Đề kiểm tra 1 tiết HK1 lớp 6
Mục lục nội dung
1. Giới thiệu về bộ đề kiểm tra 1 tiết HK1 lớp 6
Để hỗ trợ các em học sinh lớp 6 ôn tập, củng cố kiến thức trong quá trình học tập cũng như chuẩn bị tốt cho kì kiểm tra sắp tới. eLib xin gửi đến các em bộ Đề kiểm tra 1 tiết HK1 lớp 6 của các môn gồm các đề kiểm tra 1 tiết bám sát nội dung chương trình sách giáo khoa. Bộ đề kiểm tra được biên soạn trên hình thức bài trắc nghiệm và tự luận online giúp các em có thể tự luyện tập, kiểm tra và đánh giá đúng năng lực của bản thân trong học tập và kiểm tra, đồng thời giúp các em có thể nắm vững và nâng cao kiến thức của mình với bộ đề kiểm tra được biên soạn có đầy đủ đáp án và gợi ý giải chi tiết gồm các câu hỏi đa dạng ở nhiều mức độ. Bên cạnh đó các em cũng có thể xem lại đề kiểm tra, đáp án và phương pháp giải bằng cách tải file về máy để tiện tham khảo. Hy vọng với bộ đề kiểm tra này sẽ giúp các em sẽ tự tin hơn và đạt kết quả cao hơn trong học tập, kiểm tra.
Nội dung của các đề kiểm tra được biên tập đầy đủ, bám sát với nội dung SGK, bố cục rõ ràng, thuận tiện để các em có thể tham khảo từng bài ở Menu bên trái đối với PC và Menu ở trên đối với Mobile.
2. Kỹ năng biên soạn đề kiểm tra
2.1. Mục đích biên soạn đề kiểm tra
- Đánh giá kết quả học tập của học sinh: quá trình xác định trình độ đạt tới những chỉ tiêu của mục đích dạy học, xác định xem khi kết thúc một giai đoạn (một bài, một chương, một học kỳ, một năm...) của quá trình dạy học đã hoàn thành đến một mức độ về kiến thức, về kỹ năng...
- Phát hiện lệch lạc: phát hiện ra những mặt đã đạt được và chưa đạt được mà môn học đề ra đối với HS, qua đó tìm ra những khó khăn và trở ngại trong quá trình học tập của học sinh... Xác định được những nguyên nhân lệch lạc về phía người dạy cũng như người học để đề ra phương án giải quyết.
- Điều chỉnh qua kiểm tra: giáo viên điều chỉnh kế hoạch dạy học (nội dung và phương pháp sao cho thích hợp để loại trừ những lệch lạc, tháo gỡ những khó khăn trở ngại, thúc đẩy quá trình học tập của học sinh).
2.2. Xác định thời gian và hình thức đề kiểm tra
- Thời gian: 1 tiết (45 phút)
- Hình thức
+ Đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan
+ Đề kiểm tra tự luận
+ Đề kiểm tra kết hợp giữa trắc nghiệm khách quan và tự luận.
Mỗi hình thức đều có ưu điểm và hạn chế riêng nên cần kết hợp một cách hợp lý các hình thức sao cho phù hợp với nội dung kiểm tra và đặc trưng môn học để nâng cao hiệu quả, tạo điều kiện để đánh giá kết quả học tập của học sinh chính xác hơn.
Bộ đề được tổng hợp từ tất cả các trường trên cả nước, phân loại từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp đồng thời được chọn lọc trong khoảng thời gian gần đây nhất nhằm giúp các em học sinh có tư liệu để tham khảo, ôn tập lại toàn bộ kiến thức mình đã học.
2.3. Yêu cầu đối với đề thi
a. Các yêu cầu đối với câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn
- Câu hỏi phải đánh giá những nội dung quan trọng của chương trình
- Câu hỏi phải phù hợp với các tiêu chí ra đề kiểm tra về mặt trình bày và số điểm tương ứng;
- Câu dẫn phải đặt ra câu hỏi trực tiếp hoặc một vấn đề cụ thể;
- Không nên trích dẫn nguyên văn những câu có sẵn trong sách giáo khoa;
- Từ ngữ, cấu trúc của câu hỏi phải rõ ràng và dễ hiểu đối với mọi học sinh;
- Mỗi phương án nhiễu phải hợp lý đối với những học sinh không nắm vững kiến thức;
- Mỗi phương án sai nên xây dựng dựa trên các lỗi hay nhận thức sai lệch của học sinh;
- Đáp án đúng của câu hỏi này phải độc lập với đáp án đúng của các câu hỏi khác trong bài kiểm tra;
- Phần lựa chọn phải thống nhất và phù hợp với nội dung của câu dẫn;
- Mỗi câu hỏi chỉ có một đáp án đúng, chính xác nhất;
- Không đưa ra phương án “Tất cả các đáp án trên đều đúng” hoặc “không có phương án nào đúng”.
b. Các yêu cầu đối với câu hỏi tự luận
- Câu hỏi phải đánh giá nội dung quan trọng của chương trình;
- Câu hỏi phải phù hợp với các tiêu chí ra đề kiểm tra về mặt trình bày và số điểm tương ứng;
- Câu hỏi yêu cầu học sinh phải vận dụng kiến thức vào các tình huống mới;
- Câu hỏi thể hiện rõ nội dung và cấp độ tư duy cần đo;
- Nội dung câu hỏi đặt ra một yêu cầu và các hướng dẫn cụ thể về cách thực hiện yêu cầu đó;
- Yêu cầu của câu hỏi phù hợp với trình độ và nhận thức của học sinh;
- Yêu cầu học sinh phải hiểu nhiều hơn là ghi nhớ những khái niệm, thông tin;
- Ngôn ngữ sử dụng trong câu hỏi phải truyền tải được hết những yêu cầu của cán bộ ra đề đến học sinh;
- Câu hỏi nên gợi ý về: Độ dài của bài luận; Thời gian để viết bài luận; Các tiêu chí cần đạt.
- Nếu câu hỏi yêu cầu học sinh nêu quan điểm và chứng minh cho quan điểm của mình, câu hỏi cần nêu rõ: bài làm của học sinh sẽ được đánh giá dựa trên những lập luận logic mà học sinh đó đưa ra để chứng minh và bảo vệ quan điểm của mình chứ không chỉ đơn thuần là nêu quan điểm đó.
2.4. Hướng dẫn chấm và thang điểm
Việc xây dựng hướng dẫn chấm (đáp án) và thang điểm đối với bài kiểm tra cần đảm bảo các yêu cầu:
- Nội dung: khoa học và chính xác.
- Cách trình bày: cụ thể, chi tiết nhưng ngắn gọn và dễ hiểu, phù hợp với ma trận đề kiểm tra.
3. Kỹ năng ôn tập, làm bài hiệu quả
3.1. Kỹ năng ôn tập
Để có kỹ năng ôn tập, các em cần làm những việc sau:
- Định hướng rõ những kiến thức mình cần cho kỳ kiểm tra.
- Lên kế hoạch ôn tập chi tiết sẽ giúp các em ôn kiểm tra không bị hổng kiến thức và tiết kiệm thời gian.
- Bí quyết ôn tập hiệu quả là cần phải nắm chắc kiến thức cơ bản trong SGK và đề cương bài giảng. Bởi nắm chắc kiến thức là bạn đã vững hơn nửa lượng kiến thức trong bài kiểm tra, việc ôn tập kiến thức nâng cao cũng sẽ trở nên đơn giản hơn rất nhiều.
- Thường xuyên luyện các đề năm trước. Đề kiểm tra chứa các nội dung kiến thức đầy đủ và tổng quát nhất, vì vậy luyện đề kiểm tra của các năm trước sẽ nắm được các kiến thức đã học, bổ sung những kiến thức còn kiểm mà còn nắm bắt được các thủ thuật làm bài kiểm tra sao cho nhanh và chính xác. Đây cũng là cách rèn luyện sự tự tin trước mỗi kỹ kiểm tra.
- Ôn kiểm tra, ngoài việc học trên lớp và tự học ở nhà nên tổ chức hình thức học theo nhóm. Bởi vì thông qua nhóm học tập, mọi người trong nhóm dễ dàng thảo luận với nhau để tìm ra những đáp án trước những bài tập khó và có thể góp ý và sửa sai cho nhau. Hơn nữa học nhóm với những người giỏi hơn mình ở một mảng kiến thức hay một môn nào đó cũng như là học kèm với thầy cô giáo vậy. Hoặc bạn giỏi ở một mảng nào đó, cũng đừng ngần ngại học nhóm, vì giảng giải cho các bạn khác cũng là một cách ôn luyện – giúp các em củng cổ thêm kiến thức rất nhiều!
- Xác định thời điểm học cũng rất quan trọng. Từ 4h30 sáng tới 7h00 sáng là thời điểm con người ghi nhớ tốt nhất các trí nhớ ngắn hạn, thời điểm buổi chiều từ 16h00 tới 18h00 là thời điểm tốt nhất cho các kiến thức dài hạn. Điều này chỉ ra rằng, nếu đang ôn kiểm tra thì buổi sáng là thời điểm học hoàn hảo, nếu học những kiến thức quan trọng, cần nhớ lâu thì nên học buổi chiều/ tối.
- Thời gian học hiệu quả thường khoảng 45 phút sau đó hãy nghỉ ngơi thư giãn một chút. Và nếu cảm thấy quên kiến thức thì cũng đừng cố gắng quá để nhớ lại nó làm gì cả. Nguyên tắc của học hiệu quả là phải để cho đầu óc thư giãn, rồi tự kiến thức nó sẽ về. Nếu muốn ôn lại bài thì hãy ôn lại sau đó 10 phút, rồi 1 ngày, rồi 1 tuần, và một tháng.
3.2. Các bước làm bài kiểm tra
Bước 1: Đọc 1 lượt, cầm bút chì gạch chân vào các từ khóađể tránh làm bài sót ý.
Bước 2: Phân chia thời gian (dựa theo mức điểm và mức độ khó của câu hỏi)
Bước 3: Tính độ dài của bài viết
Bước này rất quan trọng. Nếu không căn tốt sẽ dễ bị đầu voi đuôi chuột (dành nhiều thời gian cho phần đầu khiến phần sau không còn thời gian để làm) hoặc trình bày sơ sài trong khi thời gian vẫn còn.
Bước 4: Làm bài:
– Lưu ý:
+ Câu dễ làm trước.
+ Thực hiện đúng yêu cầu về thời gian ở bước 2.
+ Chú ý nhặt điểm.
– Làm xong câu hỏi nào thì tích vào đề kiểm tra => sẽ biết được câu nào chưa làm.
Bước 5: Kiểm tra bài.
Đừng buông bút khi chưa hết giờ. Hãy chắc chắn đó là kết quả tốt nhất mà mình có thể đạt tới.
3.3. Kỹ năng trình bày
– Không viết tắt.
– Nét chữ: thẳng hoặc nghiêng về bên phải.
– Viết sát lề.
– Không sử dụng quá một màu mực, kể cả bút chì (trừ khi dùng compa để vẽ đường tròn). Nên dùng bút gel màu xanh.
– Không tô chữ.
– Gạch xóa một cách khoa học:
+ Khi muốn bỏ thì không nên gạch chân, người chấm sẽ hiểu bạn đang muốn nhấn mạnh hoặc chú thích một nội dung gì đó.
+ Không nên mở ngoặc, vì người viết sẽ tưởng là thành phần phụ chú/ chú thích.
+ Không nên vẽ hàng rào, vẽ mây… Bởi thay vì giấu phần bỏ đó đi, bạn lại khiến người ta chú ý hơn vào nó.
Tham khảo thêm
- docx
10 đề kiểm tra 1 tiết HK1 môn Ngữ văn 6 năm 2019 có đáp án
- docx
10 đề kiểm tra 1 tiết HK1 môn Tiếng Anh 6 năm 2019 có đáp án
- docx
10 đề kiểm tra 1 tiết HK1 môn Ngữ văn 6 năm 2020 có đáp án
- docx
10 đề kiểm tra 1 tiết HK1 môn Địa lý 6 năm 2020 có đáp án
- docx
10 đề kiểm tra 1 tiết HK1 môn Sinh học 6 năm 2019 có đáp án
- docx
10 đề kiểm tra 1 tiết HK1 môn Tin 6 năm 2019 có đáp án
- docx
10 đề kiểm tra 1 tiết HK1 môn Công nghệ 6 năm 2019 có đáp án