Tổng hợp kết bài hay tác phẩm Trong lòng mẹ - Nguyên Hồng

Kết bài là tóm tắt lại vấn đề đã được đặt ra ở mở bài và phát triển ở thân bài, đồng thời mở ra hướng suy nghĩ mới, tình cảm mới cho người đọc. Phần kết bài có nhiệm vụ tổng kết, đánh giá vấn đề đặt ra ở mở bài và đã giải quyết ở thân bài. Phần này góp phần tạo tính hoàn chỉnh, trọn vẹn cho bài văn. Để có được một kết bài hay khi phân tích tác phẩm Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng. eLib mời các em tham khảo một số kết bài dưới đây nhé. Chúc các em học tập tốt.

Tổng hợp kết bài hay tác phẩm Trong lòng mẹ - Nguyên Hồng

1. Kết bài 1

Chỉ với một phần trích ngắn ngủi nhưng cũng đủ để người đọc cảm nhận được tình cảm mẫu tử thiêng liêng, sâu sắc mà bé Hồng dành cho mẹ. Không chỉ vậy tác phẩm còn thể hiện niềm cảm thông, lên án những hủ tục phong kiến đã đẩy người phụ nữ vào con đường bất hạnh, cùng cực.

2. Kết bài 2

Ta xúc động biết bao nhiêu trước khoảnh khắc hồi hộp lo lắng của cậu bé khi sợ mình nhận nhầm mẹ. Linh cảm và tình yêu dành cho mẹ đã không đánh lừa cậu, để đền đáp lại là cảm giác của đứa con trong lòng mẹ - cảm giác được chở che, bảo bọc, được thương yêu, an ủi. Hình ảnh mẹ qua những trang viết của nhà văn thật tươi tắn sinh động, là sự diệu kỳ giúp cậu bé vượt lên nỗi cay đắng của những ngày xa mẹ. Mỗi khi đứng trước mẹ, có lẽ mỗi một người trong chúng ta cũng sẽ cảm nhận được tình me giống như cậu bé Hồng: “Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi thì tôi oà lên khóc rồi cứ thế nức nở”. Không khóc sao được, khi những uất ức nén nhịn có dịp bùng phát, khi cậu bé có được cảm giác an toàn và được chở che trong vòng tay mẹ. Thật đẹp khi chúng ta đọc những câu văn, tràn trề cảm giác hạnh phúc:“Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy mẹ có một êm dịu vô cùng”. Mẹ đã trở về cùng đứa con thân yêu, để cậu bé được thoả lòng mong nhớ và khát khao bé nhỏ của mình. Có lẽ không cần phải bình luận thêm nhiều.

3. Kết bài 3

Như vậy, chỉ với một đoạn trích ngắn, ta có thể cảm nhận tình mẫu tử thiêng liêng của cậu bé Hồng và người mẹ tội nghiệp. Còn gì cao quý, thiêng liêng hơn nỗi xúc động nghẹn ngào ấy và người đọc dường như đã rớt nước mắt trên trang sách của Nguyên Hồng. Để qua đấy, nhà văn muốn nói với chúng ta rằng: ai hạnh phúc khi đang còn mẹ, được mẹ bảo bọc yêu thương hãy trân trọng và giữ gìn nó. Đó chính là hạnh phúc lớn lao mà cũng bình dị, gần gũi ngay đây.

4. Kết bài 4

Và thật đẹp khi chúng ta đọc những câu văn, tràn trề cảm giác hạnh phúc: “Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy mẹ có một êm dịu vô cùng”. Mẹ đã trở về cùng đứa con thân yêu, để cậu bé được thoả lòng mong nhớ và khát khao bé nhỏ của mình. Có lẽ không cần phải bình luận thêm nhiều.

5. Kết bài 5

Bằng cách viết nhẹ nhàng và sâu lắng, cách diễn tả tâm lý cực kỳ sâu sắc và hơn hết bằng tình yêu thương vô bờ bến Nguyên Hồng đã khiến người đọc “ôm tim mình” mà khóc. “Trong lòng mẹ” luôn để lại trong lòng người những rung động ngọt ngào và chân thành nhất.

Ngày:31/10/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM