Giải bài tập SBT Địa lí 6 Bài 10: Cấu tạo bên trong của Trái Đất
Nội dung hướng dẫn Giải bài tập SBT Địa lí 6 Bài 10 dưới đây sẽ giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện tốt kiến thức về Cấu tạo bên trong của Trái Đất. Mời các em cùng theo dõi.
Mục lục nội dung
I - Dành cho học sinh đại trà
A - Câu hỏi, bài tập tự luận
1. Giải bài 1 trang 35 SBT Địa lí 6
Dựa vào hình 10, hãy cho biết:
a) Cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm mấy lớp. Kể tên và nêu độ dày của từng lớp.
b) Trạng thái từng lớp như thế nào (rắn chắc, quánh, dẻo, lỏng...). Lớp nào có vai trò quan trọng nhất.
Phương pháp giải
Dựa vào hình đã cho để xác định:
- Các lớp cấu tạo của Trái Đất
- Trạng thái từng lớp
Gợi ý trả lời
a) Trái Đất cấu tạo gồm 3 lớp:
- Lớp vỏ Trái Đất: độ dày từ 5 km đến 70 km.
- Lớp trung gian: độ dày gần 3000 km.
- Lõi Trái Đất: độ dày trên 3000 km.
b)- Trạng thái từng lớp:
+ Lớp vỏ Trái Đất: trạng thái rắn chắc.
+ Lớp trung gian: trạng thái từ quánh dẻo đến lỏng.
+ Lớp lõi Trái Đất: trạng thái lỏng ở ngoài, rắn ở trong.
- Vỏ trái đất có vai trò quan trọng nhất vì là nơi tồn tại của các thành phần tự nhiên như không khí, nước, sinh vật... và là nơi sinh sống của con người
2. Giải bài 2 trang 36 SBT Địa lí 6
Hãy cho biết: ở chỗ tiếp xúc giữa hai địa mảng khi nào hình thành dãy núi ngầm dưới đại dương, khi nào hình thành núi.
Phương pháp giải
Dựa vào sự dịch chuyển của các đia mảng để xác định điều kiện để ở chỗ tiếp xúc giữa hai địa mảng hình thành:
- Dãy núi ngầm dưới đại dương
- Núi.
Gợi ý trả lời
- Nếu hai mảng địa hình tách xa nhau, ở chỗ tiếp xúc của chúng vật chất dưới sâu trào lên hình thành dãy núi ngầm dưới đại dương.
- Nếu hai mảng địa hình xô vào nhau thì ở chỗ tiếp xúc giữa chúng, đá sẽ bị nén ép, nhô lên thành núi.
B - Câu hỏi trắc nghiệm
1. Giải bài 1 trang 36 SBT Địa lí 6
Đánh dấu x vào ô trống thể hiện ý em cho là đúng nhất
Vỏ Trái Đất chỉ chiếm có 1% khối lượng của Trái Đất nhưng lại rất quan trọng vì nó là nơi tồn tại của các thành phần tự nhiên khác nhau như:
Phương pháp giải
Để chọn đáp án đúng cần nắm được các thành phần tự nhiên của vỏ Trái Đất: không khí, nước, sinh vật,...
Gợi ý trả lời
II - Dành cho học sinh khá, giỏi
A - Câu hỏi, bài tập tự luận
1. Giải bài 1 trang 37 SBT Địa lí 6
Quan sát hình 27 trong SGK Địa lí 6, hãy cho biết:
a) Địa mảng nào tách xa địa mảng Âu – Á ở phía Tây.
b) Về phía Nam, địa máng Âu – Á xô vào những địa mảng nào.
c) Về phía Đông, địa mảng Âu – Á xô vào những địa mảng nào.
Phương pháp giải
Dựa vào các địa mảng của lớp vỏ đã cho để xác định:
- Địa mảng tách xa địa mảng Âu-Á ở phía Tây
- Địa mảng bị địa mảng Âu-Á xô vào về phía nam
- Địa mảng bị địa mảng Âu-Á xô vào về phía đông
Gợi ý trả lời
- Địa mảng tách xa địa mảng Âu-Á ở phía Tây: Mảng Bắc Mĩ.
- Về phía Nam, địa mảng Âu-Á xô vào những địa mảng: Mảng Phi, một mảng nhỏ và mảng Ấn Độ.
- Về phía Đông, địa mảng Âu-Á xô vào những địa mảng: Mảng Thái Bình Dương và một mảng nhỏ.
2. Giải bài 2 trang 37 SBT Địa lí 6
Dựa vào trạng thái cấu tạo bên trong của Trái Đất và sự vận động tự quay của Trái Đất.
Hãy giải thích tại sao Trái Đất hình khối cầu lại có 2 đầu hơi dẹt (bán kính ở Xích Đạo 6 378 km, ở cực là 6 358 km, hay chu vi ở Xích đạo là 40 075 km, ở cực là 40 008 km).
Phương pháp giải
Để giải thích Trái Đất hình khối cầu lại có 2 đầu hơi dẹt cần dựa vào:
- Cấu tạo của Trái Đất
- Ảnh hưởng của vận tốc tự quay của Trái Đất ở xích đạo
Gợi ý trả lời
- Do Trái Đất cấu tạo từ các mảng gần kề nhau (lớp đất đá mềm) dưới áp lực của khí quyển tác dụng nên nó tạo nên hình dạng hoàn chỉnh là hình cầu.
- Do ảnh hưởng của vận tốc tự quay của Trái Đất ở xích đạo có đường kính lớn hơn so với đường kính đi qua hai cực làm Trái Đất phình ra ở Xích đạo. Hay nói cách khác, hình dạng của Trái Đất rất gần với hình phỏng cầu là hình cầu bị nén dọc theo hướng từ địa cực tới chỗ phình ra ở Xích đạo.
B - Câu hỏi trắc nghiệm
1. Giải bài 1 trang 37 SBT Địa lí 6
Cho biết câu dưới đây đúng hay sai
Nếu hai địa mảng tách xa nhau, ở chỗ tiếp xúc của chúng vật chất dưới sau sẽ trào lên hình thành núi, đồng thời ở đó cũng sinh ra hiện tượng núi lửa phun và động đất.
Phương pháp giải
Cần nắm được hiện tượng ở chỗ tiếp xúc nếu hai địa mảng tách xa nhau để xác định nhận xét trên đúng hay sai.
Gợi ý trả lời
Nếu hai địa mảng tách xa nhau, ở chỗ tiếp xúc của chúng vật chất dưới sâu sẽ trào lên hình thành núi, đồng thời ở đó cũng sinh ra hiện tượng núi lửa phun và động đất - Sai.
Chọn: Sai
Tham khảo thêm
- doc Giải bài tập SBT Địa lí 6 Bài 1: Vị trí, hình dạng và kích thước của Trái Đất
- doc Giải bài tập SBT Địa lí 6 Bài 3: Tỉ lệ bản đồ
- doc Giải bài tập SBT Địa lí 6 Bài 4: Phương hướng trên bản đồ. Kinh độ, vĩ độ và tọa độ địa lí
- doc Giải bài tập SBT Địa lí 6 Bài 5: Kí hiệu bản đồ. Cách biểu hiện địa hình trên bản đồ
- doc Giải bài tập SBT Địa lí 6 Bài 7: Sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất và các hệ quả
- doc Giải bài tập SBT Địa lí 6 Bài 8: Sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời
- doc Giải bài tập SBT Địa lí 6 Bài 9: Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa
- doc Giải bài tập SBT Địa lí 6 Bài 11: Thực hành: Sự phân bố các lụa địa và đại dương trên bề mặt TĐ