Giải bài tập SGK Địa lí 7 Bài 41: Thiên nhiên Trung và Nam Mĩ

Mời các em cùng eLib củng cố kiến thức và rèn luyện các kỹ năng làm bài về Thiên nhiên Trung và Nam Mĩ với tài liệu Giải bài tập SGK Địa lí 7 Bài 41. Nội dung chi tiết tham khảo tại đây!

Giải bài tập SGK Địa lí 7 Bài 41: Thiên nhiên Trung và Nam Mĩ

1. Giải bài 1 trang 127 SGK Địa lí 7

Quan sát hình 41.1, nêu đặc điểm địa hình của lục địa Nam Mĩ.

Phương pháp giải

Dựa vào lược đồ tự nhiên Trung và Nam Mĩ để trình bày đặc điểm địa hình:

- Phía Tây: cao nguyên đồ sộ, cảnh quan thay đổi từ Bắc xuống Nam

- Ở giữa: địa hình rộng lớn, cảnh quan chủ yếu là rừng rậm

- Phía đông: sơn nguyên, cảnh quan chủ yếu rừng rậm nhiệt đới ẩm

Gợi ý trả lời

Cấu trúc địa hình của Nam Mĩ có 3 phần:

- Phía Tây:

+ Cao nguyên đồ sộ nhất châu Mĩ, cao trung bình từ 3000 – 5000m, nhiều núi xen kẽ cao nguyên và thung lũng.

+ Cảnh quan thay đổi từ Bắc xuống Nam, từ thấp lên cao rất phức tạp.

- Ở giữa:

+ Địa hình rộng lớn gồm đồng bằng Ô ri no co, Amazon, Pampa, Laplata

+ Cảnh quan chủ yếu là rừng rậm bao phủ, là vựa lúa và vùng chăn nuôi lớn của Nam Mĩ.

- Phía Đông:

+ Gồm sơn nguyên Guyana, Brazin hình thành lâu đời, bị bào mòn cắt xẻ mạnh.

+ Cảnh quan chủ yếu là rừng rậm nhiệt đới ẩm.

2. Giải bài 2 trang 127 SGK Địa lí 7

So sánh đặc điểm địa hình Nam Mĩ với đặc điểm địa hình Bắc Mĩ.

Phương pháp giải

Căn cứ vào đặc điểm địa hình Nam Mĩ và Bắc Mĩ để chỉ ra:

- Giống nhau: có cấu trúc địa hình đơn giả

- Khác nhau:

+ Bắc Mĩ phía đông là núi già; Nam Mĩ phía đông là cao nguyên.

+ Hệ thống Coóc-đi-e chiếm 1/2 lục địa Bắc Mĩ nhưng hệ thống An-đét chỉ chiếm phần nhỏ diện tích Nam Mĩ.

+ Đặc điểm đồng bằng

Gợi ý trả lời

– Giống nhau : Nam Mĩ và Bắc Mĩ có cấu trúc địa hình đơn giản: phía tây là núi trẻ, đồng bằng ở giữa và phía đông là cao nguyên hoặc núi thấp.

– Khác nhau :

+ Bắc Mĩ có núi già A-pa-lat ở phía đông, trong khi ở Nam Mĩ là các cao nguyên.

+ Hệ thống Cooc-đi-e của Bắc Mĩ là hệ thống núi và sơn nguyên chiếm gần một nửa lục địa Bắc Mĩ trongg khi ở Nam Mĩ hệ thống An-đét cao và đồ sộ hơn, nhưng chiếm tỉ lệ diện tích không đáng kể so với hệ thống Cooc-đi-e ở Bắc Mĩ.

+ Đồng bằng trung tâm Bắc Mĩ là đồng bằng cao ở phía bắc, thấp dần về phía nam.

+ Đồng bằng trung tâm Nam Mĩ là một chuỗi các đông bằng nối với nhau từ đồng bằng Ô-ri-nô-cô đến đồng bằng A-ma-dôn và đồng bằng Pam-pa. Tất cả đều là đồng bằng thấp, chỉ trừ phía nam đòng bằng Pam-pa cao lên thành một cao nguyên.

Ngày:16/10/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM