về quá khứ, về Hà Nội, những ngày tháng hạnh phúc, ấm áp, sung túc khi xưa; ước mơ về một thế giới khác đi qua, rực rỡ, vui tươi, tràn đầy âm thanh và ánh sáng.

- Nghệ thuật: Nghệ thuật đối lập, miêu tả tâm lí nhân vật, ngôn ngữ, giọng điệu…

- Kết thúc vấn đề: qua nhân vật  Liên nhà văn bày tỏ sự xót thương sâu sắc với những kiếp người nhỏ bé, cơ cực; sự đồng cảm, trân trọng với ước mơ, khát vọng của con người.

d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 

4. Đề kiểm tra 1 tiết Học kì 1 - số 4

TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG

NĂM HỌC: 2019 – 2020

MÔN: NGỮ VĂN 11

Thời gian làm bài: 90 phút

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Hãy đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 3:

"Từng nghe nói rằng: Người hiền xuất hiện ở đời, thì như ngôi sao sáng trên trời cao. Sao sáng ắt chầu về ngôi Bắc Thần, người hiền ắt làm sứ giả cho thiên tử. Nếu như che mất ánh sáng, giấu đi vẻ đẹp, có tài mà không được dùng, thì đó không phải là ý trời sinh ra người hiền vậy".

(Trích "Chiếu cầu hiền" - Ngô Thì Nhậm)

Câu 1. Hãy cho biết đoạn văn trên được tác giả Ngô Thì Nhậm viết thay cho ai? Viết vào hoàn cảnh lịch sử như thế nào? (1.0 điểm)

Câu 2. Ý nghĩa của hình ảnh so sánh "Người hiền xuất hiện ở đời, thì như ngôi sao sáng trên trời cao"? (1.0 điểm)

Câu 3. Xác định nội dung của đoạn văn trên? (1.0 điểm)

-----Còn tiếp-----

5. Đề kiểm tra 1 tiết Học kì 1 - số 5

TRƯỜNG THPT LỤC NGẠN SỐ 1 BẮC GIANG

NĂM HỌC: 2019 – 2020

MÔN: NGỮ VĂN 11

Thời gian làm bài: 90 phút

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc ngữ liệu và trả lời các câu hỏi:

Viết cho con mùa thi đại học

(Trích)

Con thương yêu của Mẹ!   

(1) Mẹ đã đọc nhiều dòng tâm sự của các sĩ tử đã, đang và sắp thi đại học, đặc biệt là của những sĩ tử thi trượt đại học. Mẹ thấy nỗi buồn của sự thất bại đầu đời đối với các con thật là khó khăn để vượt qua. Mẹ thấy sự tuyệt vọng của không ít bạn trẻ khi gặp phải “cú trượt chân” này cùng không ít lời chỉ trích, nỗi thất vọng của người thân từng kỳ vọng vào họ. Mẹ cũng nhận thấy nghị lực, lòng quyết tâm của không ít các bạn mong muốn làm lại từ đầu.

(2) Con gái yêu, cuộc sống của các con mới chỉ bắt đầu ở ngưỡng cửa cuộc đời. Những vấp ngã, nếu có, sẽ là bài học kinh nghiệm quý báu để các con trưởng thành hơn.

(3) Con có thể thi đỗ, trượt đại học, không quan trọng bằng việc con biết vượt qua thất bại như thế nào, không quan trọng bằng nghị lực và lòng quyết tâm của con. Mẹ sẽ không thất vọng với những vấp ngã của con mà mẹ chỉ thất vọng khi con không vượt qua được chính bản thân mình. Hãy biết vượt lên chính mình, con ạ. Mẹ luôn trân trọng những người biết tự đứng lên sau những vấp ngã.

(4) Con yêu, hãy cứ hy vọng, cứ biết ước mơ. Hạnh phúc thuộc về những người dám ước mơ và biết cách biến mơ ước thành sự thật. Con đã có: một người luôn yêu thương con, dù ở bất cứ đâu, dù bất cứ khi nào. Con hãy chọn những việc mình làm có ý nghĩa, bắt đầu từ những nỗ lực và nghị lực từ hành trình đầu đời của con. Như thế, con sẽ là người hạnh phúc.

                 (Dẫn theo: Kênh 14.vn – Kênh giải trí, xã hội)

Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên (0.5 điểm).

Câu 2. Theo tác giả bài viết, hạnh phúc thuộc về những ai? (0.5 điểm).

Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn (1). (1.0 điểm).

Câu 4. Anh/chị có đồng ý với quan điểm cho rằng: “Những vấp ngã, nếu có, sẽ là bài học kinh nghiệm” để con người trưởng thành hơn không? Vì sao? (1.0 điểm).

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1. (2.0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích phần Đọc – hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bày tỏ suy nghĩ về thái độ cần phải có trước những thất bại của bản thân.

Câu 2. (5.0 điểm)

Trình bày cảm nhận của anh/chị về hai đoạn trích sau trong bài thơ “Vội vàng” của nhà thơ Xuân Diệu:

      (1) "Tôi muốn tắt nắng đi

          Cho màu đừng nhạt mất;

          Tôi muốn buộc gió lại

          Cho hương đừng bay đi"

(Trích: “Vội vàng”, Xuân Diệu – Dẫn theo Ngữ Văn 11, tập hai, trang 22)

 

  ---Để xem tiếp nội dung của Đề thi số 5, các em vui lòng xem online hoặc tải về máy tính---

6. Đề kiểm tra 1 tiết Học kì 1 - số 6

TRƯỜNG THPT NGUYỄN DU

NĂM HỌC: 2019 – 2020

MÔN: NGỮ VĂN 11

Thời gian làm bài: 90 phút

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc câu thơ và trả lời các câu hỏi sau:

"Sầu đong càng lắc càng đầy
Ba thu dọn lại một ngày dài ghê"

(Trích, Truyện Kiều – Nguyễn Du)

Câu 1. Câu thơ trên nói về nhân vật nào của truyện Kiều?

Câu 2. Chỉ ra và nêu ý nghĩa của điển cố được thể hiện ở câu thơ?

Câu 3. Hãy chỉ ra và phân tích những từ ngữ sự sáng tạo độc đáo trong câu thơ?

---- Còn tiếp ------

7. Đề kiểm tra 1 tiết Học kì 1 - số 7

TRƯỜNG THPT THANH MIỆN

NĂM HỌC: 2019 – 2020

MÔN: NGỮ VĂN 11

Thời gian làm bài: 90 phút

Đề: Viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của anh/ chị về hiện tượng: sống thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm với người thân, gia đình và cộng đồng trong thế hệ trẻ hiện nay.

-----Còn tiếp-----

8. Đề kiểm tra 1 tiết Học kì 1 - số 8

Trường: THPT BẾN TRE

Số câu: 1

Thời gian làm bài: 45 phút

Năm học: 2019 - 2020

9. Đề kiểm tra 1 tiết Học kì 1 - số 9

Trường: THPT THANH MIỆN

Số câu: 1

Thời gian làm bài: 45 phút

Năm học: 2019 - 2020

10. Đề kiểm tra 1 tiết Học kì 1 - số 10

Trường: THPT ĐƯỜNG AN

Số câu: 2

Thời gian làm bài: 90 phút

Năm học: 2019 - 2020

---Bấm TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để xem đầy đủ nội dung các Đề thi 1-10---

Ngày:15/09/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM