Sinh học 8 Bài 8: Cấu tạo và tính chất của xương

Qua nội dung Bài Cấu tạo và tính chất của xương học sinh sẽ được học về cấu tạo các loại xương dài, ngắn, dẹt và chức năng của chúng trong cơ thể; Quá trình lớn dài ra và to lên của xương từ lúc bắt đầu hình thành trong phôi cho đến lúc già và cùng thực hiện thí nghiệm nhận biết thành phần các chất có trong cấu tạo của xương.

Sinh học 8 Bài 8: Cấu tạo và tính chất của xương

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Cấu tạo của xương

a. Cấu tạo và chức năng của xương dài

Cấu tạo một xương dài gồm có: Hai đầu xương và thân xương.

Bảng cấu tạo và chức năng của xương dài

Hình 8.1 Cấu tạo xương dài

Hình 8.2 Cấu tạo đầu xương dài

b. Cấu tạo xương ngắn và xương dẹt

Xương ngắn và xương dẹt có cấu tạo bên ngoài là mô xương cứng, bên trong là mô xương xốp gồm nhiều nan xương và nhiều hốc xương nhỏ (như mô xương xốp ở đầu xương dài) chứa tủy đỏ.

Hình 8.3 Cấu tạo xương ngắn điển hình là đốt sống

1.2. Sự to ra và dài ra của xương

- Xương to ra là do sự phân chia của các tế bào màng xương

- Xương dài ra là do sự phân chia của tế bào ở sụn xương tăng trưởng.

Hình 8.4 Phim chụp sụn tăng trưởng ở xương trẻ em

Hình 8.5 Vai trò của sụn tăng trưởng trong sự dài ra của xương

1.3. Thành phần hóa học và tính chất của xương

- Thành phần của xương gồm:

+ Chất hữu cơ (cốt giao) => tính mềm dẻo.

+ Chất vô cơ (muối khoáng): canxi => tính vững chắc.

⇒ Xương có tính mềm dẻo và vững chắc.

- Tỉ lệ chất cốt giao thay đổi theo độ tuổi.

2. Bài tập minh họa

Trong xây dựng và kiến trúc, người ta đã ứng dụng khả năng chịu lực của xương như thế nào? 

Hướng dẫn giải

- Trong xây dựng, nhiều công trình như: Cột, trụ, cầu thường được kiến trúc hình ống, móng nhà, móng cầu hoặc mái của nhiều công trình kiến trúc được xây hình vòm giúp tăng khả năng chịu lực chính là ứng dụng đặc điểm cấu trúc của xương (xương dài có cấu tạo hình ống, mô xương xốp gồm các nan xương xếp vòng cung giúp cho xương nhẹ và tăng khả năng chịu lực...). 

3. Luyện tập

3.1. Bài tập tự luận

Câu 1: Xương có tính chất gì?

Câu 2: Những đặc điểm nào của bộ xương giúp bộ xương đảm bảo được các chức năng?

Câu 3: Giải thích sự lớn lên và dài ra của xương?

3.2. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Chọn cặp từ thích hợp để điền vào các chỗ trống trong câu sau :

Xương to ra về bề ngang là nhờ các tế bào …(1)… tạo ra những tế bào mới đẩy …(2)… và hóa xương.

A. (1) : mô xương cứng, (2) : ra ngoài

B. (1) : mô xương xốp, (2) : vào trong

C. (1) : màng xương, (2) : vào trong

D. (1) : màng xương, (2) : ra ngoài

Câu 2: Xương dài được cấu tạo gồm mấy phần.

A. 2 phần

B. 3 phần

C. 4 phần

D. 5 phần

Câu 3: Xương dài được cấu tạo gồm 2 phần, đó là:

A. Sụn bọc đầu xương, mô xương xốp.

B. Hai đầu xương và thân xương.

C. Màng xương, mô xương.

D. Màng xương, mô xương cứng.

Câu 4: Chức năng của hai đầu xương là:

A. Giảm ma sát trong khớp xương

B. Phân tán lực tác động

C. Tạo các ô chứa tủy đỏ

D. Tất cả các đáp án trên

Câu 5: Chức năng của thân xương là:

A. Giúp xương phát triển to bề ngang

B. Chịu lực, đảm bảo vững chắc

C. Chứa tủy đỏ ở trẻ em, tủy vàng ở người lớn

D. Tất cả các đáp án trên

4. Kết luận

- Sau khi học xong bài này học sinh nắm được cấu tạo chung của một xương dài giải thích sự lớn lên của xương và khả năng chịu lực của xương.

  • Thành phần hoá học của xương giúp xương đàn hồi và vững chắc.
  • Học sinh nhận biết được các loại xương, liên hệ thực tế.
  • Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ và giữ gìn xương theo hướng phát triển tốt nhất.
Ngày:03/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM