Sinh học 8 Bài 13: Máu và môi trường trong cơ thể
Trong bài học này các em được tìm hiểu về thí nghiệm tìm hiểu các thành phần có trong máu, thành phần của máu, đặc điểm và chức năng của mỗi thành phần. Tìm hiểu về môi trường trao đổi chất trong cơ thể từ đó các em có nhận thức rõ hơn về cơ thể chính mình.
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Máu
a. Thành phần cấu tạo của máu
- Máu gồm huyết tương và các tế bào máu
- Huyết tương: lỏng trong suốt màu vàng chiếm 55% thể tích.
+ Protein chiếm 8% trong tổng số thể tích của huyết tương.
+ Lượng NaCl trong huyết tương có nồng độ khá cao (0,09%) nên máu có vị mặn.
- Các tế bào máu gồm hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu.
+ Hồng cầu: màu hồng, hình đĩa lõm 2 mặt, không có nhân.
+ Bạch cầu: Trong suốt, khá lớn, có nhân.
+ Tiểu cầu: Chỉ là mảnh chất tế bào của tế bào sinh tiểu cầu.
b. Chức năng của huyết tương và hồng cầu
- Huyết tương
+ Thành phần của huyết tương:
+ Duy trì máu ở trạng thái lỏng để lưu thông dễ dàng trong mạch.
+ Vận chuyển các chất dinh dưỡng, các chất cần thiết khác và các chất thải.
- Hồng cầu
+ Hồng cầu có Hêmôglôbin (Hb) có khả năng kết hợp với O2 và CO2 để vận chuyển:
+ O2 từ phổi về tim tới các tế bào.
+ CO2 từ các tế bào về tim đến phổi.
1.2. Môi trường trong cơ thể
- Bao gồm máu, nước mô, bạch huyết
+ Một số thành phần của máu thẩm thấu qua thành mạch máu tạo ra nước mô.
+ Nước mô thẩm thấu qua thành mạch bạch huyết tạo ra bạch huyết.
+ Bạch huyết lưu chuyển trong mạch bạch huyết rồi lại đổ về tĩnh mạch máu và hòa vào máu.
- Chức năng: giúp tế bào trao đổi chất với môi trường ngoài.
2. Bài tập minh họa
Máu gồm những thành phần cấu tạo nào? Nêu chức năng của huyết tương và hồng cầu.
Hướng dẫn giải:
- Máu gồm huyết tương (55%) và các tế bào máu (45%).
+ Huyết tương: lỏng trong suốt màu vàng chiếm 55% thể tích.
- Protein chiếm 8% trong tổng số thể tích của huyết tương.
- Lượng NaCl trong huyết tương có nồng độ khá cao (0,09%) nên máu có vị mặn.
+ Các tế bào máu gồm hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu
- Hồng cầu: màu hồng, hình đĩa lõm 2 mặt, không có nhân.
- Bạch cầu: Trong suốt, khá lớn, có nhân
- Tiểu cầu: Chỉ là mảnh chất tế bào của tế bào sinh tiểu cầu
- Vai trò:
+ Huyết tương:
- Duy trì máu ở trạng thái lỏng để lưu thông dễ dàng trong mạch.
- Vận chuyển các chất dinh dưỡng, các chất cần thiết khác và các chất thải.
+ Hồng cầu: Hồng cầu có Hêmôglôbin (Hb) có khả năng kết hợp với O2 và CO2 để vận chuyển:
- O2 từ phổi về tim tới các tế bào.
- CO2 từ các tế bào về tim đến phổi.
3. Luyện Tập
3.1. Bài tập tự luận
Câu 1: Có thể thấy môi trường trong ở những cơ quan, bộ phận nào của cơ thể?
Câu 2: Môi trường trong cơ thể gồm những thành phần nào? Chúng có quan hệ như thế nào?
Câu 3: Vẽ sơ đổ khái quát mối quan hệ giữa các thành phần của môi trường trong?
Câu 4: Điền từ, cụm từ cho phù hợp
Máu gồm ...(l)... và ...(2)... Sự trao đổi chất giữa tế bào trong cơ thể với môi trường ngoài thực hiện một cách gián tiếp thông qua ...(3)...
3.2. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Thành phần nào chiếm 55% thể tích của máu.
A. Hồng cầu
B. Bạch cầu
C. Huyết tương
D. Tiểu cầu
Câu 2: Thành phần chiếm 45% thể tích của máu là:
A. Huyết tương
B. Các tế bào máu
C. Hồng cầu
D. Bạch cầu
Câu 3: Thành phần của máu có đặc điểm màu vàng, lỏng là:
A. Hồng cầu
B. Bạch cầu
C. Huyết tương
D. Tiểu cầu
Câu 4: Loại tế bào máu có đặc điểm màu hồng, hình đĩa, lõm 2 mặt, không có nhân là:
A. Hồng cầu
B. Bạch cầu
C. Tiểu cầu
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 5: Loại tế bào máu có đặc điểm trong suốt, kích thước khá lớn, có nhân là:
A. Hồng cầu
B. Bạch cầu
C. Tiểu cầu
D. Tất cả các đáp án trên
4. Kết luận
- Sau khi học xong bài này các em cần:
- Nêu được các thành phần của máu.
- Trình bày được các chức năng của hồng cầu và huyết tương.
- Phân biệt được máu, nước mô và bạch huyết.
- Trình bày được vai trò của môi trường trong cơ thể.
Tham khảo thêm
- doc Sinh học 8 Bài 14: Bạch cầu - Miễn dịch
- doc Sinh học 8 Bài 15: Đông máu và nguyên tắc truyền máu
- doc Sinh học 8 Bài 16: Tuần hoàn máu và lưu thông bạch huyết
- doc Sinh học 8 Bài 17: Tim và mạch máu
- doc Sinh học 8 Bài 18: Vận chuyển máu qua hệ mạch và vệ sinh hệ tuần hoàn
- doc Sinh học 8 Bài 19: Thực hành: Sơ cứu cầm máu