Giải bài tập SBT Địa lí 6 Bài 5: Kí hiệu bản đồ. Cách biểu hiện địa hình trên bản đồ
Hướng dẫn trả lời câu hỏi trong SBT Địa lí 6 Bài 5: Kí hiệu bản đồ, cách biểu hiện địa hình trên bản đồ được eLib biên soạn và tổng hợp dưới đây, mời các bạn tham khảo.
Mục lục nội dung
1. Giải bài 1 trang 20 SBT Địa lí 6
2. Giải bài 2 trang 20 SBT Địa lí 6
3. Giải bài 3 trang 21 SBT Địa lí 6
4. Giải bài 4 trang 21 SBT Địa lí 6
1. Giải bài 1 trang 21 SBT Địa lí 6
2. Giải bài 2 trang 21 SBT Địa lí 6
II - Dành cho học sinh khá, giỏi
1. Giải bài 1 trang 22 SBT Địa lí 6
2. Giải bài 2 trang 22 SBT Địa lí 6
I - Dành cho học sinh đại trà
A - Câu hỏi, bài tập tự luận
1. Giải bài 1 trang 20 SBT Địa lí 6
Dựa vào hình 14 và 15 trong SGK, hãy:
- Kể tên 3 loại kí hiệu thường dùng.
- Kể tên 3 dạng kí hiệu chủ yếu.
Phương pháp giải
Dựa vào các kí hiệu và các dạng kí hiệu được cho để xác định:
- 3 loại kí hiệu thường dùng.
- 3 dạng kí hiệu chủ yếu.
Gợi ý trả lời
Dựa vào hình 14 và 15 trong SGK, ta có :
- 3 loại kí hiệu thường dùng là:
+ Kí hiệu điểm ( sân bay, cảng biển...)
+ Kí hiệu đường ( ranh giới quốc gia, tỉnh...)
+ Kí hiệu diện tích ( vùng trồng lúa, trồng cây công nghiệp...)
- 3 dạng kí hiệu chủ yếu là:
+ Kí hiệu chữ
+ Kí hiệu tượng hình
+ Kí hiệu hình học
2. Giải bài 2 trang 20 SBT Địa lí 6
Dựa vào bảng chú giải (hình 5-1), hãy kể tên:
- Những đối tượng địa lí được biểu hiện bằng kí hiệu điểm.
- Những đối tượng địa lí được biểu hiện bằng kí hiệu đường.
- Những đối tượng địa lí được biểu hiện bằng kí hiệu diện tích.
Phương pháp giải
Dựa vào kí hiệu và chú giải đã cho để xác định đối tượng biểu hiện bằng:
- Kí hiệu điểm.
- Kí hiệu đường.
- Kí hiệu diện tích.
Gợi ý trả lời
- Những đối tượng địa lí được biểu hiện bằng kí hiệu điểm:
+ Cảng biển, sân bay, lúa, lạc, mía, cà phê, cao su, quế, trâu bò, lợn, thiếc, sắt, mangan, crom, cơ khí, vật liệu xây dựng, chế biến lâm sản.
- Những đối tượng địa lí được biểu hiện bằng kí hiệu đường.
+ Ranh giới quốc gia, đường sắt, sông.
- Những đối tượng địa lí được biểu hiện bằng kí hiệu diện tích.
+ Bãi tôm, bãi cá.
3. Giải bài 3 trang 21 SBT Địa lí 6
Hãy kể 2 cách biểu hiện địa hình trên bản đồ.
Phương pháp giải
Cần nắm được các cách biểu hiện địa hình trên bản đồ:
- Sử dụng thang màu
- Sử dụng đường đồng mức
Gợi ý trả lời
Cách biểu hiện địa hình trên bản đồ là:
- Biểu hiện độ cao địa hình bằng thang màu hay đường đồng mức.
- Quy ước trong các bản đồ giáo khoa địa hình Việt Nam.
+ Từ 0m - 200m màu xanh lá cây
+ Từ 200m - 500m màu vàng hay hồng nhạt.
+ Từ 500m - 1000m màu đỏ
+ Từ 2000m trở lên màu nâu,...
4. Giải bài 4 trang 21 SBT Địa lí 6
Hãy cho biết:
- Các đường đồng mức càng gần nhau thì độ dốc của địa hình sẽ như thế nào.
- Các đường đồng mức càng xa nhau thì độ dốc của địa hình sẽ như thế nào.
Phương pháp giải
Để trả lời câu hỏi cần ghi nhớ:
- Đường đồng mức là đường nối những điểm có cùng độ cao.
- Các đường đồng mức càng gần nhau thì địa hình càng dốc và ngược lại.
Gợi ý trả lời
- Các đường đồng mức càng gần nhau thì độ dốc của địa hình càng lớn.
- Các đường đồng mức càng xa nhau thì độ dốc của địa hình càng nhỏ.
B - Câu hỏi trắc nghiệm
1. Giải bài 1 trang 21 SBT Địa lí 6
Hãy đánh dấu x vào ô trống thể hiện ý em cho là đúng:
Kí hiệu nào sau đây là dạng kí hiệu tượng hình?
Phương pháp giải
Để chọn đáp án đúng cần nắm được:
Kí hiệu cảng biển là hình mỏ neo.
Gợi ý trả lời
2. Giải bài 2 trang 21 SBT Địa lí 6
Cho biết câu dưới đây đúng hay sai.
Các đường đồng mức càng gần nhau thì địa hình càng thoải.
Phương pháp giải
Để chọn đáp án đúng cần ghi nhớ:
Các đường đồng mức càng gần nhau thì địa hình càng dốc.
Gợi ý trả lời
Các đường đồng mức càng gần nhau thì địa hình càng thoải.
→ Sai.
II - Dành cho học sinh khá, giỏi
A - Câu hỏi, bài tập tự luận
1. Giải bài 1 trang 22 SBT Địa lí 6
Dựa vào bảng chú giải (hình 5.1) hãy cho biết:
- Những đối tượng địa lí nào được biểu hiện bằng dạng kí hiệu hình học.
- Những đối tượng địa lí nào được biểu hiện bằng dạng kí hiệu chữ.
- Những đối tượng địa lí nào được biểu hiện bằng dạng kí hiệu tượng hình?
Phương pháp giải
Dựa vào kiến thức về các dạng kí hiệu của các đối tượng địa lí để xác định đối tượng:
- Biểu hiện bằng dạng kí hiệu hình học.
- Biểu hiện bằng dạng kí hiệu chữ.
- Biểu hiện bằng dạng kí hiệu tượng hình
Gợi ý trả lời
+ Thiếc, sắt, mangan, crom.
- Những đối tượng địa lí được biểu hiện bằng dạng kí hiệu chữ:
+ Cơ khí, vật liệu xấy dựng, chế biến lâm sản
- Những đối tượng địa lí được biểu hiện bằng dạng kí hiệu tượng hình:
+ Ranh giới quốc gia, đường sắt, đường ô tô, sông, bãi tôm, bãi cá, lúa, lạc, mía, cà phê, cao su, quế, trâu bò, lợn.
2. Giải bài 2 trang 22 SBT Địa lí 6
Dựa vào bản đồ hình 8 trang 13 SGK, hãy cho biết ở bản đồ có những dạng kí hiệu gì; được bản đồ biểu hiện các loại đối tượng nào?
Phương pháp giải
Dựa vào các kí hiệu được chho trên bản đồ để xác định:
- Dạng kí hiệu gì
- Loại đối tượng nào
Gợi ý trả lời
- Kí hiệu chữ kết hợp hình học, được dùng biểu hiện các bệnh viện, khách sạn, chợ cửa hàng.
- Kí hiệu tượng hình, dùng để biểu hiện nhà thờ, câu lạc bộ, đường một chiều.
B - Câu hỏi trắc nghiệm
1. Giải bài 1 trang 22 SBT Địa lí 6
Cho biết câu dưới đây đúng hay sai
Kí hiệu than có hình vuông màu đen trên bản đồ là dạng kí hiệu tượng hình.
Phương pháp giải
Cần xác định dạng kí hiệu của than có hình vuông màu đen trên bản đồ để chọn đáp án đúng.
Gợi ý trả lời
Kí hiệu than có hình vuông màu đen trên bản đồ là dạng kí hiệu tượng hình.
→ Sai.
2. Giải bài 2 trang 23 SBT Địa lí 6
Đánh dấu x vào ô trống thể hiện ý em cho là đúng
Để thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ người ta thường dùng 3 loại kí hiệu dưới đây:
Phương pháp giải
Để thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ người ta thường dùng 3 loại kí hiệu:
- Kí hiệu điểm
- Kí hiệu đường
- Kí hiệu diện tich
Gợi ý trả lời
Tham khảo thêm
- doc Giải bài tập SBT Địa lí 6 Bài 1: Vị trí, hình dạng và kích thước của Trái Đất
- doc Giải bài tập SBT Địa lí 6 Bài 3: Tỉ lệ bản đồ
- doc Giải bài tập SBT Địa lí 6 Bài 4: Phương hướng trên bản đồ. Kinh độ, vĩ độ và tọa độ địa lí
- doc Giải bài tập SBT Địa lí 6 Bài 7: Sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất và các hệ quả
- doc Giải bài tập SBT Địa lí 6 Bài 8: Sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời
- doc Giải bài tập SBT Địa lí 6 Bài 9: Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa
- doc Giải bài tập SBT Địa lí 6 Bài 10: Cấu tạo bên trong của Trái Đất
- doc Giải bài tập SBT Địa lí 6 Bài 11: Thực hành: Sự phân bố các lụa địa và đại dương trên bề mặt TĐ