Nghị luận xã hội lớp 12
Mục lục nội dung
1. Giới thiệu văn mẫu nghị luận xã hội lớp 12
Để học tốt Ngữ văn 12 các em học sinh không chỉ cần soạn bài, làm bài tập đầy đủ trong SGK mà còn cần tham khảo thêm những tài liệu văn hay ở ngoài như sách tham khảo, sách học tốt, đọc nhiều văn mẫu để đúc rút cho mình những kinh nghiệm làm bài hay. Ngoài ra, văn mẫu cũng giúp định hướng cho các em làm bài, nâng cao trình độ ngôn ngữ và viết văn tốt hơn, bổ sung thêm những kiến thức văn học trên nhiều phương diện, đặc biệt là trong các vấn đề của đời sống xã hội. Việc làm văn hay cũng giống như thể hiện được kiến thức và vốn sống của các bạn chính vì thế khi học văn hay làm văn bạn cần đưa ra những ý chính, lập dàn ý và tiến hành viết văn sao cho lời văn chau chuốt mượt mà hấp dẫn người đọc nhất. Hiểu được những nhu cầu học tập và tham khảo ngày càng cao, eLib đã tổng hợp và biện soạn Hệ thống bài văn mẫu Nghị luận xã hội lớp 12 hay nhất gửi đến các em nhằm giúp các em học tập, ôn luyện chuẩn bị tốt nhất cho kì thi tốt nghiệp THPT sắp tới. Tài liệu tuyển tập các bài văn nghị luận xã hội hay nhất, có dàn ý chi tiết cho từng bài hứa hẹn sẽ là nguồn tham khảo hữu ích phục vụ học tập. Mời các em tham khảo nội dung từng bài văn chi tiết ở Menu bên trái đối với PC và Menu ở trên đối với Mobile.
2. Cách làm bài văn nghị luận xã hội lớp 12
Cách làm bài văn nghị luận xã hội lớp 12 tuy đã được nhắc nhiều trong các tài liệu tham khảo. Tuy nhiên không phải tài liệu nào cũng hướng dẫn các em thật chi tiết, thật tỉ mỉ. Với dạng đề nghị luận xã hội các vấn đề tổng hợp không hề dễ, các em sẽ cần phải vận dụng kiến thức của hai mảng đời sống và văn học khi làm bài. Điều này đỏi hỏi kĩ năng biết phân tích, đánh giá vấn đề sắc bén của các em. Dưới đây, eLib sẽ hướng chi tiết cho các em cách triển khái một bài viết nghị luận xã hội hay.
2.1. Kiểu văn nghị luận xã hội về một tư tưởng, đạo lý
- Mở bài
- Dẫn dắt, giới thiệu tư tưởng, đạo lý cần bàn luận.
- Mở ra hướng giải quyết vấn đề.
-Thân bài
+ Giải thích tư tưởng, đạo lý cần bàn luận.
- Lưu ý: khi giải thích cần bám sát tư tưởng, đạo lý mà đề yêu cầu, tránh suy diễn chủ quan, tùy tiện.
- Chỉ giải thích những từ ngữ, hình ảnh còn ẩn ý, chưa rõ nghĩa.
- Phải đi từ yếu tố nhỏ đến yếu tố lớn, giải thích từ ngữ, hình ảnh trước rồi mới khái quát ý nghĩa toàn bộ tư tưởng đạo lý mà đề yêu cầu.
+ Bàn luận tư tưởng, đạo lý mà đề yêu cầu.
- Bàn luận về mức độ đúng đắn, chính xác, sâu sắc của tư tưởng mà đạo lý yêu cầu. Lưu ý: phân tích, chia tách tư tưởng đạo lý thành các khía cạnh để xem xét, đánh giá; dùng lý lẽ, lập luận và dẫn chứng để chứng minh tính đúng đắn, đồng thời bác bỏ những quan niệm sai lệch có liên quan đến tư tưởng, đạo lý; khi bàn luận, đánh giá cần thận trọng, khách quan, có căn cứ vững chắc.
- Bàn luận về mức độ đầy đủ, toàn diện của tư tưởng đạo lý mà đề yêu cầu.
- Lưu ý: người viết nên tự đặt ra và trả lời câu hỏi; tư tưởng, đạo lý ấy đầy đủ, toàn diện hay chưa, có cần bổ sung thêm điều gì không? Người viết cần lật đi lật lại vấn đề, xem xét từ nhiều góc độ, nhiều quan hệ để đánh giá, bổ sung cho hợp lý, chính xác. Người viết cần có bản lĩnh, lập trường, tư tưởng vững vàng, cần có suy nghĩ riêng, dám đưa ra chính kiến riêng, miễn là có lý, có tính thần xây dựng và phù hợp với đạo lý.
+ Rút ra bài học nhận thức và hành động trong cuộc sống. Khi đưa ra bài học nhận thức, hành động cần lưu ý:
- Bài học phải được rút ra từ chính tư tưởng đạo lý mà đề yêu cầu, phải hướng tới tuổi trẻ, phù hợp và thiết thực với tuổi trẻ, tránh chung chung, trừu tượng.
- Nên rút ra hai bài học, một về nhận thức, một về hành động.
- Bài học cần được nêu chân thành, giản dị, tránh hô khẩu hiệu.
- Kết bài:
- Đánh giá ngắn gọn, khái quát về tư tưởng, đạo lý đã bàn luận.
- Phát triển, liên tưởng, mở rộng, nâng cao vấn đề.
2.2. Kiểu văn nghị luận xã hội về một hiện tượng đời sống
- Mở bài:
- Giới thiệu về vấn đề, hiện tượng cần bàn luận.
- Mở ra hướng giải quyết vấn đề cần bàn trong bài, thường là trình bày suy nghĩ.
-Thân bài
+ Giải thích hiện tượng đời sống.
- Khi giải thích cần lưu ý:
- Bám sát hiện tượng đời sống mà đề yêu cầu, tránh suy diễn chủ quan, tùy tiện.
- Làm nổi bật được các vấn đề cần bàn bạc trong bài.
+ Bàn luận về hiện tượng đời sống.
- Phân tích các mặt, các biểu hiện của sự việc, hiện tượng đời sống cần bàn luận, lí giải mặt tích cực cũng như hạn,chế của sự vật, hiện tượng. Bày tỏ thái độ đồng tình, biểu dương hay lên án.
- Chỉ ra nguyên nhân của sự việc, hiện tượng ấy, nêu phương hướng khắc phục, mặt tiêu cực, phát huy tính tích cực của sự vật, hiện tượng.
+ Rút ra bài học nhận thức và hành động.
- Liên hệ với bản thân và thực tế đời sống, rút ra bài học nhận thức và hành động.
- Kết bài:
- Đánh giá chung về sự vật, hiện tượng đời sống đã bàn luận.
- Phát triển, mở rộng, nâng cao vấn đề.
Đối với một vấn đề nghị luận đặt ra trong tác phẩm văn học cần triển khai dàn ý như sau:
- Mở bài:
- Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề xã hội đặt ra trong các tác phẩm văn học cần bàn luận.
- Mở ra hướng giải quyết vấn đề.
- Thân bài
+ Vài nét về tác giả và tác phẩm: Giới thiệu ngắn gọn tác giả, tác phẩm có vấn đề nghị luận
+ Nêu vấn đề được đặt ra trong tác phấm văn học:
- Vận dụng kĩ năng đọc-hiểu văn bản để trả lời câu hỏi: vấn đề đó là gì, được thể hiện như thế nào trong tác phẩm?
- Cần nhớ, tác phẩm văn học chí là cái cơ để nhân đó mà bàn bạc, nghị luận về vấn đề xã hội. Không nên đi sâu vào phân tích tác phẩm mà chủ yếu rút ra vấn đề xã hội, ý nghĩa của vấn đề cần bàn bạc.
+ Từ vấn đề xã hội được rút ra, người viết tiến hành làm bài nghị luận xã hội, nêu những suy nghĩ của bản thân về vấn đề xã hội ấy:
- Vấn đề được yêu cầu bàn luận ở đây cũng là vấn đề xã hội mà nhà văn đặt ra trong tác phẩm văn học, có thể là 1 tư tưởng đạo lý, có thể là một hiện tượng đời sống.
- Người viết cần nắm vững cách thức làm bài văn nghị luận xã hội.
+ Rút ra bài học nhận thức và hành động trong cuộc sống.
- Khi đưa ra nhận thức, hành động cần lưu ý:
- Bài học phải được rút kinh nghiệm từ chính vấn đề xã hội được đặt ra trong tác phẩm mà đề yêu cầu. Phải hướng tới tuổi trẻ, phù hợp và thiết thực, tránh chung chung, trừu tượng.
- Nên rút ra hai bài học, một về nhận thức và một về hành động.
- Bài học cần được nêu chân thành, giản dị, tránh hô khẩu hiệu.
- Kết bài
- Đánh giá ngắn gọn, khái quát về vấn đề xã hội đã bàn luận.
- Phát triển, liên tưởng, mở rộng, nâng cao vấn đề.
3. Những lưu ý trong cách làm bài văn nghị luận xã hội lớp 12
Nghị luận xã hội là hướng tới bàn bạc, phân tích những mối liên hệ của con người trong đời sống thực. Mục đích cuối cùng của đề văn này là mang tác động tích cực đến con người cũng như mối quan hệ của chúng ta với nhau. Vì thế, các em cần lưu ý:
- Để làm được một bài văn nghị luận xã hội nhanh, chính xác nhất, đòi hỏi học sinh có những hiểu biết nhất định về các vấn dề thời sự, chính trị-xã hội nóng bỏng của đất nước, đặc biệt là các vấn đề đang được đưa ra bàn luận. Vì thế, học sinh nên tích lũy kiến thức qua báo đài, sách vở, mạng xã hội.
- Thường xuyên tăng cường vốn hiểu biết về đời sống, các vấn đề đang được dư luận quan tâm, bàn luận.
- Nên tạo thói quen ghi chép những sữ kiện xã hội diễn ra xung quanh để nâng cao vốn tri thức cho bản thân.
- Đọc thêm nhiều bài luận, phóng sự, phóng sự điều tra để học cách lập luận.
- Học cách hệ thống, đối chiếu các quan điểm khác nhau trên cùng một hệ quy chiếu hoặc khác hệ quy chiếu. Học cách bày tỏ quan điểm cá nhân thuyết phục.
4. Bí quyết làm bài văn nghị luận xã hội lớp 12 đạt điểm cao
4.1. Phân loại dạng đề
Trong nghị luận xã hội có 2 dạng đề, thứ nhất là nghị luận về một tư tưởng, đạo lý và thứ 2 là nghị luận về một hiện tượng đời sống.
- Nghị luận về một tư tưởng, đạo lý thường là những châm ngôn, quan điểm của các nhân vật lỗi lạc với mục đích hướng học sinh đưa ra quan điểm đúng đắn về những giá trị đạo đức tốt đẹp như uống nước nhớ nguồn, ăn quả kẻ nhớ quả trồng cây…
- Còn hiện tượng đời sống chính là những vấn đề nóng, những vấn đề bức xúc trong xã hội hiện nay, gần gũi với giới trẻ như gian lận trong thi cử, học sinh vượt đèn đỏ, hay bạo lực học đường… Để làm tốt dạng bài này, học sinh phải có nhiều hiểu biết về kiến thức xã hội thì bài văn mới hay và có sức thuyết phục.
Vì sự khác nhau đó nên học sinh cần xác định đúng dạng bài để có hướng giải quyết vấn đề tốt hơn.
4.2. Đảm bảo bố cục rõ ràng
Dù là bài văn thuộc dạng nào thì chúng ta cũng phải chia bố cục rõ ràng, đây không chỉ là vấn đề về hình thức mà nó còn là vấn đề về nội dung. Một bài văn với bố cục rõ ràng chứng tỏ người viết có tư duy logic và giúp bài văn mạch lạc, đồng thời đảm bảo được đầy đủ các phần của một bài văn như: dẫn dắt vấn đề, giải quyết vấn đề và kết thúc vấn đề.
4.3. Cần có những nhận xét, đánh giá của bản thân về vấn đề
Như đã nói về mục đích của hai dạng bài ở trên, nghị luận xã hội chính là cơ hội để học sinh thể hiện quan điểm của mình. Vì vậy, bài văn nào có càng nhiều những góc nhìn đa chiều về vấn đề kèm những dẫn chứng thuyết phục thì càng được điểm cao. Để có thể làm tốt phần này và tránh có những cái nhìn sai lệch về vấn đề được nghị luận thì học sinh cần tham khảo thật nhiều thông tin qua sách, báo, tivi, internet để lấy tư liệu làm nhé!
4.4. Triển khai bài làm cụ thể
- Nghị luận về tư tưởng, đạo lý: Đầu tiên, các em cần dẫn dắt, giới thiệu tư tưởng, đạo lí cần bàn luận cũng như mở ra hướng giải quyết vấn đề ở mở bài. Trong thân bài, hãy cắt nghĩa các từ khóa rồi mới khái quát ý nghĩa của toàn bộ tư tưởng, đạo lí mà đề yêu cầu. Sau đó, tập trung vào bàn luận tư tưởng, đạo lí đó như mức độ đúng đắn, chính xác, sâu sắc, toàn diện, đầy đủ… Đồng thời, cũng cần đưa ra những dẫn chứng thuyết phục để chứng minh quan điểm của mình. Tiếp theo, rút ra bài học nhận thức và hành động trong cuộc sống. Kết bài, học sinh nên đánh giá ngắn gọn, khái quát về tư tưởng, đạo lí đã bàn luận.
- Nghị luận về một hiện tượng đời sống: Giống với dạng bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí, mở bài về một hiện tượng đời sống cần nêu được hiện tượng cần bàn luận và hướng giải quyết. Phần thân bài, học sinh giải thích hiện tượng đời sống, nêu các biểu hiện của hiện tượng đó trong thực tế cuộc sống xã hội, lí giải nguyên nhân và đánh giá hiện tượng… Rút ra bài học về nhận thức và hành động cũng là một ý rất quan trọng, không thể thiếu của thân bài. Cuối cùng, đánh giá chung về vấn đề cần nghị luận ở kết bài.
Tham khảo thêm
- docx
Chỉ có vào đại học thì cuộc đời mới có tương lai
- docx
Giáo dục là vũ khí mạnh nhất mà người ta có thể sử dụng để thay đổi thế giới
- docx
Nghị luận thói vô trách nhiệm
- docx
Nghị luận Đừng sống bằng những thói quen hãy sống bằng trải nghiệm
- pdf
Nghị luận tư tưởng đạo lí về ý nghĩa tình yêu và trách nhiệm giá trị của tuổi trẻ
- docx
Nghị luận tình trạng học lệch của học sinh hiện nay
- docx
Nghị luận về tư tưởng đạo lí Sống đẹp đâu phải là những từ trống rỗng
- docx
Nghị luận tầm quan trọng của việc học
- docx
Nghị luận về một câu triết học: Mỗi con vật sinh ra đều là tất cả những gì nó có
- docx
Nghị luận về tình yêu của giới trẻ hiện nay