Giải bài tập SGK Lịch sử 6 Bài 8: Thời nguyên thủy trên đất nước ta
Nội dung giải bài tập 1,2 trang 25 SGK môn Lịch sử 6 được biên soạn và tổng hợp dưới đây gồm đầy đủ phương pháp và lời giải chi tiết sẽ giúp các em ôn tập và củng cố kiến thức một cách hiệu quả. Mời các em cùng tham khảo!
Mục lục nội dung
1. Giải bài 1 trang 25 SGK Lịch sử 6
Em hãy hệ thống các giai đoạn phát triển của thời nguyên thủy ở nước ta.
Phương dẫn giải
Từ các kiến thức đã học và dựa vào nội dung chính ở SGK Lịch sử 6 trang 22 - 24 để trả lời.
Phân tích so sánh người tối cổ và tinh khôn theo mẫu
- Thời gian, niên đại
- Địa điểm chính
- Công cụ
Hướng dẫn giải
* Người tối cổ
- Thời gian: Cách ngày nay 40 - 30 vạn năm.
- Địa điểm: Hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn), núi Đọ, Quan Yên (Thanh Hóa), Xuân Lộc (Đồng Nai),…
- Công cụ: Công cụ được ghè đẽo thô sơ, không có hình thù rõ ràng.
* Người tinh khôn
- Thời gian: Cách ngày nay 3 - 2 vạn năm.
- Địa điểm: Mái đá Ngườm (Thái Nguyên), Sơn Vi (Phú Thọ) và nhiều nơi khác thuộc Sơn La, Bắc Giang, Thanh Hóa, Nghệ An,…
- Công cụ: Rìu bằng hòn cuội, được ghè đẽo thô sơ, có hình thù rõ ràng.
* Người tinh khôn trong giai đoạn phát triển
- Thời gian: Cách ngày nay 12.000 - 4.000 năm.
- Địa điểm: Hoà Bình, Bắc Sơn (Lạng Sơn), Quỳnh Văn (Nghệ An), Hạ Long (Quảng Ninh), Bàu Tró (Quảng Bình).
- Công cụ: Công cụ đá, họ đã biết mài ở lưỡi cho sắc, rìu sắt, rìu ngắn, rìu có vai, công cụ bằng xương, bằng sừng, đồ gốm, lưỡi cuốc đá.
2. Giải bài 2 trang 25 SGK Lịch sử 6
Giải thích sự tiến bộ của rìu mài lưỡi so với rìu ghè đẽo.
Phương dẫn giải
Dựa vào những nội dung chính được trình bày ở SGK Lịch sử 6 trang 23, 24, suy luận để trả lời.
Dựa vào một số công cụ sản xuất để giải thích như: chế tạo ra rìu mài
Hướng dẫn giải
Do đầu óc Người tinh khôn tiến bộ hơn, họ thấy rằng cần phải cải tiến công cụ lao động mài cho sắc để dễ làm hơn.
→ Nhờ đó, lao động có hiệu quả hơn, tìm ra nhiều thức ăn hơn so với rìu ghè đẽo, đảm bảo cho sự tồn tại của cuộc sống của họ.