Giải bài tập SGK Lịch sử 6 Bài 11: Những chuyển biến về xã hội
Nhằm giúp các em học tốt môn Lịch sử 6, eLib đã biên soạn và tổng hợp nội dung giải bài tập SGK trang 35 bên dưới đây. Tài liệu này sẽ cung cấp cho các em những kiến thức bài chuyển biến về xã hội thông qua 3 bài tập có hướng dẫn giải chi tiết. Mời các em cùng tham khảo!
Mục lục nội dung
1. Giải bài 1 trang 35 SGK Lịch sử 6
Em hãy điểm lại các chuyển biến chính về mặt xã hội.
Phương pháp giải
Dựa vào kiến thức cả bài để trả lời.
- Hình thành phân công xã hội
- Chế độ mẫu hệ
- Phân hóa xã hội
Hướng dẫn giải
Các biến chuyển chính về mặt xã hội:
- Sự phân công lao động được hình thành.
- Hình thành hàng loạt làng, bản (chiềng, chạ) và bộ lạc.
- Chế độ phụ hệ dần dần thay thế chế độ mẫu hệ.
- Bắt đầu có sự phân hóa giàu - nghèo.
2. Giải bài 2 trang 35 SGK Lịch sử 6
Hãy nêu những nét mới về tình hình kinh tế xã hội của cư dân Lạc Việt.
Phương pháp giải
Từ các kiến thức đã học và dựa vào kiến thức bài 10, 11 để nhận xét, đánh giá.
- Tình hình kinh tế: công cụ sản xuất, nghề lúa nước phát triển
- Tình hình xã hội: phân công lao động, phân chia xã hội...
Hướng dẫn giải
* Những nét mới về tình hình kinh tế:
- Công cụ sản xuất, đồ đựng, đồ trang sức đều phát triển hơn.
- Đồ đồng gần như thay thế đồ đá.
- Thuật luyện kim, nghề nông trồng lúa nước ra đời.
* Những nét mới về tình hình xã hội:
- Sự phân công lao động được hình thành.
- Hình thành hàng loạt làng, bản (chiềng, chạ) và bộ lạc.
- Chế độ phụ hệ dần dần thay thế cho chế độ mẫu hệ.
- Bắt đầu có sự phân chia giàu - nghèo.
3. Giải bài 3 trang 35 SGK Lịch sử 6
Hãy nêu những dẫn chứng nói lên trình độ phát triển của nền sản xuất thời văn hóa Đông Sơn.
Phương pháp giải
Dựa vào nội dung kiến thức được trình bày ở SGK Lịch sử 6 trang 34, 35 để trả lời.
Đồ đồng thay thế đồ đá
Một số hình ảnh sản xuất thời văn hóa Đông Sơn.
Hướng dẫn giải
Những dẫn chứng nói lên trình độ phát triển của nền sản xuất thời văn hóa Đông Sơn:
- Đồ đồng gần như thay thế đồ đá.
- Các nhà khảo cổ đã tìm thấy hàng loạt công cụ, vũ khí đồng như lưỡi cày, lưỡi rìu, lưỡi giáo, mũi tên,… có hình dáng và trang trí hoa văn giống nhau ở nhiều nơi trên đất Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, nhất là ở vùng đồng bằng sông Hồng, sông Mã, sông Cả.
Tham khảo thêm
- doc Giải bài tập SGK Lịch sử 6 Bài 10: Những chuyển biến trong đời sống kinh tế
- doc Giải bài tập SGK Lịch sử 6 Bài 12: Nước Văn Lang
- doc Giải bài tập SGK Lịch sử 6 Bài 13: Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang
- doc Giải bài tập SGK Lịch sử 6 Bài 14: Nước Âu Lạc
- doc Giải bài tập SGK Lịch sử 6 Bài 15: Nước Âu Lạc (tiếp)
- doc Giải bài tập SGK Lịch sử 6 Bài 16: Ôn tập chương I và II