Trong bài học này các em được tổng kết lại kiến thức sinh học cơ thể người ở lớp 8, hệ thống hoá lí thuyết và liên hệ vào thực tiễn. Hình thành cho các em logic mạch kiến thức sinh học để nhớ và vận vận dụng.
Qua nội dung Bài 65: Đại dịch AIDS - thảm hoạ của loài người giúp các em tìm hiểu khái quát về AIDS/HIV, mối tai họa đại dịch AIDS thảm họa của con người, đồng thời giáo dục ý thức phòng tránh lây nhiễm HIV/AIDS.
Qua nội dung Bài 64: Các bệnh lây truyền qua đường sinh dục các em được tìm hiểu về nguyên nhân phát sinh bệnh, tác hại, con đường đi của bệnh và biểu hiện bệnh của các bệnh lây truyền qua đường sinh dục. Từ đó giáo dục ý thức giữ gìn về sinh chăm sóc sức khỏe cá nhân.
Trong xã hội hiện nay, những tệ nạn làm cho cuộc sống của con người không lành mạnh, một phần trong số dó là do thiếu hiểu biết dẫn tới có những trường hợp mang thai ở tuổi vị thành niên. Tuy nhiên, Khoa học đã nghiên cứu và đề ra các biện phát phòng tránh thai hữu hiệu, và giáo dục ý thức sức khỏe sinh sản ở lứa tuổi học sinh nhằm giúp gia đình và xã hội ngày càng phát triển bền vững, tránh đi những trường hợp đáng tiếc. Vậy để các em có thể hiểu rõ hơn một phần. Mời các em cùng tìm hiểu nội dung Bài 63: Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai.
Sau khi tìm hiểu xong cấu tạo cơ quan sinh dục nam chúng ta tiếp tục tìm hiểu về đặc điểm cấu tạo, vai trò chức năng các cơ quan sinh dục nữ, những đặc điểm sinh lý của cơ quan sinh dục nữ tù đó hình thành ý thức chăm sóc bảo vệ sức khỏe bản thân và mọi người xung quanh. mời các em tìm hiểu Bài 61: Cơ quan sinh dục nữ.
Qua nội dung Bài 60: Cơ quan sinh dục nam các em được tìm hiểu về các bộ phận của cơ quan sinh dục nam, cấu tạo, chức năng của tinh hoàn và tinh trùng, đặc điểm của tinh trùng. Mời các em tìm hiểu bài học.
Cũng như hệ thần kinh trong hoạt động nội tiết cũng có thể tự điều hòa để đảm bảo lượng hoocmon tiết ra vừa đủ nhờ vào các thông tin ngược. Nếu thiếu thông tin này sẽ dẫn đến sự rối loạn trong hoạt động nội tiết, dẫn đến tình trạng bệnh lý. Bài học này sẽ giúp các em tìm hiểu sự điều hòa phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết.
Qua nội dung Bài 58: Tuyến sinh dục các em được tìm hiểu về cấu tạo tuyến sinh dục ở nam và nữ. Sự thay đổi cơ thể khi lớn lên đến giai đoạn dậy thì, sự tác động của các hooc môn sinh dục thay đổi bên trong và bên ngoài cơ thể người. Mời các em cùng tìm hiểu nội dung bài.
Qua nội dung Bài 57: Tuyến tụy và tuyến trên thận giúp các em tìm hiểu về cấu tạo và vai trò của Tuyến tuy, Tuyến trên thận, ngoài ra nắm được một số bệnh tác hại đến Tuyến tụy và tuyến trên thận. Từ đó giáo dục các em biết cách chăm sóc sức khỏe hệ nội tiết của bản thân.
Qua nội dung Bài 56: Tuyến yên và Tuyến giáp Các em được tìm hiểu về tuyến yên và tuyên giáp. Đặc điểm tuyến yên, tuyến giáp. Phân biệt hai tuyến. Mời các em ,tìm hiểu nội dung bài học.
Qua nội dung Bài 55: Giới thiệu chung hệ nội tiết các em được tìm hiểu về đặc điểm của tuyến nội tiết. Phân biệt tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết, Khái niệm hoocmon, tính chất của hoocmon. Mời các em cùng tìm hiểu nội dung bài học.
Qua nội dung Bài 54: Vệ sinh hệ thần kinh học sinh được tìm hiểu ý nghĩa của giấc ngủ đối với sức khỏe, các hoạt động lao động và nghỉ ngơi hợp lí, để chăm sóc sức khỏe bản thân. Đồng thời hiểu được việc không lạm dụng các chất kích thích và ức chế đối với hệ thần kinh. Mời các em cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
Qua nội dung Bài 53: Hoạt động thần kinh cấp cao ở người các em được tìm hiểu về sự thành lập và ức chế các phản xạ có điều kiện ở con người, vai trò của tiếng nói và chữ viết đối với con người. Hiểu được tư duy trừu tượng và vai trò của tiếng nói và chữ viết đối với tư duy trừu tượng.
Qua nội dung Bài 52: Phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện giúp các em tìm hiểu nội dung về cơ chế phản xạ ở người. Phân biệt được phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện. Sự hình thành phản xạ có điều kiện và So sánh các tính chất của phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện. Mời các em cùng tìm hiểu.
Qua nội dung Bài 51: Cơ quan phân tích thính giác giúp các em được tìm hiểu về cấu tạo của cơ quan thính giác thích nghi với vai trò thu nhận thông tin, cơ chế thu nhận thông tin ở người. Và các biện pháp giữ gìn vệ sinh tai. Nhờ đó rèn luyện ý thức giữ vệ sinh tai, chăm sóc sức khỏe bản thân và mọi người.
Qua nội dung Bài 50: Vệ sinh mắt các em được tìm hiểu về các tật và bệnh về mắt, nguyên nhân và cách khắc phục các tật và bệnh về mắt. Từ đó giáo dục các em ý thức giữ gìn vệ sinh và chăm sóc sức khỏe bản thân cũng như sức khỏe cộng đồng.
Nhờ các giác quan chùng ta nhận biết và phản ứng lại các tác động của môi trường. Cơ quan phân tích thị giác giúp ta nhìn thấy xung quanh, vậy nó có cấu tạo như thế nào? Cơ chế nào giúp ta nhìn thấy vật? Mời các em cùng tìm hiểu nội dung Bài 49: Cơ quan phân tích thị giác để trả lời các câu hỏi trên.
Qua nội dung Bài 48: Hệ thần kinh sinh dưỡng các em được tìm hiểu về cung phản xạ sinh dưỡng, cấu tạo của hệ thần kinh sinh dưỡng, Phân biệt được sự khác nhau giữa cung phản xạ vận động và cung phản xạ sinh dưỡng, ngoài ra nắm được chức năng của hệ thần kinh sinh dưỡng.
Khi não bị tổn thương hoặc bị máu chèn ép làm ảnh hưởng đến chức năng của não trong đó trực tiếp bị làm ảnh hưởng là đại não. Vậy đại não có cấu tạo như thế nào, chức năng của đại não là gì, chúng ta sẽ được tìm hiểu trong bài này: Đại não
Tiếp theo tủy sống là não bộ, Quan nội dung Bài 46: Trụ não, tiểu não, não trung gian này các em sẽ được tìm hiểu các kiến thức về não bộ, vị trí, cấu tạo và chức năng các thành phần của não bộ, từ dưới lên bao gồm trụ não, tiểu não, não trung gian, đại não.