Giải bài tập SGK Lịch sử 6 Bài 24: Nước Cham-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X

Tài liệu hướng dẫn giải bài tập SGK môn Lịch sử 6 trang 69 được eLib biên soạn và tổng hợp dưới đây sẽ giúp các em hệ thống lại toàn bộ kiến thức bài 24 thông qua 2 phần phương pháp và hướng dẫn giải. Các em có thể vừa làm bài vừa đối chiếu với đáp án để có phương pháp điều chỉnh hợp lí. Mời các em cùng tham khảo!

Giải bài tập SGK Lịch sử 6 Bài 24: Nước Cham-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X

1. Giải bài 1 trang 69 SGK Lịch Sử 6

Nước Cham-pa được thành lập và phát triển như thế nào?

Phương pháp giải

Từ hiểu biết của bản thân và dựa vào kiến thức bài 23 SGK Lịch sử 6 để trả lời.

Hướng dẫn giải

* Sự thành lập:

- Năm 192 - 193, dưới sự lãnh đạo của Khu Liên nhân dân Tượng Lâm nổi dậy giành độc lập. Khu Liên tự xưng làm vua, đặt tên nước là Lâm Ấp.

* Sự phát triển:

- Về phạm vi lãnh thổ: Các vua Lâm Ấp đã hợp nhất bộ lạc Dừa và Cau ở phía Nam, tấn công các nước láng giềng, mở rộng lãnh thổ. Phía Bắc đến Hoành Sơn (huyện Tây Quyển), phía Nam đến Phan Rang.

- Về kinh tế:

+ Nông nghiệp: phát triển. Sử dụng công cụ sắt, sức kéo của trâu bò, trồng lúa một năm hai vụ, trồng các loại cây ăn quả, cây công nghiệp,…

+ Thủ công nghiệp: nghề làm gốm khá phát triển.

+ Thương nghiệp: Có sự giao lưu, buôn bán với các nước láng giềng.

- Về văn hoá: có chữ viết riêng, sáng tạo ra một nền nghệ thuật đặc sắc, tiêu biểu là các tháp Chăm, đền, tượng, các bức chạm nổi,…

2. Giải bài 2 trang 69 SGK Lịch Sử 6

Nêu những thành tựu về kinh tế và văn hóa của Cham-pa.

Phương pháp giải

Dựa hiểu biết của bản thân và kiến thức bài 23 SGK Lịch sử 6 để trả lời.

Hướng dẫn giải

* Kinh tế: đạt trình độ ngang với các nước xung quanh:

- Nông nghiệp:

+ Biết sử dụng công cụ bằng sắt, dùng sức kéo của trâu bò, biết làm ruộng bậc thang và xe guồng nước.

+ Trồng lúa một năm hai vụ, trồng các loại cây ăn quả, cây công nghiệp.

+ Nghề khai thác lâm thổ sản (trầm hương, ngà voi,…) và đánh bắt cá phát triển.

- Thủ công nghiệp: nghề làm gốm khá phát triển.

- Thương nghiệp: Có sự giao lưu, buôn bán với các nước láng giềng.

* Văn hóa:

- Chữ viết: người Chăm đã có chữ viết riêng (từ thế kỉ IV).

- Tôn giáo: Người Chăm theo đạo Bà La Môn và đạo Phật.

- Phong tục, tập quán: ở nhà sàn, ăn trầu cau, tục hỏa táng người chết, bỏ tro vào bình hoặc vò gốm rồi ném xuống sông hay biển.

- Nghệ thuật: người Chăm đã sáng tạo ra một nền nghệ thuật đặc sắc, tiêu biểu là các tháp Chăm, đền, tượng, các bức chạm nổi,…

Ngày:22/09/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM