Phân tích nhân vật ông giáo trong truyện ngắn Lão Hạc - Nam Cao
Nam Cao là một cây bút truyện ngắn hiện thực tài giỏi, chủ đề xoay xung quanh truyện ngắn của ông trước cách mạng tháng Tám là những người nông dân nghèo. Điển hình là tác phẩm "Lão Hạc" đã làm nên thành công trong sự nghiệp sáng tác của Nam Cao. Trong truyện "Lão Hạc" ngoài nhân vật chính là Lão Hạc còn có nhân vật ông giáo, nhân vật này đã góp phần làm nổi bật nhân vật trung tâm trong truyện. Mời các em tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây.
Mục lục nội dung
1. Viết một đoạn văn ngắn cảm nhận về nhân vật ông giáo trong truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao
Truyện ngắn Lão Hạc là một trong những tác phẩm tiêu biểu trong sự nghiệp sáng tác của Nam Cao, truyện ngắn thể hiện sâu sắc được tình cảnh đáng thương của những người nông dân nghèo trước cách mạng tháng Tám. Nhân vật trung tâm của tác phẩm chính là nhân vật Lão Hạc. Để làm nổi bật lên nhân vật Lão Hạc, nhà văn Nam Cao đã dựng lên một nhân vật tư tưởng, nhân vật thể hiện được tuyên ngôn của nhà văn về sự sống, về số phận của con người: nhân vật ông giáo. Nhân vật ông giáo trong truyện ngắn lão Hạc là người bạn thân nhất, người mà Lão Hạc tin tưởng nhất để chia sẻ những suy nghĩ, tâm sự của mình. Mặt khác, ông giáo cũng đóng vai trò là người kể chuyện về cuộc đời và số phận bi thảm của lão Hạc. Lúc mơi nghe tin lão Hạc bán chó ông giáo cho rằng con chó chỉ là con vật vô tri vô giác, bán hay không cũng không thể thay đổi được gì. Không như những cuốn sách của ông, nó là sản phẩm của sáng tạo, của trí tuệ nên rất đáng trân trọng. Và sâu trong suy nghĩ của mình, ông giáo cho rằng con chó của lão Hạc không thấm vào đâu so với những quyển sách của mình: “ lão quý con chó vàng của lão đã thấm vào đâu với tôi quý năm quyển sách của tôi…” Nhưng về sau chính sự đồng cảm của ông giáo khiến cho ông phát hiện ra một sự thật đau lòng, nghiệt ngã ở đời khi nghe người vợ nói những lời không hay về lão Hạc. Lời của ông giáo cũng là nội dung tư tưởng mà Nam Cao muốn thể hiện qua tác phẩm: “Chao ôi, đối với những người quanh ta nếu ta không cố mà hiểu họ thì chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi…toàn những cớ để ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương”.
2. Phân tích nhân vật ông giáo trong tác phẩm “Lão Hạc” của Nam Cao
Nam Cao là cây bút truyện ngắn hiện thực năng lực, tài giỏi. Truyện của ông gắn liền với nông dân, làng quê. Đề tài này dường như trở thành quen thuộc với các tác phẩm của ông. "Lão Hạc" cũng là một trong số những truyện ngắn nổi bật của ông có đề tài về người nông dân. Trong truyện ngắn không chỉ nhớ đến nhân vật trung tâm là Lão Hạc mà còn nổi bật hình ảnh ông giáo - người bạn, người hàng xóm của lão.
Trong truyện, nhân vật ông giáo là hàng xóm của lão Hạc. Đây là nhân vật làm nghề dạy học, một nghề cao quý, đối với thời đấy là một nghề thanh danh, được nhiều người kính nể. Ông sống gần gũi, thân tình với lão Hạc, được lão Hạc trân trọng và tin tưởng. Trong mối quan hệ với lão Hạc nhân vật chính của truyện thì ông giáo là người biết thấu hiểu, đồng cảm sâu sắc, xót xa với lão Hạc. Điều ấy được Nam Cao khắc hoạ tài tình qua nhiều chi tiết. Lão Hạc thường qua nhà ông giáo chơi, trò chuyện : sẻ chia giãi bày mọi chuyện trong nhà những băn khoăn nỗi niềm tâm trạng về cậu con trai, con chó Vàng, những khó khăn trong cuộc sống nỗi niềm nhớ thương con, những tính toán sane xuất rồi việc nhà,... Ông giáo đều nghe, thấu hiểu và thương cho từng hoàn cảnh của Lão Hạc bởi vậy mà ông luôn chăm chú nghe và thâm tâm luôn trào niềm thương cảm.
Ông giáo lắng nghe tất cả chuyện của lão ,từ chuyện nhỏ đến to, đến cả những việc chẳng mấy quan trọng hay có ý nghĩa. Chuyện con Vàng bữa ăn như thế nào, chuyện con Vàng thông minh, gần gũi như người bạn,... Hơn một ai trong làng ấy, chỉ có ông giáo hiểu sâu sắc hoàn cảnh của lão Hạc. Ông hiểu lão Hạc chỉ có con Vàng làm banh vì vợ mất sớm, con trai vì phẫn quất không lấy được vợ mà bỏ đi đồn điền cao su. Ông giáo cũng là người hiểu rõ tâm tư tình cảm những nỗi đau niềm yêu thương, tấm lòng nhân hậu, lương thiện của một lão nông nhân hậu, một người cha thương con. Khi lão Hạc báo tin bán chó. Ông giáo ngạc nhiên và thấy đáng thương cho lão Hạc. Nhìn giọt nước mắt của lão mà ông giáo thương cảm vô vàn. Ông băn khoăn khi lão Hạc gửi hết tiền cho mình. Vẫn lặng lẽ quan sát thấy lão Hạc vất vả, khó nhọc kiếm được gì ăn nấy, muốn giúp đỡ mà cũng bất lực vì hoàn cảnh của mình cũng khó như lão.
Cho dù nhiều bảo lão Hạc gàn dở nhưng ông giáo một lòng trân trọng vì ông biết lão Hạc chết vì quyết giữ vườn cho con. Ông giáo nhận ra nét đẹp trong con người lão Hạc Đức hi sinh cao cả của người cha, lòng tự trọng đẹp đẽ của con người. Tuổi tác, nghề nghiệp, vị trí xã hội khác nhau nhưng không ngăn cách hai tâm hồn. Ông giáo và lão Hạc vẫn thân thiết, tin tưởng và thấu hiểu nhau. Từ đó ta thấy ông giáo là người có trái tim nhân hậu, yêu thương con người, đặc biệt với những người nghèo đói, khó khăn. Trước cái chết của lão Hạc, ông giáo từng buồn bã thất vọng vì nghĩ lão Hạc đã mất đi tấm lòng trong sáng. Nhưng chứng kiến cái chết ăn bả chó của lão để giữ tấ Nhân vật ông giáo tuy không phải nhân vật trung tâm nhưng luôn gắn bó chặt chẽ với nhân vật chính như một người bạn, tri kỉ, chứng kiến và kể lí chân thật câu chuyện.
Trong truyện "Lão Hạc", ông giáo vừa là nhân vật, vừa là người dẫn chuyện. Không phải là nhân vật trung tâm, nhưng sự hiện diện của ông giáo đã làm cho "Bức tranh quê' ngày xa xưa ấy thêm sáng tỏ. Nhân vật ông giáo là chiếc gương soi sáng cuộc đời và tâm hồn lão Hạc, đã góp phần tô đậm giá trị nhân đạo của truyện ngắn đặc sắc này.
3. Cảm nhận của em về nhân vật ông giáo trong tác phẩm “Lão Hạc” của Nam Cao
Trở đi trở lại trong sáng tác của nhà văn Nam Cao là hình ảnh người nông dân và người trí thức. Họ là nơi để nhà vãn kí thác những quan điểm về nghệ thuật và cuộc đời, nơi nhà văn bộc lộ tâm sự của mình. Người trí thức trong sáng tác của ông là những nạn nhân đáng thương của hoàn cảnh sống đầy nghiệt ngã. Những kiếp đời mòn mỏi, sống mòn, sống thừa, bị áo cơm ghì sát đất. Đau khổ hơn, họ lại là người trí thức – người luôn ý thức được những nỗi khổ đau của mình trước cuộc đời. Nhân vật ông giáo trong truyện ngắn Lão Hạc của nhà văn Nam Cao là một con người như vậy.
Ông giáo trong truyện ngắn Lão Hạc được nhà văn giao cho rất nhiều trọng trách. Nhân vật này đứng hàng thứ hai sau nhân vật lão Hạc, vừa như người chứng kiến vừa như người tham gia vào câu chuyện của nhân vật chính, vừa đóng vai trò dẫn dắt câu chuyện vừa trực tiếp bày tỏ thái độ, tình cảm, tâm trạng của bản thân. Đó cũng là chỗ gần gũi và khác cách kể chuyện trong tiểu thuyết – tự truyện Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng.
Ông giáo cũng là một con người có hoàn cảnh sống đầy những khó khăn. Tuổi trẻ ông đã từng đi nhiều nơi, vào tận Sài Gòn với những niềm tin và bao khát khao cao đẹp. Một con người như thế rồi cũng bị ném trả lại vùng nông thôn nghèo khổ, nơi hi vọng bị diệt trừ và lí tưởng chỉ là giấc mộng mãi không thành. Những cuốn sách mà ông đã nâng niu quý trọng “mỗi lần mở một quyển ra, chưa kịp đọc dòng nào, tôi đã thấy bừng lên trong lòng tôi như một rạng đông, cái hình ảnh tuổi hai mươi trong trẻo, biết yêu và biết ghét…”, rồi cũng phải tự tay mình bán đi vì con ốm, vì đã cùng đường đất sinh nhai. Đọc những trang vãn của Nam Cao, mặc dù nhà văn không hề miêu tả kĩ cuộc sống của ông giáo nơi quê nhà nhưng tôi cứ có cảm giác một nỗi buồn man mác bao phủ lên cảnh sống của ông.
Ông giáo là một nhân vật giàu lòng yêu thương. Có lẽ chính những điều đó là chỗ gần gũi làm cho ông và lão Hạc xích lại gần nhau hơn. Ông giáo tỏ ra cảm thông, thương xót cho hoàn cảnh của lão Hạc – người láng giềng già, tốt bụng, tìm cách an ủi, giúp đỡ lão. Nhất là từ khi thằng con lão Hạc đi xa và khi lão bán cậu Vàng thì ông giáo dường nhự là chỗ dựa tinh thần, nơi duy nhất để lão Hạc bộc bạch tâm sự của mình. Khi lão Hạc bán cậu Vàng, sang nhà ông giáo vói tâm trạng tột cùng đau khổ, thì ông giáo đã ở bên, động viên lão với tấm lòng cảm thông rất mực chân thành. Khi lão Hạc bòn mót tất cả để gửi gắm lại phần để dành cho con, phần để dành lo cho hậu sự của mình, trong khi lão càng ngày càng rơi vào cảnh sống đói khổ, thì ông giáo là người duy nhất hiểu lão : “Tôi giấu giếm vợ, thỉnh thoảng giúp ngấm ngầm lão Hạc”. Người hàng xóm tốt bụng và giàu tình thương của lão Hạc khiến ta xúc động và trân trọng, đó là một nhân cách cao cả.
Cũng giống như biết bao nhân vật người trí thức trong sáng tác của Nam Cao, họ đều là những con người đáng thương. Nếu là một người nông dân bình thường thì cái đói, cái nghèo có lẽ là nỗi khổ duy nhất và lớn nhất. Nhưng với những người trí thức của Nam Cao, họ còn phải gánh trên vai cả nỗi khổ về tinh thần. Những con người có học thức ấy luôn bị dày vò, luôn phải trăn trở trong nghĩ suy. Đi hết câu chuyện, ta nhận ra ông giáo là người luôn phải chứng kiến nỗi đau của người khác. Nhìn xung quanh cuộc sống mình không có lấy một niềm vui, một ánh sáng của sự sống. Cuộc đời bi thương, bất hạnh của gia đình lão Hạc, cách nghĩ của chính vợ ông… khiến ông đau xót thốt lên : “Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn”. Là người giàu lòng yêu thương nhưng ông cũng bất lực trước hoàn cảnh của người khác. Lão Hạc luôn bên ông, luôn chia sẻ với ông tâm sự những suy ngẫm về cuộc đời nhưng rồi, ông giáo có giữ nổi lão Hạc ở lại cõi đời này đâu. Kết thúc, lão vẫn chết một cách thê thảm, đáng thương. Vợ ông giáo có cái nhìn lệch lạc về lão Hạc nhưng ông cũng chỉ ngậm ngùi “bởi thị khổ quá rồi, có bao giờ thị nhìn thấy nỗi khổ của người khác đâu”. Ta thấy ông giáo là một nhân vật vừa đáng thương vừa đáng trọng.
Những triết lí ông rút ra về nỗi buồn trước cuộc đời và con người đã tạo cho ông một tiếng nói riêng trong truyện. “Chao ôi ! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi,… toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn ; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương ; không bao giờ ta thương…”. Ông giáo không chỉ tỏ ra rất hiểu vì sao mà vợ ông lại không chịu giúp lão Hạc và cảm thông với những nỗi khổ của thị. Ông giáo chỉ buồn mà không nỡ giận và còn nhắc nhở mình phải cố tìm hiểu họ, đồng cảm với họ. Mặt khác, ông còn buồn vì thấy lão Hạc gần như làm ngơ trước sự giúp đỡ của ông làm cho hai người dần xa nhau. Nhưng khi biết lão Hạc xin bả chó của Binh Tư, nghe câu nói đầy mỉa mai của y dành cho lão Hạc thì ông càng buồn hơn. Ông cảm thấy thất vọng trước sự thay đổi cách sống do không chịu đựng được đói khổ, “túng ăn vụng, đói làm càn” của một người vốn có bản tính trong sạch, giàu lòng tự trọng như lão Hạc. ông giáo buồn vì bản năng đã chiến thắng nhân tính mất rồi ! Nhưng sau cái chết bất ngờ và bi thảm của lão, tâm trạng của ông lại biến chuyển, có thêm những suy nghĩ khác. Trước hết ông thấy cuộc đời không thật đáng buồn vì vẫn có những cái chết mang tinh thần hi sinh đầy cao đẹp như của lão Hạc. Cái chết ấy cho thấy nhân tính đã chiến thắng, lòng tự trọng vẫn giữ chân con người trước bờ vực của sự tha hoá. Ông giáo ngỡ ngàng nhận thấy : “nhưng cuộc đời lại dáng buồn theo ruột nghĩa khác” là ở chỗ, những người tốt như lão Hạc, đáng thương, đáng thông cảm như thê nhưng cuối cùng vẫn hoàn toàn bế tắc, hoàn toàn vô vọng, vẫn phải tìm đến cái chết như là cứu cánh duy nhất, như là sự giải thoát lự nguyện và bất đắc dĩ. Và càng đáng buồn hơn vì không phải ai cũng hiếu hết ý nghĩa cái chết của lão. Tâm trạng của ông giáo chứa chan một tình yêu thương và lòng nhân ái sâu sắc nhưng cũng thâm trầm với giọng điệu buồn và bi quan. Chỉ còn dó một chút niềm an ủi với vong linh người vừa chết kia là ông giáo cố gắng giữ trọn lời hứa, giữ trọn mảnh vườn để có dịp gặp và trao tận tay người con trai lão Hạc.
Có một điều không phải dễ dàng bạn đọc nào cũng nhận ra rạng : người đau khổ nhất truyện chưa hẳn đã là những con người nhỏ bé, bất lực như lão Hạc, con lão Hạc, Binh Tư,… mà lại là ông giáo – con người biết tất cả mọi nỗi đau của mọi kiếp người mà đành bất lực “ngậm đau khổ để gửi vào im lặng”.
Xây dựng nhân vật ông giáo, Nam Cao như muốn tặng cho lão Hạc một người bạn để an ủi, sẻ chia nhưng cũng với nhân vật này, nhà văn muốn bày tỏ quan điểm, suy ngẫm về kiếp người và cuộc đời. Ta như bắt gặp hình bóng của Nam Cao trong ông giáo. Những nét tương đồng giữa nhân vật này và nhà văn như một lời tâm sự chân thành mà tác giả gửi vào trang viết. Văn là người. Một trái tim ấm nóng tình nhân đạo, lòng yêu thương với con người cứ bùng lên mãnh liệt trong trang viết của Nam Cao. Có thể không thể thay đổi cuộc đời của những người trí thức trong sáng tác của mình nhưng ta vẫn tin rằng dù cuộc đời có nghiệt ngã đến đâu thì họ vẫn giữ dược những nét nhân cách đáng trọng của mình.
Tham khảo thêm
- docx Phân tích diễn biến tâm trạng Lão Hạc khi bán con chó vàng trong truyện ngắn Lão Hạc
- docx Phân tích giá trị nhân đạo trong truyện ngắn Lão Hạc - Nam Cao
- docx Suy nghĩ của em về tình cảnh người nông dân trong truyện ngắn Lão Hạc - Nam Cao
- docx Phân tích nhân vật nhân vật lão Hạc trong tác phẩm Lão Hạc - Nam Cao
- docx Tổng hợp mở bài tác phẩm Lão Hạc - Nam Cao
- docx Tổng hợp kết bài hay tác phẩm Lão Hạc - Nam Cao
- docx Phân tích truyện ngắn Lão Hạc - Nam Cao
- docx Cảm nhận về nhân vật cậu vàng trong truyện ngắn Lão Hạc - Nam Cao