Giải bài tập SGK Địa lí 7 Bài 47: Châu Nam Cực - châu lục lạnh nhất thế giới
Nội dung hướng dẫn Giải bài tập SGK Địa lí 7 Bài 47 dưới đây sẽ giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện tốt kiến thức về Châu Nam Cực - châu lục lạnh nhất thế giới. Mời các em cùng theo dõi.
Mục lục nội dung
1. Giải bài 1 trang 143 SGK Địa lí 7
Nêu những đặc điểm tự nhiên của châu Nam Cực.
Phương pháp giải
Để trình bày đặc điểm tự nhiên của châu Nam Cực, ta dựa vào các yếu tố:
- Khí hậu: giá lạnh khắc nghiệt
- Địa hình: Băng tuyết bao phủ quanh năm
- Sinh vật: thực vật không tồn tại, động vật chịu lạnh
- Khoáng sản: giàu than đá, sắt, đồng,...
Gợi ý trả lời
- Khí hậu:
+ Rất giá lạnh – "cực lạnh" của thế giới. Nhiệt độ quanh năm dưới – 10oC
+ Gió bão nhiều và mạnh nhất thế giới.
- Địa hình:
+ Toàn bộ lục địa bị băng phủ, tạo thành các cao nguyên băng khổng lồ.
+ Là vùng khí áp cao; gió từ trung tâm lục địa tỏa ra theo hướng ngược chiều kim đồng hồ, với vận tốc thường trên 69km/h. Là nơi có gió bão nhiều nhất thế giới.
- Sinh vật:
+ Thực vật không thể tồn tại.
+ Động vật: chim cánh cụt, hải cẩu, hải báo và các loài chim biển, cá voi.
- Khoáng sản: giàu than đá, sắt, đồng,...
2. Giải bài 2 trang 143 SGK Địa lí 7
Tại sao châu Nam Cực là hoang mạc lạnh mà vùng ven bờ và trên các đảo vẫn có những loài động vật sinh sống?
Phương pháp giải
Để giải thích tại sao vẫn có những loài động vật sinh sống ở châu Nam Cực, ta dựa vào:
- Nguồn thức ăn
- Cấu trúc cơ thể thích nghi được với cái lạnh của băng giá
- Vùng ven bờ ấm hơn trong nội địa
Gợi ý trả lời
Ở vùng ven bờ và trên các đảo vẫn có những loài động vật sinh sống vì:
- Có nguồn thức ăn như: cá, tôm và phù du sinh vật khá dồi dào.
- Các loài động vật sinh sống tại đây cũng có cấu trúc cơ thể thích nghi được với cái lạnh của băng giá: chim cánh cụt, hải cẩu và hải báo có lớp mỡ dày tác dụng giữ nhiệt tốt.
- Vùng ven bờ ấm hơn trong nội địa.
Tham khảo thêm