Sinh học 8 Bài 47: Đại não
Khi não bị tổn thương hoặc bị máu chèn ép làm ảnh hưởng đến chức năng của não trong đó trực tiếp bị làm ảnh hưởng là đại não. Vậy đại não có cấu tạo như thế nào, chức năng của đại não là gì, chúng ta sẽ được tìm hiểu trong bài này: Đại não
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Cấu tạo của đại não
- Đại não ở người rất phát triển, che lấp cả não trung gian và não giữa.
a. Cấu tạo ngoài
- Bề mặt của đại não được phủ bởi một lớp chất xám làm thành vỏ não. Bể mặt của đại não có nhiều nếp gấp, đó là các chất xám và khe và rãnh. Làm tăng diện tích bề mặt vỏ não (nơi chứa thân của các nơron) lên tới 2300 - 2500cm2. Hơn 2/3 bề mặt của vỏ não nằm trong các khe và rãnh, vỏ não chỉ dày khoảng 2 -3 mm, gồm 6 lớp, chủ yếu là các tế bào hình tháp.
b. Cấu tạo trong
- Các rãnh chia mỗi nửa đại não thành các thuỳ. Rãnh đỉnh ngăn cách thuỳ trán và thuỳ đỉnh, rãnh thái dương ngăn cách thuỳ trán và thùy đỉnh với thuỳ thái dương. Trong các thuỳ, các khe đã tạo thành các hổi hay khúc cuộn não.
+ Chất xám : tạo thành vỏ não, dày khoảng 2-3mm, là trung khu của các PXCĐK
+ Chất trắng là các đường thần kinh
- Nối các vùng vỏ não.
- Nối hai nửa đại não.
- Nối giữa vỏ não với các phần dưới của não với tủy sống.
- Dưới võ não là chất tráng, trong đó chứa các nhân nền (nhân dưới vỏ).
1.2. Sự phân vùng chức năng của đại não
- Các khe và rãnh chia não thành các thùy và các hồi não, trong đó có các vùng cảm giác, vùng vận động, đặc biệt là vùng vận động ngôn ngữ và vùng hiểu tiếng nói và chữ viết.
1 - Vùng thị giác
3 - Vùng cảm giác
4 - Vùng vận động
5 - Vùng vận động ngôn ngữ (nói và viết)
6 - Vùng hiểu tiếng nói
7 - Vùng hiểu chữ viết
8 - Vùng vị giác
12 - Vùng thính giác
2. Bài tập minh họa
Bài 1: Vì sao con người có thể sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp?
A. Não bộ người có vùng vận động ngôn ngữ và vùng hiểu tiếng nói, chữ viết.
B. Cơ mặt người tiến hóa hoạt động linh hoạt
C. Do đặc tính của bộ linh trưởng
D. Não bộ người có đủ vùng vận động và vùng cảm giác
Hướng dẫn giải:
- Chọn đáp án: A
- Giải thích: Ở người xuất hiện các vùng vận động ngôn ngữ và vùng hiểu ngôn ngữ cho phép con người thực hiện hoạt động phức tạp là nói và viết.
Bài 2: Nhận định nào sau đây đúng?
A. Rãnh thái dương ngăn cách thùy trán và thùy đỉnh.
B. Rãnh thái dương ngăn cách thùy đỉnh và thùy chẩm.
C. Rãnh thái dương ngăn 2 thùy đỉnh và trán với thùy thái dương.
D. Rãnh thái dương ngăn cách 2 thùy thái dương.
Hướng dẫn giải:
- Chọn đáp án: C
- Giải thích: Rãnh thái dương ngăn thùy thái dương với 2 thùy đỉnh và thùy trán.
Bài 3: Khi ngủ, một số vùng trên đại não không hoàn toàn nghỉ ngơi mà tiếp tục hưng phấn. Giải thích về hiện tượng mộng du?
Hướng dẫn giải:
- Khi ngủ, một số vùng trên đại não không hoàn toàn nghỉ ngơi mà tiếp tục hưng phấn.
- Giải thích: Chỉ có phần vận động của não bộ hưng phấn gây ra hiện tượng mộng du. Người mộng du vẫn hoạt động trong khi mắt vẫn nhắm và không định vị được xung quanh.
3. Luyện tập
3.1. Bài tập tự luận
Câu 1: Mô tả cấu tạo trong của đại não.
Câu 2: Nêu đặc cấu tạo và chức năng của đại não người, chứng tỏ sự tiến hóa của người so với động vật khác lớp thú.
Câu 3: Nếu thùy chẩm bị tổn thương, cơ thể sẽ có biểu hiện gì?
3.2. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Bộ phận não chia đại não thành hai nửa?
A. Rãnh thái dương
B. Não trung gian
C. Rãnh liên bán cầu
D. Rãnh đỉnh
Câu 2: Các nếp nhăn trên vỏ đại não có chức năng gì?
A. Giảm thể tích não bộ
B. Tăng diện tích bề mặt
C. Giảm trọng lượng của não
D. Sản xuất nơron thần kinh
Câu 3: Chức năng của chất trắng trong vỏ não là gì?
A. Kết nối các vùng của vỏ não và nối hai nửa đại não với nhau
B. Kết nối các vùng của vỏ não với tủy sống
C. Kết nối hai nửa đại não và tiểu não
D. Kết nối hai nửa đại não và não trung gian
Câu 4: Vùng cảm giác trên đại não có chức năng gì?
A. Nhận và phân tích các xung thần kinh từ cơ quan vận động.
B. Nhận và phân tích các xung thần kinh từ cơ quan thụ cảm ngoài và trong.
C. Nhận và phân tích các xung thần kinh từ tiểu não.
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 5: Thùy chẩm của não bộ nằm ở đâu?
A. Trước trán
B. Thái dương
C. Trung tâm của não bộ
D. Phía sau não
4. Kết luận
-Sau khi học xong bài này, học sinh cần nắm được những yêu cầu sau:
- Mô tả được cấu tạo và trình bày được chức năng của đại não
- Quan sát và phân tích được hình ảnh.
- Rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm.
- Có ý thức xây dựng các thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ thần kinh.
Tham khảo thêm
- doc Sinh học 8 Bài 43: Giới thiệu chung hệ thần kinh
- doc Sinh học 8 Bài 44: Thực hành: Tìm hiểu chức năng (Liên quan đến cấu tạo) của tuỷ sống
- doc Sinh học 8 Bài 45: Dây thần kinh tuỷ
- doc Sinh học 8 Bài 46: Trụ não, tiểu não, não trung gian
- doc Sinh học 8 Bài 48: Hệ thần kinh sinh dưỡng
- doc Sinh học 8 Bài 49: Cơ quan phân tích thị giác
- doc Sinh học 8 Bài 51: Cơ quan phân tích thính giác
- doc Sinh học 8 Bài 52: Phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện
- doc Sinh học 8 Bài 53: Hoạt động thần kinh cấp cao ở người
- doc Sinh học 8 Bài 54: Vệ sinh hệ thần kinh