10 đề kiểm tra 1 tiết HK1 môn Ngữ văn 11 năm 2020 có đáp án

Mời các em cùng tham khảo Bộ 10 đề kiểm tra 1 tiết HK1 môn Ngữ văn lớp 11 có đáp án năm 2020 đã được eLib tổng hợp và biên soạn. Hy vọng rằng những đề kiểm tra dưới đây sẽ giúp các em học sinh ôn tập và nắm vững các kiến thức của bộ môn Ngữ văn đã học trong chương trình HK1. Chúc các em học thật tốt!

10 đề kiểm tra 1 tiết HK1 môn Ngữ văn 11 năm 2020 có đáp án

1. Đề kiểm tra 1 tiết Học kì 1 - số 1

TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG

NĂM HỌC: 2020 – 2021

MÔN: NGỮ VĂN 11

Thời gian làm bài: 90 phút

I. ĐỌC – HIỂU (3.0 điểm)

Hãy đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 3:

"Từng nghe nói rằng: Người hiền xuất hiện ở đời, thì như ngôi sao sáng trên trời cao. Sao sáng ắt chầu về ngôi Bắc Thần, người hiền ắt làm sứ giả cho thiên tử. Nếu như che mất ánh sáng, giấu đi vẻ đẹp, có tài mà không được dùng, thì đó không phải là ý trời sinh ra người hiền vậy".

(Trích "Chiếu cầu hiền" - Ngô Thì Nhậm)

Câu 1. (1.0 điểm): Hãy cho biết đoạn văn trên được tác giả Ngô Thì Nhậm viết thay cho ai? Viết vào hoàn cảnh lịch sử như thế nào?

Câu 2. (1.0 điểm): Ý nghĩa của hình ảnh so sánh "Người hiền xuất hiện ở đời, thì như ngôi sao sáng trên trời cao"?

Câu 3. (1.0 điểm): Xác định nội dung của đoạn văn trên?

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Cảm nhận của anh (chị) về hình ảnh bà Tú qua những câu thơ sau:

"Quanh năm buôn bán ở mom sông,

Nuôi đủ năm con với một chồng.

Lặn lội thân cò khi quãng vắng,

Eo sèo mặt nước buổi đò đông.

Một duyên hai nợ âu đành phận,

Năm nắng mười mưa dám quản công".

(Trích "Thương Vợ" - Trần Tế Xương)

----- HẾT ------

ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 1

I. ĐỌC – HIỂU

Câu 1: Đoạn văn trên được tác giả Ngô Thì Nhậm viết thay cho vua Quang Trung ngay sau khi Nguyễn Huệ vừa đánh đuổi 29 vạn quân Thanh xâm lược, lên ngôi lấy niên hiệu là Quang Trung, các sĩ phu Bắc Hà còn đang e dè, nghi ngờ, chưa chịu ra cộng tác với triều đại Tây Sơn.

Câu 2: Ý nghĩa của hình ảnh so sánh: Người hiền – ngôi sao sáng, thiên tử - sao Bắc Thần (tức Bắc Đẩu) là đề cao vai trò của người hiền tài đối với đất nước, xem người hiền tài như tinh tú, tinh hoa.

Câu 3: Nội dung: Từ quy luật tự nhiên khẳng định người hiền tài là phụng sự cho thiên tử, đó là cách xử thế đúng, là tất yếu, hợp ý trời để nêu lên một phản đề người hiền có tài mà đi ẩn dật, lánh đời như ánh sáng bị che lấp, như vẻ đẹp bị giấu đi

II. LÀM VĂN

- Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh biết cách làm một bài văn nghị luận văn học. Biết vận dụng các thao tác lập luận như phân tích, bình luận... vào bài viết. Bố cục chặt chẽ, diễn đạt rõ ràng.

- Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần đảm bảo được các ý chính sau:

+ Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả, đoạn thơ, nêu vấn đề cần nghị luận.

+ Thân bài:

  • Câu 1, 2: Lời kể về công việc làm ăn và gánh nặng gia đình mà bà Tú phải đảm đang. Chú ý phân tích các từ như quanh năm, mom sông, nuôi đủ.
  • Câu 3, 4: Đặc tả cảnh làm ăn vất vả để mưu sinh của bà Tú. Chú ý phân tích các từ lặn lội, thân cò, quãng vắng, eo sèo.
  • Câu 5, 6: Bình luận về cảnh đời oái oăm mà bà Tú phải gánh chịu. Chú ý phân tích các từ duyên, nợ, âu đành phận.
  • Nghệ thuật: Biện pháp đảo ngữ, vận dung các thành ngữ, từ láy nhằm nhấn mạnh sự vất vả, chịu thương chịu khó của bà Tú.

+ Kết bài: Cảm nhận chung về hình ảnh bà Tú là người vợ, người mẹ đảm đang, tháo vát, chịu thương, chịu khó, yêu thương chồng con và giàu đức hi sinh.

2. Đề kiểm tra 1 tiết Học kì 1 - số 2

TRƯỜNG THPT ĐOÀN THƯỢNG

NĂM HỌC: 2020 – 2021

MÔN: NGỮ VĂN 11

Thời gian làm bài: 90 phút

I. ĐỌC - HIỂU (3.0 điểm)

Đọc đoạn văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 6:

Phượng cứ nở, phượng cứ rơi. Bao giờ cũng có hoa phượng rơi, bao giờ cũng có hoa phượng nở. Nghỉ hè đã đến. Học sinh sửa soạn về nhà. Nhà chưa về, cái vui gia đình đâu chả thấy, chỉ thấy xa trường, rời bạn, buồn xiết bao! Những cuộc tình duyên giữa bạn bè, đến lúc rẽ chia, cũng rẽ chia dưới màu hoa phượng; dù hữu tâm, dù vô tình, người nào cũng có sắc hoa phượng nằm ở trong hồn, phượng xui ta nhớ cái gì đâu. Nhớ người sắp xa, còn đứng trước mặt... Nhớ một trưa hè gà gáy khan... Nhớ một thành xưa son uế oải... [...]

Cứ thế, hoa học trò thả những cánh son xuống cỏ, đếm từng giây phút xa bạn học sinh! Hoa phượng rơi, rơi... Hoa phượng mưa. Hoa phượng khóc, trường tẻ ngắt, không tiếng trống, không tiếng người. Hoa phượng mơ, hoa phượng nhớ, ba tháng trời đằng đẵng. Hoa phượng đẹp với ai, khi học sinh đã đi cả rồi!

(Theo Xuân Diệu)

Câu 1. (0.5 điểm): Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn văn bản trên.

Câu 2. (0.5 điểm): Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn văn bản.

Câu 3. (0.5 điểm): Đoạn văn bản trên sử dụng những phép liên kết nào?

Câu 4. (0.5 điểm): Chỉ ra và nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ nhân hóa trong các câu: Hoa phượng khóc, trường tẻ ngắt, không tiếng trống, không tiếng người. Hoa phượng mơ, hoa phượng nhớ, ba tháng trời đằng đẵng.

Câu 5. (0.5 điểm): Đặt tên cho đoạn văn bản trên.

Câu 6. (0.5 điểm): Viết một đoạn văn ngắn (5 - 7 câu) trả lời câu hỏi: Tại sao Xuân Diệu gọi hoa phượng là hoa học trò?

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

"Bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là khúc ca những người anh hùng thất thế, nhưng vẫn hiên ngang".

(Phạm Văn Đồng - Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc - Tạp chí Văn học tháng 7 - 1963)

Từ cảm nhận sâu sắc về hình tượng người nông dân - nghĩa sĩ chống xâm lược trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu, anh/chị làm rõ ý kiến nêu trên.

----- HẾT ------

ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 2

I. ĐỌC - HIỂU

Câu 1: Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.

Câu 2: Phương thức biểu đạt chính là biểu cảm.

Câu 3: Phép liên kết:

- Phép lặp (lặp từ phượng, hoa phượng, nhớ,…).

- Phép thế (Xuân Diệu thay thế hoa phượng là hoa học trò).

- Phép liên tưởng (nhà văn sử dụng trường liên tưởng về nhà trường, học sinh và hoa phượng).

Câu 4:

- Biện pháp tu từ nhân hoá: Hoa phượng khóc; Hoa phượng mơ, hoa phượng nhớ

- Hiệu quả nghệ thuật: Hoa phượng cũng có tâm trạng buồn, nhớ như học trò khi mùa hè đến. Đồng thời, làm hình ảnh hoa phượng trở nên gần gũi, thân thương với tuổi học trò.

Câu 5: Học sinh có thể đặt những tên khác nhau nhưng phải phù hợp với nội dung của văn bản. Có thể đặt tên Hoa phượng hoặc Hoa học trò.

Câu 6: Học sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau, cần đảm bảo các ý chính:

- Vì Xuân Diệu đã bộc lộ tấm lòng mình cùng với hình ảnh hoa phượng – một loài hoa nở rộ vào dịp kết thúc mỗi năm học, biến nó trở thành biểu tượng chia li ngày hè đối với học trò.

- Vì thứ hoa ấy gắn liền với những kỉ niệm thời cắp sách đến trường, gắn liền với giây phút chia tay của học sinh, nó làm học trò xôn xao những cảm xúc trong sáng mỗi khi nhớ đến.

II. LÀM VĂN

- Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận văn học. Kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

- Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở những hiểu biết về tác giả Nguyễn Đình Chiểu và bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, học sinh có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau, nhưng cần làm rõ được các ý cơ bản sau:

- Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề nghị luận, thân bài triển khai được vấn đề, gồm nhiều ý, đoạn văn kết bài kết luận được vấn đề.

- Xác định đúng vấn đề nghị luận "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là khúc ca những người anh hùng thất thế, nhưng vẫn hiên ngang".

- Triển khai vấn đề nghị luận thành những luận điểm, vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng:

+ Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm.

+ Giải thích nội dung nhận định "khúc ca những người anh hùng thất thế, nhưng vẫn hiên ngang": người nông dân nghèo phải chiến đấu với sự xâm lăng tàn bạo của thực dân Pháp và họ đã hi sinh cao đẹp.

+ Phân tích và chứng minh nhận định:

  • Lai lịch, gốc gác, họ chỉ là người nông dân "cui cút làm ăn, toan lo nghèo khó", chỉ biết việc đồng áng, quanh quẩn trong "làng bộ"...
  • Nước có giặc xâm lăng, vì yêu nước, họ tự nguyện đứng lên chiến đấu trở thành nghĩa sĩ anh hùng. "Nào ai đòi, ai bắt, phen này xin...".
  • Vào trận, trong tay chỉ có vật dụng thô sơ làm vũ khí, nhưng họ đã chiến đấu ngoan cường, lập được chiến công (...) nhưng họ đã hi sinh vì Tổ quốc. "ngoài cật một manh áo vải… súng nổ".
  • Sự hy sinh của họ vô cùng cao đẹp "Thác mà trả nước non rồi nợ... ai cũng mộ".
  • Vài đặc sắc nghệ thuật: liệt kê, dùng động từ mạnh, giọng điệu anh hùng ca, từ ngữ gợi cảm,...

3. Đề kiểm tra 1 tiết Học kì 1 - số 3

TRƯỜNG THPT VÕ GIỮ

NĂM HỌC: 2020 – 2021

MÔN: NGỮ VĂN 11

Thời gian làm bài: 45 phút

I. ĐỌC – HIỂU (4.0 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4

“Bác Dương thôi đã thôi rồi,

Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta.

Nhớ từ thuở đăng khoa ngày trước,

Vẫn sớm hôm tôi bác cùng nhau;

Kính yêu từ trước đến sau,

Trong khi gặp gỡ khác đâu duyên trời?

Cũng có lúc chơi nơi dặm khách,

Tiếng suối nghe róc rách lưng đèo;

Có khi từng gác cheo leo,

Thú vui con hát lựa chiều cầm xoang.

Cũng có lúc rượu ngon cùng nhắp,

Chén quỳnh tương ăm ắp bầu xuân.

Có khi bàn soạn câu văn,

Biết bao đông bích, điển phần trước sau.

      (Ngữ văn 11, Tập một, NXB Giáo dục, 2012, trang 31)

Câu 1. (1.0 điểm): Những biện pháp nghệ thuật nào đã được nhà thơ dùng để ôn lại những kỉ niệm về tình bạn thắm thiết?

Câu 2. (1.0 điểm): Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ: “Bác Dương thôi đã thôi rồi”.

Câu 3. (1.0 điểm): Nghĩa của từ “xuân” trong câu thơ: “Chén quỳnh tương ăm ắp bầu xuân”.

Câu 4. (1.0 điểm): Đoạn thơ trên cho anh/chị suy nghĩ gì về tình bạn của học sinh thời nay? (Viết thành một đoạn văn ngắn khoảng 1/2 trang giấy).

II. LÀM VĂN (6.0 điểm)

Vẻ đẹp của hình tượng người nông dân trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu.

----- HẾT ------

ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 3

I. ĐỌC – HIỂU

Câu 1: Phép điệp và liệt kê (đồng thời nêu được dẫn chứng minh họa) đã được nhà thơ dùng đề ôn lại những kỉ niệm về tình bạn thắm thiết.

Câu 2:

- Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ “Bác Dương thôi đã thôi rồi”: nói giảm (nói tránh).

- Tác dụng: nhà thơ sợ phải nhắc đến một sự thật đau đớn; thể hiện tình cảm buồn thương, nuối tiếc... trong lòng mình.

Câu 3: Nghĩa của từ “xuân” trong câu thơ “Chén quỳnh tương ăm ắp bầu xuân” chỉ chất men say của rượu ngon, đồng thời cũng có nghĩa bóng chỉ sức sống dạt dào của cuộc sống, tình cảm thắm thiết của bạn bè...

Câu 4: Suy nghĩ về tình bạn của học sinh thời nay:

- Ở câu này, giám khảo chấm điểm linh hoạt. Chỉ cho điểm tối đa khi học sinh viết thành một đoạn văn hoàn chỉnh; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

- Học sinh trình bày suy nghĩ của mình với thái độ chân thành, nghiêm túc, có thể theo định hướng sau:

+ Quan niệm về tình bạn, biết phân biệt các biểu hiện tốt và chưa tốt trong tình cảm bạn bè ở tuổi học sinh...

+ Thấy được tầm quan trọng, ý nghĩa của tình bạn...

+ Bản thân phải làm gì để có tình bạn đẹp, có những người bạn tốt…

II. LÀM VĂN

- Mở bài: Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc là đỉnh cao sáng tác của nhà thơ mù Nguyễn Đình Chiểu bởi nó biểu hiện cao độ nhất, sâu sắc nhất tư tưởng yêu nước thương dân của ông. Với lòng cảm thương và khâm phục chân thành, nhà thơ đã xây dựng nên một tượng đài nghệ thuật bất hủ về người anh hùng nghĩa sĩ nông dân trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Có thể nói bài Văn tế là khúc ca bi tráng ca ngợi người nghĩa sĩ nông dân đã xả thân vì sự tồn vong của đất nước.

- Thân bài: Các ý chính:

+ Hoàn cảnh xuất thân: là những người lao động chất phác, giản dị, sống cuộc đời lam lũ, cơ cực (Cui cút làm ăn; toan lo nghèo khó). Họ chỉ quen với việc đồng áng, hoàn toàn xa lạ với binh đao. (Việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy, tay vốn quen làm; tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ, mắt chưa từng ngó).

+ Những chuyển biến khi giặc Pháp tới xâm lược:

  • Tình cảm: Có lòng yêu nước (trông tin ...), căm thù giặc sâu sắc (muốn tới ăn gan, muốn ra cắn cổ).
  • Nhận thức: Có ý thức trách nhiệm với Tổ quốc trong lúc lâm nguy (Một mối xa thư đồ sộ ... treo dê bán chó).
  • Hành động tự nguyện và ý chí quyết tâm tiêu diệt giặc (Nào đợi ai đòi bắt, phen này xin ra sức đoạn kình; chẳng thèm trốn ngược, trốn xuôi, chuyến này dốc ra tay bộ hổ...).

+ Vẻ đẹp hào hùng của người nông dân nghĩa sĩ:

  • Mộc mạc giản dị (manh áo vải, ngọn tầm vông, lưỡi dao phay, rơm con cúi).
  • Rất mực nghĩa khí và với tinh thần xả thân cứu nước hết sức quả cảm (Mười tám ban võ nghệ, nào đợi tập rèn; chín chục trận binh thư, không chờ bày bố. [...] Kẻ đâm ngang, người chém ngược, làm cho mã tà ma ní hồn kinh; bòn hè trước, lũ ó sau, trối kệ tàu sắt, tàu đồng súng nổ).

- Kết bài:

+ Nguyền Đình Chiểu đã bất tử hóa hình tượng người nông dân yêu nước chống giặc ngoại xâm. Ông đã xây dựng được bức tượng đài nghệ thuật bất hủ về người nghĩa sĩ nông dân hiên ngang, dũng cảm trong tác phẳm của mình. Bài văn tế như một cái mốc, một minh chứng về tấm lòng yêu nước, về phẩm chất của người nông dân lao động.

+ Tinh thần chiến đấu của người nghĩa binh nông dân là tấm lòng yêu nước nghìn đời đáng ghi nhớ và học tập.

4. Đề kiểm tra 1 tiết Học kì 1 - số 4

TRƯỜNG THPT NỘI TRÚ TỈNH

NĂM HỌC: 2020 – 2021

MÔN: NGỮ VĂN 11

Thời gian làm bài: 90 phút

I. ĐỌC - HIỂU (3.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

“Một người bạn Phi-líp-pin gửi cho tôi cuốn sách mỏng. Tôi mở ra và nhìn thấy tựa đề “12 điều nhỏ bé mỗi người Phi-líp-pin có thể thực hiện để giúp ích Tổ quốc”. Tác giả - luật sư A-lếch-xan-đrơ L. Lác-xơn – chỉ là một thường dân, nhưng cuốn sách đã được khá nhiều nhân vật nổi tiếng của thế kỉ XX quan tâm và giới thiệu.

Đọc cuốn sách này, tôi thật sự bị thu hút vì những điều đơn giản mà tác giả đã trình bày và biện giải.

Hãy tuân thủ Luật Giao thông. Hãy tuân thủ luật pháp.

Bạn có thể thắc mắc vì sao trong 12 điều nhỏ bé này, việc tuân thủ Luật Giao thông lại được đặt lên hàng đầu?

Câu trả lời thật đơn giản. Luật Giao thông là những nguyên tắc giản đơn nhất trong nền pháp luật của một đất nước. Luật Giao thông hiện diện trong mọi mặt sinh hoạt của cuộc sống thường nhật, khi người dân phải ra đường. Chúng ta đối mặt với khoản luật này hằng ngày từ sáng đến tối. Do đó, quyết định tuân thủ hay không tuân thủ Luật Giao thông chính là điều kiện để tạo ra một môi trường liên tục cho mọi người cố gắng và nỗ lực trong từng ngày.

Một ngày nào đó, việc tuân thủ Luật Giao thông của chúng ta sẽ trở thành một thói quen, và dĩ nhiên, đó là thói quen tuân thủ chuẩn mực của quốc gia. Một ngày nào đó, việc tuân thủ Luật Giao thông làm cho chúng ta dễ tuân theo những điều luật phức tạp, khó khăn và quan trọng hơn trong luật pháp nhà nước; từ đó, có thể xây dựng một thói quen văn hóa biết tôn trọng luật pháp của bất cứ công dân nào trong một đất nước văn minh.

Đó là vì trật tự cũng giống như những bậc thang. Trước khi leo lên được bậc cao nhất, hãy bắt đầu bằng nấc thang thấp nhất, bởi lẽ “cuộc hành trình ngàn dặm nào cũng phải bắt đầu bằng một bước đi nhỏ bé đầu tiên”.

---- Còn tiếp -----

5. Đề kiểm tra 1 tiết Học kì 1 - số 5

TRƯỜNG THPT THUẬN THÀNH SỐ 1

NĂM HỌC: 2020 – 2021

MÔN: NGỮ VĂN 11

Thời gian làm bài: 90 phút

Câu 1. (3.0 điểm): Trình bày suy nghĩ của anh (chị) về quan niệm sau của Shakespeare: “Ước mong mà không kèm theo hành động thì dù hy vọng có cánh cũng không bao giờ bay tới mục đích”.

Câu 2. (7.0 điểm): “Cái đẹp mà văn học đem lại không phải cái gì khác hơn là cái đẹp của sự thật đời sống được khám phá một cách nghệ thuật” (Hà Minh Đức).

---Để xem tiếp nội dung của Đề thi số 5, các em vui lòng xem online hoặc tải về máy tính---

6. Đề kiểm tra 1 tiết Học kì 1 - số 6

TRƯỜNG THPT PHAN ĐÌNH PHÙNG

NĂM HỌC: 2020 – 2021

MÔN: NGỮ VĂN 11

Thời gian làm bài: 90 phút

Câu 1. (3.0 điểm): Amonimus cho rằng: Con đường gần nhất để đi khỏi gian nan là đi xuyên qua nó. Nhưng có người lại khuyên: Hãy học cách ứng xử của dòng sông: gặp trở ngại, nó vòng đường khác. Anh/ chị hãy bày tỏ quan điểm của mình về những ý kiến trên.

Câu 2. (7.0 điểm): Trong bài ngoại cảnh trong văn chương, in trên báo Tràng An, số 82, ngày 10-12 -1935, Hoài Thanh viết: "Nhà văn không có phép thần thông để vượt ra khỏi thế giới này, nhưng thế giới này trong con mắt nhà văn phải có một hình sắc riêng". Anh (chị) hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

---Để xem tiếp nội dung của Đề thi số 6, các em vui lòng xem online hoặc tải về máy tính---

7. Đề kiểm tra 1 tiết Học kì 1 - số 7

TRƯỜNG THPT LỤC NGẠN SỐ 1

Số câu: 6                                     

Thời gian làm bài: 90 phút

Năm học: 2020 - 2021

8. Đề kiểm tra 1 tiết Học kì 1 - số 8

TRƯỜNG THPT ĐÀO DUY TỪ

Số câu: 2                                    

Thời gian làm bài: 90 phút

Năm học: 2020 - 2021

9. Đề kiểm tra 1 tiết Học kì 1 - số 9

TRƯỜNG THPT ĐÔ LƯƠNG II

Số câu: 4                                                

Thời gian làm bài: 90 phút

Năm học: 2020 - 2021

10. Đề kiểm tra 1 tiết Học kì 1 - số 10

TRƯỜNG THPT VĨNH TƯỜNG

Số câu: 2                                                    

Thời gian làm bài: 90 phút

Năm học: 2020 - 2021

---Bấm TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để xem đầy đủ nội dung các Đề thi 1-10---

Ngày:11/10/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM