10 đề kiểm tra 1 tiết HK1 môn Ngữ văn 6 năm 2019 có đáp án

Mời các em cùng tham khảo Bộ 10 đề kiểm tra 1 tiết HK1 môn Ngữ văn lớp 6 có đáp án năm 2019 đã được eLib tổng hợp và biên soạn. Hy vọng rằng những đề kiểm tra dưới đây sẽ giúp các em học sinh ôn tập và nắm vững các kiến thức của bộ môn Ngữ văn đã học trong chương trình HK1. Chúc các em học thật tốt!

10 đề kiểm tra 1 tiết HK1 môn Ngữ văn 6 năm 2019 có đáp án

1. Đề kiểm tra 1 tiết Học kì 1 - số 1

TRƯỜNG THCS TÂN DĨNH

NĂM HỌC: 2019 – 2020

MÔN: NGỮ VĂN 6

Thời gian làm bài: 45 phút

Câu 1. Đọc kĩ đoạn văn sau:

“Ngày xưa ở quận Cao Bình có hai vợ chồng tuổi già mà chưa có con. Tuy nhà nghèo, hằng ngày phải lên rừng chặt củi về đổi lấy gạo nuôi thân, họ vẫn thường giúp mọi người. Thấy họ tốt bụng, Ngọc Hoàng bèn sai thái tử xuống đầu thai làm con. Từ đó người vợ có mang, nhưng đã qua mấy năm mà không sinh nở. Rồi người chồng lâm bệnh, chết. Mãi về sau người vợ mới sinh được một cậu con trai”.

a. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Cho biết phương thức biểu đạt chính của văn bản? (1.5 điểm)

b. Văn bản thuộc thể loại gì? Hãy nêu khái niệm của thể loại đó. (1.5 điểm)

c. Kể thêm các 3 văn bản cùng thể loại với văn bản trên mà em biết. (1.5 điểm)

Câu 2. Viết một đoạn văn ngắn kể lại việc Gióng đánh giặc. (3.5 điểm)

Câu 3. Hãy khái quát giá trị nghệ thuật và rút ra ý nghĩa văn bản “Sơn Tinh, Thuỷ Tinh”. (2.0 điểm)

----- HẾT ------

ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 1

Câu 1:

a. Văn bản Thạch Sanh. Phương thức biểu đạt: Tự sự.

b. Văn bản thuộc thể loại cổ tích. Khái niệm: Truyện cổ tích là loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số nhân vật quen thuộc: Nhân vật bất hạnh; nhân vật thông minh; nhân vật ngu ngốc; nhân vật dũng sĩ; nhân vật có tà năng kì lạ; nhân vật là động vật.

c. Kể 3 văn bản thuộc thể loại cổ tích: Sọ Dừa, Cây Khế, Em bé...

Câu 2: Giặc đã đến chân núi Trâu. Thế nước rất nguy, người người hoảng hốt. Vừa lúc đó, sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt. Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ... từ từ bay lên trời.

Câu 3:

- Nghệ thuật:

+ Xây dựng hình tượng mang dáng dấp thần linh, Sơn Tinh,Thủy Tinh với nhiều chi tiết tưởng tượng kỳ ảo (dời non, dựng lũy của Sơn Tinh; hô mưa, gọi gió của Thủy Tinh).

+ Tạo sự việc hấp dẫn: hai vị thần Sơn Tinh, Thủy Tinh cùng cầu hôn Mị Nương.

+ Dẫn dắt, kể chuyện, lôi cuốn, sinh động.

- Nội dung, ý nghĩa văn bản: Giải thích hiện tượng mưa bão, lũ lụt xảy ra ở đồng bằng Bắc Bộ thuở các vua Hùng dựng nước; đồng thời thể hiện sức mạnh, ước mơ chế ngự thiên tai, bảo vệ cuộc sống của người Việt cổ.

2. Đề kiểm tra 1 tiết Học kì 1 - số 2

TRƯỜNG TH VÀ THCS TRIỆU THƯỢNG

NĂM HỌC: 2019 – 2020

MÔN: NGỮ VĂN 6

Thời gian làm bài: 45 phút

I. ĐỌC - HIỂU (4.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Tục truyền đời Hùng Vương thứ sau, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức. Hai ông bà ao ước có một đứa con. Một hôm, bà ra đồng trông thấy một vết chân rất to, liền đặt bàn chân mình lên ướm thử đẻ xem thua kém bao nhiêu. Không ngờ về nhà bà thụ thai và mười hai tháng sau sinh một cậu bé mặt mũi khôi ngô. Hai vợ chồng mừng lắm. Nhưng lạ thay! Đứa bé cho đến khi lên ba vẫn không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi, cứ đặt đâu thì nằm đấy.

…Càng lạ hơn nữa, từ sau hôm gặp sứ giả, chú bé lớn nhanh như thổi. Cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ. Hai vợ chồng làm ra bao nhiêu cũng không đủ nuôi con, đành phải chạy nhờ bà con, làng xóm. Bà con đều vui lòng gom góp gạo nuôi chú bé, vì ai cũng mong chú giết giặc, cứu nước.

Câu 1. Đoạn trích trên trích trong văn bản nào? Văn bản đó thuộc thể loại truyện dân gian nào? Trình bày hiểu biết của em về thể loại truyện đó? (2.0 điểm)

Câu 2. Tìm các chi tiết thần kì có trong đoạn trích trên và nêu ý nghĩa của chúng? (1.0 điểm)

Câu 3. Chi tiết “Bà con đều vui lòng gom góp gạo nuôi chú bé” thể hiện tinh thần gì của nhân dân ta? (1.0 điểm)

II. LÀM VĂN (6.0 điểm)

Đề: Hãy viết một bài văn ngắn nêu cảm nhận của mình về một nhân vật văn học (trong các truyện truyền thuyết, cổ tích đã học ở sách giáo khoa Ngữ văn 6 tập 1) đã để lại cho em nhiều ấn tượng và cảm xúc nhất.

----- HẾT ------

ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 2

I. ĐỌC – HIỂU

Câu 1: Đoạn trích trên được trích trong “Truyền thuyết Thánh Gióng”. Văn bản trên thuộc thể loại truyền thuyết. Truyền thuyết là một thể loại văn học dân gian, ra đời sau truyện thần thoại, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo, các nhân vật, sự kiện đều liên quan đến lịch sử, là những truyện truyền miệng kể lại truyện tích các nhân vật lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc các phong cảnh địa phương theo quan niệm của nhân dân, biện pháp nghệ thuật phổ biến của nó là khoa trương, phóng đại, đồng thời nó cũng sử dụng yếu tố hư ảo, thần kỳ như cổ tích và thần thoại.

Câu 2: Những chi tiết thần kì trong văn bản trên là:

- Một hôm, bà ra đồng trông thấy một vết chân rất to, liền đặt bàn chân mình lên ướm thử đẻ xem thua kém bao nhiêu. Không ngờ về nhà bà thụ thai và mười hai tháng sau sinh một cậu bé mặt mũi khôi ngô.

- Càng lạ hơn nữa, từ sau hôm gặp sứ giả, chú bé lớn nhanh như thổi. Cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ.

Câu 3: Chi tiết “Bà con đều vui lòng gom góp gạo nuôi chú bé” thể hiện tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách của nhân dân ta.

II. LÀM VĂN

- Mở bài: Giới thiệu nhân vật Thạch Sanh: Thạch Sanh là nhân vật để lại nhiều ấn tượng khó quên với người đọc bởi những đức tính tốt đẹp.

- Thân bài:

+ Xuất thân đặc biệt, là sự kết hợp của những điều bình thường và yếu tố phi thường.

+ Là người chất phác, hiền lành, chăm chỉ, sẵn sàng xả thân vì người khác, khôn toan tính, vụ lợi.

+ Là con người tài năng, quả cảm.

+ Có tấm lòng nhân hậu, khoan dung.

+ Yêu chuộng hòa bình.

+ Nghệ thuật xây dựng nhân vật độc đáo: xây dựng hai tuyến nhân vật đối lập; kết hợp yếu tố bình thường và phi thường; sử dụng các chi tiết thần kì.

- Kết bài: Cảm nghĩ về nhân vật Thạch Sanh: Thạch Sanh là một con người toàn mĩ cả về tài năng lẫn nhân cách. Thông qua nhân vật Thạch Sanh tác giả muốn gửi gắm niềm tin, ước mơ về chân lí cái thiện luôn luôn thắng cái ác.

3. Đề kiểm tra 1 tiết Học kì 1 - số 3

                            TRƯỜNG TH VÀ THCS TRIỆU THƯỢNG                               

NĂM HỌC: 2019 – 2020

MÔN: NGỮ VĂN 6

Thời gian làm bài: 45 phút

I. ĐỌC - HIỂU (4.0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuôt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi cánh tôi trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín xuông tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người rung rinh một màu nâu bóng mở soi gương được và rất ưa nhìn. Đầu tôi to và nổi từng tảng rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. Sợi râu tôi dài và uốn công một vẻ rất đổi hùng dũng. Tôi lấy làm hảnh diện với bà con về cặp râu ấy lắm. Cứ chốc chốc tôi lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu.

Câu 1. Đoạn văn trên trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai? (1.0 điểm)

Câu 2. Đoạn văn đã sử dụng ngôi kể thứ mấy? Ai là người kể chuyện? (1.0 điểm)

Câu 3. Nội dung chính của đoạn trích trên là gì? (1.0 điểm)

Câu 4. Tìm các câu văn có sử dụng biện pháp tu từ so sánh trong đoạn văn? Tác dụng của các phép so sánh ấy là gì? (1.0 điểm)

II. LÀM VĂN (6.0 điểm)

Đề: Sau khi học xong văn bản Bài học đường đời đầu tiên, em hãy viết một đoạn văn ngắn từ 10 đến 15 dòng, nêu cảm nhận của em về nhân vật Dế Mèn?

----- HẾT ------

ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 3

I. ĐỌC - HIỂU

Câu 1: Đoạn văn trên trích từ tác phẩm “Dế Mèn phiêu lưu kí” của tác giả Tô Hoài.

Câu 2: Đoạn văn sử dụng ngôi kể thứ nhất. Nhân vật “tôi” kể chuyện.

Câu 3: Nội dung chính của đoạn trích là: miêu tả vẻ ngoài cường tráng và oai vệ của Dế Mèn.

Câu 4:

- Các câu văn có sử dụng biện pháp tu từ so sánh: “Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua”; “Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc”.

- Nghệ thuật so sánh có tác dụng cho thấy sự sắc bén của những chiếc vuốt của Dế Mèn.

II. LÀM VĂN

a. Yêu cầu về hình thức:

- Đúng hình thức đoạn văn.

- Đủ số câu.

- Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

b. Yêu cầu về nội dung:

- Học sinh có nhiều cách trình bày nhưng cần đưa và phân tích dẫn chứng để triển khai được các ý như sau:

+ Ngoại hình nhân vật Dế Mèn.

+ Sự oai vệ, cường tráng của nhân vật Dế Mèn.

+ Cảm nhận về nhân vật Dế Mèn.

+ Bài học rút ra cho bản thân.

4. Đề kiểm tra 1 tiết Học kì 1 - số 4

       TRƯỜNG THCS TRIỆU VÂN                                                    

NĂM HỌC: 2019 – 2020

MÔN: NGỮ VĂN 6

Thời gian làm bài: 45 phút

Câu 1. Nêu diễn biến tâm trạng của Phrăng khi thầy giáo Ha-men cho biết đây là buổi học cuối cùng? (2.0 điểm)

Câu 2. Chép thuộc lòng 3 khổ thơ đầu của bài “Đêm nay Bác không ngủ”. Qua bài thơ, em hãy nêu cảm nhận của mình về hình tượng Bác Hồ. (4.0 điểm)

Câu 3. 10 - 15 dòng nêu cảm nhận của em về nhân vật Dế Mèn (ngoại hình, động tác và tính cách...). (4.0 điểm)

---- Còn tiếp -----

5. Đề kiểm tra 1 tiết Học kì 1 - số 5

TRƯỜNG TH VÀ THCS TRIỆU THƯỢNG

NĂM HỌC: 2019 – 2020

MÔN: NGỮ VĂN 6

Thời gian làm bài: 45 phút

Câu 1. Tìm hai từ nhiều nghĩa. Chỉ ra các nét nghĩa của mỗi từ? (2.0 điểm)

Câu 2. Thế nào là danh từ? Đặt câu với các danh từ sau (2.0 điểm)

a.Thư ký

b. Hoa

c. Con mèo

d. Làng

Câu 3. Viết đoạn văn ngắn (khoảng 8-10 câu) với chủ đề “Biết ơn thầy cô” trong đó có sử dụng từ láy và từ ghép. Chỉ ra các từ láy, ghép có trong đoạn văn (6.0 điểm)

---Để xem tiếp nội dung của Đề thi số 5, các em vui lòng xem online hoặc tải về máy tính---

6. Đề kiểm tra 1 tiết Học kì 1 - số 6

TRƯỜNG TH VÀ THCS TRIỆU THƯỢNG

NĂM HỌC: 2019 – 2020

MÔN: NGỮ VĂN 6

Thời gian làm bài: 45 phút

Câu 1: Thế nào là nghĩa của từ? Chọn hai từ và xác định nghĩa của hai từ đó? (2.0 điểm)

Câu 2: Thế nào là cụm danh từ? Đặt câu với các cụm danh từ sau (2.0 điểm)
a. Họa sĩ già

b. Một bông hoa

c. Tất cả học sinh

d. Những ngôi làng

Câu 3: Viết đoạn văn ngắn (khoảng 8-10 câu) với chủ đề “Ngôi trường mến yêu” trong đó có sử dụng từ láy và từ ghép. Chỉ ra các từ láy, ghép có trong đoạn văn (6.0 điểm)

---Để xem tiếp nội dung của Đề thi số 6, các em vui lòng xem online hoặc tải về máy tính---

7. Đề kiểm tra 1 tiết Học kì 1 - số 7

TRƯỜNG THCS BẢO LÝ

Số câu: 3                                              

Thời gian làm bài: 45 phút

Năm học: 2019 – 2020

8. Đề kiểm tra 1 tiết Học kì 1 - số 8

TRƯỜNG THCS BẢO LÝ   

Số câu: 15                                                    

Thời gian làm bài: 45 phút

Năm học: 2019 – 2020

9. Đề kiểm tra 1 tiết Học kì 1 - số 9

TRƯỜNG THCS BẢO LÝ   

Số câu: 15                                                

Thời gian làm bài: 45 phút

Năm học: 2019 – 2020

10. Đề kiểm tra 1 tiết Học kì 1 - số 10

TRƯỜNG THCS TRUNG SƠN

Số câu: 6                                                     

Thời gian làm bài: 45 phút

Năm học: 2019 – 2020

---Bấm TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để xem đầy đủ nội dung các Đề thi 1-10---

Ngày:10/10/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM